Thực trạng lợi ích của bảo hiểm y tế đối với người cao tuổi ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) bảo hiểm y tế cho người cao tuổi ở việt nam (Trang 102)

2.2.1.1 .Bối cảnh

3.3. Thực trạng lợi ích của bảo hiểm y tế đối với người cao tuổi ở Việt Nam

3.3.1. Sử dụng bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh của người cao tuổi

Bảng 3.8: Phân bố (%) NCT đã sử dụng thẻ BHYT trong lần khám bệnh gần nhất Sử dụng thẻ trong

lần đau ốm gần nhất

Nhóm tuổi Giới tính Khu vực sống Chung 60-69 70-79 80+ Nam Nữ Nơng thơn Thành thị Có sử dụng 94,8 95,5 96,6 93,3 96,8 95,1 95,7 95,5 Không sử dụng 5,2 4,5 3,4 6,7 3,2 4,9 4,3 4,5 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 N 484 289 295 402 666 345 723 1068

Bảng 3.8 cho thấy vai trò quan trọng của BHYT đối với việc CSSK NCT bởi có đến 95,5% số NCT đã sử dụng thẻ BHYT cho lần ốm đau gần nhất. NCT mà tuổi càng cao thì tỷ lệ sử dụng thẻ BHYT càng lớn. Phụ nữ cao tuổi có tỷ lệ sử dụng thẻ cao hơn nam giới cao tuổi. Khơng có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ sử dụng thẻ BHYT giữa NCT sống ở khu vực nông thôn so với khu vực thành thị.

Nguyên nhân để sử dụng thẻ BHYT là sự hiểu biết về tình trạng bệnh tật của bản thân hay của người thân. Họ biết rõ về mức độ bệnh tật, chi phí KCB. Người mắc các bệnh mạn tính, cần điều trị lâu dài hoặc khi tự điều trị hay KCB ở bác sĩ tư khơng khỏi thì họ thường lựa chọn KCB BHYT tại các bệnh viện công. Tuy nhiên, 4,5% NCT không sử dụng thẻ bảo hiểm cho lần KCB gần nhất. Bảng3.9 dưới đây cho biết những nguyên nhân mà NCT có thẻ BHYT nhưng khơng sử dụng khi KCB. Mất nhiều thời gian chờ đợi, thủ tục KCB BHYT phức tạp, chất lượng KCB chưa tốt là những ngun nhân chính khiến NCT khơng sử dụng thẻ BHYT khi KCB.

Bảng 3.9.Nguyên nhân NCT không dùng thẻ BHYT khi KCB

Nguyên nhân CSYT không KCB BHYT

Chờ lâu, thủ tục rườm rà

Chất lượng KCB BHYT khơng đảm bảo

Phải đi xa, chi phí tốn kém

Khác

Tỷ lệ (%) 4,9 15,5 21 9,7 49

Nguồn: Hội Người cao tuổi Việt Nam (2012)

Kết quả nghiên cứu “Nhận thức về BHYT ở vùng đồng bằng sông Cửu

Long” của Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam (2011) cũng cho thấy có hai

lý do cơ bản người ta không sử dụng thẻ BHYT khi KCB:

(i) Thời gian chờ đợi lâu: Người KCB bằng BHYT mất nhiều thời gian để chờ đến lượt khám, điều trị, có khi mất cả ngày chờ đợi. Thực trạng này có nguyên nhân từ số lượng bệnh nhân quá lớn gây quá tải tại các bệnh viện cơng;

cả chi phí điều trị thì người ta thường lựa chọn CSYT tư nhân, phải trả hoàn tồn tiền túi nhưng ở gần nhà.

Bảng 3.10 mơ tả tần suất sử dụng BHYT của NCT theo các loại hình KCB (nội trú và ngoại trú) ở các tuyến kỹ thuật khác nhau.

