Tham gia bảo hiểm y tế của người cao tuổi ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) bảo hiểm y tế cho người cao tuổi ở việt nam (Trang 98 - 102)

2.2.1.1 .Bối cảnh

3.2. Vai trò của nhà nước trong hoạt động bảo hiểm y tếvà sự tham gia

3.2.2. Tham gia bảo hiểm y tế của người cao tuổi ở Việt Nam

*Tình hình tham gia bảo hiểm y tế của người cao tuổi ở Việt Nam

Bảng 3.6 cho biết tỷ lệ tham gia BHYT của NCT theo các nhóm đặc trưng về kinh tế - xã hội, bao gồm: nhóm tuổi; giới tính; dân tộc của chủ hộ; khu vực sống và tình trạng nghèo của hộ.

Bảng 3.6: Tỷ lệ tham gia BHYT của NCT theo các nhóm đặc trưng (%)

Các nhóm NCT 2006 2010 2014 Chung 43,5 59,5 75,0 Nhóm tuổi 60-69 45,20 58,14 71,9 70-79 42,38 61,60 76,8 80+ 40,46 59,23 80,2 Giới tính Nữ 41,33 59,19 75,5 Nam 46,49 59,95 74,3 Dân tộc của chủ hộ Kinh 42,56 57,73 73,4 Thiểu số 53,92 72,39 89,5 Khu vực sống Nông thôn 39,94 58,58 73,4 Thành thị 41,68 61,60 78,1 Tình trạng nghèo của hộ Khơng nghèo 42,67 57,88 74,1 Nghèo 50,56 66,57 82,2

Nhìn chung, tỷ lệ tham gia BHYT của NCT có xu hướng ngày càng tăng theo thời gian, từ 43,5% năm 2006 đạt tới mức 75% vào năm 2014, cao hơn

so với mức chung của cả nước là 71% dân số có thẻ BHYT (Bộ Y tế, 2017).

Như vậy, vẫn cịn đến 25% NCT chưa có bất kì loại BHYT nào. Tuy nhiên, cho đến nay con số này có thể giảm đi khi chính sách hỗ trợ tham gia BHYT cho một số đối tượng NCT được thực hiện đầy đủ, đặc biệt là nhóm từ 80 tuổi trở lên.

Phân tích theo các đặc trưng cá nhân và hộ gia đình NCT cho thấy kết quả sau: (i) Theo nhóm tuổi, NCT ở nhóm tuổi cao nhất (80+) có tỷ lệ bao phủ tăng nhanh nhất: từ 40,46% vào năm 2006 tăng lên 80,2% vào năm 2014. Trong thời gian tới triển vọng là tỷ lệ bao phủ của nhóm tuổi này sẽ gia tăngnhanh chóng khi mà chính sách cấp thẻ BHYT miễn phí cho người từ 80 tuổi trở lên được thực hiện đầy đủ trên cả nước. Như đã đề cập ở phần trên, đây là một thành quả rõ rệt của việc thực hiện các chính sách hỗ trợ tham gia BHYT cho những nhóm tuổi cao nhất; (ii) Theo giới tính, tỷ lệ tham gia BHYT của nam giới và phụ nữ cao tuổi khơng có sự khác biệt đáng kể; (iii) Theo dân tộc của chủ hộ, NCT mà chủ hộlà người dân tộc thiểu số(gọi tắt là NCT dân tộc thiểu số) có tỷ lệ tham gia BHYT tăng nhanh và đạt gần 90% vào năm 2014. Đây cũng là kết quả của việc mở rộng hỗ trợ thẻ BHYT miễn phí tới hộ gia đình dân tộc thiểu số trong những năm qua; (iv) Theo khu vực sống, NCT ở cả khu vực nơng thơn và thành thị đều có tỷ lệ tham gia BHYT tăng nhanh, nhưng NCT ở nơng thơn có tỷ lệ tham gia còn thấp hơn so với NCT ở thành thị. Có nhiều nguyên nhân của thực trạng này và một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là khả năng chi trả của NCT và hộ gia đình ở nơng thơn vẫn cịn thấp. Việc quy định tham gia BHYT theo hộ gia đình khiến NCT khó tham gia do việc đóng phí BHYT cho cả hộ gia đình (đặc biệt là hộ có quy mơ lớn) trở nên khó khăn hơn nhiều so với việc đóng