Bảng 3.10: Tần suất sử dụng BHYT của NCT theo các tuyến và tương đương, 2014

Tuyến TƯ và tương đương Tuyến tỉnh và tương đương Tuyến huyện và tương đương Tuyến xã và tương đương KCB nội trú (lần/năm) 1,16 1,61 1,56 1,22 KCB ngoại trú (lần/năm) 2,69 6,06 5,77 7,20 Tổng (lần/năm) 2,21 4,84 5,14 7,14

Nguồn: Giang Thanh Long và cộng sự (2016)

Nhìn tổng thể, tần suất sử dụng thẻ BHYT ở tuyến xã và tương đương là cao nhất với 7,14 lần/năm, trong khi tần suất sử dụng thẻ ở tuyến TƯ và tương đương là thấp nhất (2,21 lần/năm). Tình trạng tương tự khi xét theo loại KCB ngoại trú khi tần suất sử dụng BHYT ở tuyến xã và tương đương cũng cao nhất (7,2 lần/năm) và tuyến TƯ và tương đương cũng thấp nhất (2,69 lần/năm). Đối với KCB nội trú, tần suất sử dụng BHYT ở tuyến tỉnh và tương đương là cao nhất (1,61 lần/năm), tuyến TƯ và tương đương vẫn thấp nhất (1,16 lần/năm). Tần suất sử dụng BHYT để KCB nội trú ở tuyến xã chỉ là 1,22 lần/năm.

Lý do tần suất sử dụng BHYT để KCB ngoại trú ở tuyến xã và tương đương là cao nhất có thể xuất phát từ sự tiện lợi về khoảng cách địa lý, thời gian chờ đợi, thái độ phục vụ (như đã trình ở trên). Nhưng khi NCT muốn điều trị nội trú thì khả năng điều trị chuyên sâu ở các tuyến trên được ưu tiên lựa chọn, vì càng ở tuyến càng cao thì khả năng điều trị chuyên sâu càng tốt hơn. Ngoại lệ, tuyến TƯ có tần suất sử dụng BHYT để KCB nội trú thấp nhất có thể xuất phát từ việc KCB bằng BHYT theo các tuyến đã đăng ký, chỉ các bệnh nhất định mới được chuyển lên tuyến TƯ. Hơn nữa, chi phí đi lại, người trơng nom bệnh nhân... là những rào cản tiếp cận với tuyến TƯ – thường là

tuyến xa nhất với phần lớn người dân.Kết quả từ TLN cũng cho thấy người dân nói chung và NCT nói riêng mong muốn được KCB thơng thường tại các trạm y tế vì sự thuận tiện, tiết kiệm các chi phí đi lại, ăn ở và chi phí cơ hội khác.

3.3.2. Bảo hiểm y tế với tiếp cận dịch vụ y tế của người cao tuổi

Như phần cơ sở lý luận đã phân tích,lợi ích của BHYT với tiếp cận DVYT được phân tích qua hai chỉ số, gồm: (i) Mức độ sử dụng DVYT (ii) Mức độ hài lòng đối với DVYT. Bằng phương pháp so sánh mức độ tiếp cận DVYT của nhóm NCT có BHYT với nhóm NCT khơng có BHYT, sự khác biệt trong mức độ tiếp cận DVYT giữa hai nhóm trên sẽ phản ánh lợi ích của BHYT.

* Bảo hiểm y tế với sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi

Bảng 3.11 phân tích tần suất sử dụng DVYT ngoại trú và nội trú của nhóm NCT có BHYT và nhóm NCT khơng có BHYT.

- Với KCB ngoại trú, nhóm NCT có BHYT có tần suất sử dụng dịch vụ

cao hơn 25,86% so với nhóm NCT khơng có BHYT. Phân tích dân số cao tuổi thành các nhóm theo các đặc điểm kinh tế - xã hội của cá nhân và hộ gia đình NCT cho thấy phần lớn các nhóm có BHYT có tần suất sử dụng dịch vụ cao hơn so với nhóm khơng có BHYT. So sánh chi tiết hơn cho thấy vai trò của BHYT với sử dụng KCB ngoại trú như sau:

(i) Nhóm tuổi 60 – 69 có BHYT có tần suất sử dụng dịch vụ cao hơn 38,37% so với nhóm tuổi 60 - 69 khơng có BHYT (3,57 lần/năm so với 2,58 lần/năm), trong khi BHYT chỉ làm gia tăng 2,29% mức độ sử dụng của nhóm NCT 80 tuổi trở lên;

(ii) Nhóm NCT dân tộc Kinh có BHYT có tần suất sử dụng dịch vụ cao hơn 53,31% so với nhóm NCT dân tộc Kinh khơng có BHYT (4,4 lần/năm so với 2,87 lần/năm); ngược lại nhóm NCT dân tộc thiểu số có BHYT có tỷ lệ sử

dụng dịch vụ thấp hơn 7,23% so với nhóm chủ hộ NCT dân tộc thiểu số khơng có BHYT;

(iii) Nhóm NCT ở thành thị có BHYT có tần suất sử dụng cao hơn 26,07% so với nhóm ở đơ thị khơng có BHYT (4,4 lần/năm so với 3,49 lần/năm), trong khi sự khác biệt này là 22,05% trong sử dụng dịch vụ với NCT sống ở nông thôn;

(iv) Nhóm giàu có BHYT có tần suất sử dụng dịch vụ cao hơn 36,8% so với nhóm giàu khơng có BHYT (4,61 lần/năm so với 3,37 lần/năm), trong khi nhóm nghèo và cận nghèo có BHYT có mức sử dụng dịch vụ cao hơn là 22,55% và 10% so với nhóm nghèo và cận nghèo tương ứng khơng có BHYT.

Bảng 3.11:BHYT với sử dụng DVYT của NCT, 2014

Ngoại trú Nội trú NCT có BHYT (lần/năm) NCT khơng có BHYT (lần/năm) Sự khác biệt NCT có BHYT (lần/năm) NCT khơng có BHYT (lần/năm) Sự khác biệt Số lần khám % Số lần khám % Tổng 3,65 2,90 0,75 25,86 0,93 0,27 0,66 244,44 Nhóm tuổi 60-69 3,57 2,58 0,99 38,37 0,88 0,25 0,63 252,00 70-79 3,83 3,22 0,61 18,94 0,83 0,30 0,53 176,67 80+ 3,57 3,49 0,08 2,29 1,16 0,29 0,87 300,00 Dân tộc của chủ hộ Thiểu số 3,21 3,46 -0,25 -7,23 0,83 0,35 0,48 137,14 Kinh 4,40 2,87 1,53 53,31 0,94 0,26 0,68 261,54 Khu vực sống Nông thôn 2,63 3,21 0,58 22,05 0,91 0,28 0,63 225,00 Thành thị 3,49 4,40 0,91 26,07 0,99 0,23 0,76 330,43

Ngũ phân vị chi tiêu bình quân đầu người

Nghèo 3,37 2,75 0,62 22,55 0,97 0,22 0,75 340,91 Cận nghèo 3,08 2,80 0,28 10,00 1,06 0,23 0,83 360,87 Trung lưu 3,56 2,72 0,84 30,88 0,95 0,27 0,68 251,85 Cận giàu 3,17 3,02 0,15 4,97 0,91 0,21 0,70 333,33 Giàu 4,61 3,37 1,24 36,80 0,83 0,45 0,38 84,44 Cơ sở y tế Trạm y tế xã 3,99 3,11 0,88 28,30 0,24 0,12 0,12 100,00

Bệnh viện tuyến huyện 3,86 2,61 1,25 47,89 1,12 0,34 0,78 229,41

Bệnh viện tuyến tỉnh 3,13 2,42 0,71 29,34 1,22 0,46 0,76 165,22

Bệnh viện tuyến TƯ 3,68 1,27 2,41 189,76 0,97 0,85 0,12 14,12

Y tế tư nhân 3,21 3,58 - 0,37 -10,34 0,18 0,06 0,12 200,00 Khác 3,11 3,71 -0,6 -16,17 0,53 0,04 0,16 1225,00 Nguồn: Tự tính tốn từ dữ liệu VHLSS 2014

Phân tích theo CSYT cho thấy BHYT mang lợi ích lớn nhất ở tuyến TƯ khi nhóm có BHYT có mức sử dụng dịch vụ cao hơn 189,76% so với nhóm khơng có BHYT, tiếp theo là tuyến huyện với mức gia tăng là 47,89%, tuyến

tỉnh là 29,34%, tuyến xã là 28,30%. Ngược lại, nhóm có BHYT sử dụng dịch vụ ít hơn nhóm khơng có BHYT ở tuyến y tế tư nhân và nhóm khác lần lượt là 10,34% và 16,17%.

So với tần suất KCB ngoại trú năm 2012 là 2,74 lần/người có BHYT (Phí Mạnh Phong và Phạm Thị Hồng Thắm, 2016), tần suất KCB ngoại trú của NCT năm 2014 là 3,65 lần/người, tăng thêm 33,21%. Nếu tỷ lệ này khơng đổi thì tần suất KCB ngoại trú năm 2016 ước tính lên đến 4,86 lần/người và năm 2018 có thể lên đến 6,47 lần/người cho người có thẻ BHYT.