phí riêng cho NCT; (iv) Theo tình trạng thu nhập, tỷ lệ tham gia BHYT của NCT nghèo cao hơn NCT khơng nghèo và có tỷ lệ tham gia tăng nhanh, đạt đến 82,2% năm 2014. Đây cũng là kết quả của nỗ lực bao phủ BHYT đến tất cả đối tượng sống trong hộ nghèo những năm qua thay vì hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo khi họ sử dụng DVYT.

Bảng 3.7 cho biết chi tiết tỷ lệ tham gia các loại hình BHYT khác nhau của NCT theo các đặc trưng nhân khẩu học. Nhìn chung, phần lớn (hơn 98%) NCT tham gia loại hình BHYT xã hội, chỉ có hơn 1% NCT tham gia loại hình BHYT tư nhân (cột “Khác” trong Bảng).

Bảng 3.7: Tỷ lệ NCT tham gia theo các loại hình BHYT, 2014 (%) Nghèo & cận nghèo Chính sách & Miễn phí Bắt buộc Tự nguyện Khác Tổng Chung 18,30 35,86 22,49 21,71 1,63 100 Nhóm tuổi 60-69 17,01 31,98 25,06 24,83 1,12 100 70-79 18,96 35,36 21,84 22,10 1,74 100 80+ 20,46 45,59 17,34 13,91 2,70 100 Giới tính Nữ 21,19 35,81 20,64 20,51 1,84 100 Nam 14,21 35,94 25,10 23,41 1,33 100 Dân tộc của chủ hộ Kinh 17,42 32,91 24,50 24,07 1,10 100 Thiểu số 24,67 57,02 8,07 4,81 5,43 100 Khu vực sống Nông thôn 23,52 41,27 13,59 19,36 2,26 100 Thành thị 8,46 25,67 39,25 26,15 0,45 100

Nguồn: Giang Thanh Long và cộng sự (2016)

Phân tích theo các đặc điểm cá nhân và hộ gia đình NCT cho thấy kết quả sau: (i) Theo nhóm tuổi và giới tính, NCT tham gia từng loại hình BHYT với tỷ lệ khá ngang bằng. Trong đó, hơn 50% NCT tham gia BHYT dành cho nhóm nghèo/cận nghèo hoặc diện chính sách/miễn phí, trừ nhóm 60 - 69 tuổi (48,99%); (ii) Theo đặc trưng dân tộc và khu vực sống, có sự khác biệt rõ rệt về loại hình BHYT mà NCT tham gia. NCT là dân tộc thiểu số chủ yếu tham gia loại hình BHYT người nghèo/cận nghèo hoặc diện chính sách/miễn phí (chiếm tới 81,69%), trong khi tỷ lệ tham gia BHYT bắt buộc hoặc tự nguyện

của họ rất thấp (12,88%). Ngược lại, NCT là dân tộc Kinh có tỷ lệ tham gia BHYT bắt buộc và tự nguyện cao hơn (48,57%); (iii) Theo khu vực sống, có đến 65,4% NCT ở thành thị tham gia BHYT bắt buộc và tự nguyện, trong khi tỷ lệ có BHYT thuộc diện nghèo/cận nghèo và diện chính sách/miễn phí của họ là 34,13%. Tình trạng này ngược lại với NCT sống ở khu vực nông thôn với 64,79% có BHYT thuộc diện nghèo/cận nghèo và diện chính sách/miễn phí và 32,95% tham gia BHYT bắt buộc và tự nguyện.