- Với KCB nội trú, nhóm NCT có BHYT có tần suất sử dụng dịch vụ cao hơn 244,44% so với nhóm NCT khơng có BHYT (0,93 lần/năm so với 0,27 lần/năm). Phân tích dân số cao tuổi thành các nhóm theo các đặc trưng kinh tế - xã hội của cá nhân và hộ gia đình NCT cho thấy tất cả nhóm NCT có BHYT theo các đặc trưng nhóm tuổi, khu vực sống, dân tộc, ngũ phân vị chi tiêu đều có tần suất sử dụng dịch vụ cao hơn so với nhóm NCT khơng có BHYT tương ứng.

Xem xét chi tiết cho thấy thực trạng như sau:

(i) Nhóm 80 tuổi trở lên có BHYT có tần suất sử dụng cao hơn 300% so với nhóm 80 tuổi trở lên khơng có BHYT (1,16 lần/năm so với 0,29 lần/năm) so với chỉ làm tăng 252% và 176,67% cho nhóm 60 – 69 và 70 – 79, tương ứng;

(ii) Nhóm NCT dân tộc Kinh có BHYT có tần suất sử dụng dịch vụ nội trú cao hơn 261,54% so với nhóm khơng có BHYT tương ứng, trong khi con số này chỉ là 137,14% đối với nhóm NCT dân tộc thiểu số;

(iii) Nhóm NCT ở thành thị có BHYT có tần suất sử dụng dịch vụ nội trú cao hơn 330,43% so với nhóm NCT khơng có BHYT tương ứng, trong khi con số này chỉ là 225% đối với nhóm NCT ở nơng thơn;

(iv) Nhóm NCT nghèo, cận nghèo, trung lưu và cận giàu có BHYT có tần suất sử dụng dịch vụ nội trú cao hơn là 340,91%, 360,87%, 251,85% và 333,33% so với nhóm NCT khơng có BHYT tương ứng, trong khi con số tương ứng đối với nhóm NCT giàu chỉ là 84,44%.

Phân tích theo CSYT, sự khác biệt lớn nhất đến từ CSYT khác và Y tế tư nhân khi mà nhóm NCT có BHYT có tần suất sử dụng cao hơn 1225% và 260% so với nhóm NCT khơng có BHYT tương ứng, trong khi con số này ở bệnh viện tuyến trung ương tương ứng chỉ là 14,12%, trạm y tế xã là 100%.

So với tần suất KCB nội trú năm 2012 là 0,34 lần/người có BHYT (Phí Mạnh Phong và Phạm Thị Hồng Thắm, 2016), tần suất KCB nội trú của NCT năm 2014 là 0.93 lần/người, tăng thêm đến 173,52%. Nếu tỷ lệ tăng này khơng đổi thì tần suất KCB nội trú năm 2016 ước tính lên đến 2,73 lần/người và năm 2018 có thể lên đến 4,76 lần/người cho người có thẻ BHYT.

Kết quả phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm được thực hiện bởi VNCA cũng cho thấy vai trị tích cực của BHYT đối với tiếp cận DVYT. Điều này được chứng minh bằng việc NCT khơng có BHYT cần phải đi KCB nhưng họ không dám tiếp cận, sử dụng DVYT do lo ngại gánh nặng tài chínhcho họ và gia đình nhiều sau khi chữa bệnh.

“Gánh nặng chi trả cho KCB đối với NCT khơng có BHYT ngày càng

tăng. Tôi biết một số cụ không đi điều trị mặc dù mắc bệnh nặng. Điều này là bởi vì họ khơng có BHYT và khơng thể chi trả cho chi phí dịch vụ đắt đỏ”

(PVS, đại diện của VNCA) (Giang Thanh Long và cộng sự, 2018)

NCT nghèo, sống ở nông thôn là đối tượng khó khăn nhất khi cần phải KCB.

“Ở nông thôn, nhiều người cịn cực khổ, khơng có tiền, khi bệnh khơng có cái sổ bảo hiểm khám chữa bệnh nên cực lắm” (TLN NCT, 60-69 tuổi, tỉnh

Một thành viên nữ, lớn tuổi có thẻ BHYT đã chia sẻ “Tôi đã chết nếu

khơng có BHYT”. BHYT không thể thiếu được trong cuộc sống đối với họ

(Hội Khoa học kinh tế y tế, 2011).