Có thể thấy, tỷ lệ tham gia BHYT của dân số cao tuổi tăng nhanh qua các năm, tỷ lệ chung tham gia tăng hơn 1,7 lần, trong đó tỷ lệ tham gia của nhóm 80 tuổi trở lên tăng gấp gần 2 lần, tỷ lệ tham gia tăng mạnh ở nhóm NCT ở nơng thơn, nhóm NCT dân tộc thiểu số trong giai đoạn 2006 – 2014. Theo thống kê mới nhất, hơn 10,8 triệu người cao tuổi có thẻ BHYT trên tổng số 11,3 triệu NCT, chiếm tỷ lệ 95,57%. Như vậy, chỉ còn khoảng 0,5 triệu NCT, tương ứng với 4,43%, chưa có thẻ BHYT (Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2019). Đây là kết quả của nhiều chính sách hỗ trợ các nhóm NCT trên được thực hiện trong giai đoạn này khi Luật Bảo hiểm y tế (2009), Luật Người cao tuổi (2010) chính thức có hiệu lực với định hướng thực hiện BHYT toàn dân. Tuy nhiên, xét theo các loại hình bảo hiểm NCT tham gia cho thấy phần lớn số thuộc đối tượng nhà nước bao cấp hoặc do Cơ quan Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chi trả chiếm đến 76,65%, chỉ có 21,71% số NCT tham gia BHYT xã hội tự nguyện.

* Nguyên nhân người cao tuổi chưa tham gia bảo hiểm y tế: Ngun nhân đầu tiên khiến NCT khơng có thẻ BHYT là do họ khơng có đủ tiền mua (47,5%). Nguyên nhân thứ hai bắt nguồn từ nhận thức của NCT – họ cảm thấy khơng cần thiết phải có thẻ BHYT (26%). Ngồi ra cịn có các ngun nhân khác như họ không biết mua ở đâu hoặc không muốn tham gia (VAE, 2012). Kết quả này tương đồng với kết quả điều tra của ISMS (2012) khi nó

cho thấy 53% NCT khơng đủ tiền mua, có khoảng 20% cảm thấy khơng cần BHYT, 10% NCT không muốn tham gia, 10% không biết mua ở đâu. Kết quả này cũng phù hợp với những gì đã rút ra từ việc phân tích thực trạng đời sống kinh tế NCT ở trên. Kết quả nghiên cứu “Nhận thức về BHYT ở vùng đồng

bằng sông Cửu Long” của Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam (2011) cũng

cho thấy một số nguyên nhân như sau:

(i) Có nhu cầu nhưng họ không biết mua ở đâu: “Chú cũng rất muốn mua

BHYT cho cô và cho chú à, nhưng chú không biết phải mua ở đâu” (Nam 65

tuổi, khơng BHYT, TLN 1, nhóm cộng đồng tại TP. Cần Thơ);

(ii) Thủ tục bất hợp lý, rườm rà khiến cho người dân không muốn tham gia BHYT: “Tóm lại, thủ tục là khâu rất quan trọng. Nếu mà thủ tục đơn giản

hơn, thì nhiều người đã tham gia” (Nam, lớn tuổi, TLN 7, nhóm cộng đồng

tại Cà Mau);

(iii) Quyền lợi hạn chế: “Khi má tôi bệnh, bác sĩ kê toa, bảo tôi ra mua

thuốc ở nhà thuốc bên ngồi bệnh viện, vì thuốc trong danh mục của bảo hiểm không tốt bằng thuốc bán ở ngồi nhà thuốc” (Nữ, TLN 1, nhóm cộng

đồng ở TP. Cần Thơ);

(iv) Phí bảo hiểm y tế cao: “Tôi cũng muốn mua BHYT, nhưng tôi khơng

có tiền, nên khơng thể mua được” (Nam, TLN 5, nhóm cộng đồng tại Đồng

Tháp).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) bảo hiểm y tế cho người cao tuổi ở việt nam (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)