* Bảo hiểm y tế với sự hài lòng của người cao tuổi với dịch vụ y tế

Để đo lường sự hài lòng của NCT đối với DVYT đã nhận được, dữ liệu Điều tra NCT Việt Nam 2011 (VNAS) được sử dụng, với câu hỏi: “Nhìn chung, bác hài lịng như thế nào với dịch vụ y tế mà bác nhận được?” Câu trả lời được chia thành năm mức độ như sau: “Rất hài lịng”; “Hài lịng”; “Lúc có lúc khơng”; “Khơng hài lịng”; và “Rất khơng hài lịng”. Tuy nhiên, để tập trung mẫu dữ liệu, Luận án nhóm lại thành ba mức sau: (i) “Rất hài lòng/Hài lịng”; (ii) “Lúc có lúc khơng”; và (iii) “Rất khơng hài lịng/Khơng hài lịng”.

Bảng 3.12 phân tích mức độ hài lòng của NCT với DVYT nhận được trong vòng 12 tháng qua so với thời điểm phỏng vấn.

Bảng 3.12: Mức độ hài lòng của NCT với DVYT nhận được trong vòng 12 tháng qua

(% theo nhóm quần thể)

NCT có BHYT NCT khơng có BHYT

Rất hài lịng /hài lịng Lúc có/ lúc khơng Rất /khơng hài lịng Rất hài lịng /hài lịng Lúc có/ Lúc khơng Rất/khơng hài lịng Chung 79,78 11,36 8,86 95,81 2,86 1,33 Nhóm tuổi 60 – 69 79,21 14,53 6,26 95,45 3,92 0,63 70 – 79 77,51 7,37 15,12 95,78 1,99 2,23 80+ 83,22 12,01 4,77 98,06 1,94 0 Giới tính Nam 68,3 17,39 14,31 95,04 3,22 1,74 Nữ 87,49 7,31 5,19 96,19 2,69 1,12 Khu vực sống Thành thị 74,87 10,32 14,81 97,7 1,31 0,99 Nông thôn 81,91 11,81 6,28 95,19 3,37 1,44 Nguồn: Tự tính tốn từ VNAS 2011

Kết quả cho thấy có đến 95,81% NCT khơng có BHYT rất hài lịng/hài lòng với dịch vụ nhận được, trong khi con số này chỉ là 79,78% với nhóm có BHYT. Ở chiều ngược lại, chỉ có 1,33% NCT khơng có BHYT rất khơng hài lịng/khơng hài lịng nhưng lại có đến 8,86% NCT có BHYT cảm thấy như vậy khi sử dụng DVYT.

Phân tích theo nhóm tuổi, giới tính, khu vực sống đều cho thấy nhóm có BHYT có mức độ rất hài lòng/hài lòng thấp hơn và mức độ rất không hài lịng/khơng hài lịng cao hơn so với nhóm khơng có BHYT. Đặc biệt, nhóm có BHYT mà có mức độ rất hài lịng/hài lịng thấp bao gồm nhóm nam giới (68,3%), nhóm ở thành thị (74,87%) và mức độ rất khơng hài lịng/khơng hài lòng cao tương ứng là 14,31%, 14,81%.

Bảng 3.13 phân tích mức độ hài lịng của NCT với CSYT trong vòng 12 tháng qua so với thời điểm phỏng vấn.

Kết quả chứng minh nhóm NCT có BHYT đều có mức độ rất hài lịng/hài lịng thấp hơn nhóm khơng có BHYT ở tất cả các loại CSYT. Chẳng hạn, chỉ có 74,66% NCT có BHYT rất hài lịng/hài lịng với CSYT tuyến huyện trong khi tỷ lệ này là 92,29% đối với NCT khơng có BHYT. Ngược lại, tỷ lệ rất khơng hài lịng/khơng hài lịng của nhóm có BHYT ln cao hơn nhóm khơng có BHYT ở hầu hết các CSYT, chẳng hạn có đến 13,17% NCT có BHYT so với chỉ có 2,17% NCT khơng có BHYT rất khơng hài lịng/khơng hài lịng với CSYT tuyến huyện.

Bảng 3.13: Mức độ hài lòng của NCT đối với cơ sở y tế trong vòng 12 tháng qua

(% theo nhóm quần thể)

NCT có BHYT NCT khơng có BHYT

Rất hài lịng /hài lịng Lúc có/ lúc khơng Rất/ khơng hài lịng Rất hài lịng /hài lịng Lúc có/

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) bảo hiểm y tế cho người cao tuổi ở việt nam (Trang 102)