Kinh nghiệm từ Ghana

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) bảo hiểm y tế cho người cao tuổi ở việt nam (Trang 71 - 72)

2.2.1.1 .Bối cảnh

2.2.3. Kinh nghiệm từ Ghana

2.2.3.1. Bối cảnh: Ghana là một trong nhiều quốc gia Châu Phi đang trong

Kowal và cộng sự (2010) (theo trích dẫn của Duku, 2015) cho thấy 11% dân số Ghana ở độ tuổi từ 50 tuổi trở lên vào năm 2005. Tỷ lệ này là 11,7% vào năm 2012. Tuổi thọ trung bình tăng từ 59,5 năm 2008 lên 61,4 năm 2012. Với xu hướng này, việc hiểu rõ thực trạng sức khỏe của NCT là rất quan trọng. Chính vì vậy mà những năm gần đây đã bùng nổ nhiều cuộc tranh luận chính sách y tế cho NCT ở quốc gia này, đặc biệt về tính dễ tổn thương của NCT với các bệnh mạn tính và khó khăn trong việc tiếp cận các DVYT. Khi tuổi thọ con người tăng lên, đặc biệt đối với phụ nữ làm gia tăng nhu cầu chăm sóc y tế nên họ có nguy cơ rơi vào nghèo kinh niên. Bệnh NCT thiên về các bệnh mạn tính (như bệnh tim, đột quỵ, suy giảm thị lực, thích giác, suy giảm trí nhớ và sa sút trí tuệ) dẫn đến khả năng kiếm thu nhập bị giảm. BHYT được coi là một chính sách y tế nhằm bảo vệ các hộ gia đình khỏi hậu quả trực tiếp từ sự gia tăng chi tiêu cho y tế và là một giải pháp giảm nghèo. Có bằng chứng cho thấy, NCT khơng có BHYT có thể gặp rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe. Những thay đổi trên đặt ra các thách thức đối với hệ thống y tế quốc gia trong việc đáp ứng các nhu cầu CSSK cho NCT.

Ghana là quốc gia có sự ưu tiên nhiều cho các vấn đề già hóa dân số trong các chương trình nghị sự về chính sách. Ví dụ, Ghana là một trong số ít quốc gia đang phát triển mà chính phủ phê chuẩn Chính sách quốc gia về già hóa dân số vào năm 2010, bao gồm các chính sách về phúc lợi xã hội, sức khỏe, nhân quyền và các quyền lợi khác cho NCT trong xã hội. Ghana cũng là một trong số các nước đã thực hiện cải cách BHYT quốc gia nhằm hướng đến bảo hiểm y tế tồn dân, trong đó sử dụng tiền thuế để tài trợ cho nhóm dân cư cần được ưu tiên, từng bước hướng đến quỹ bảo hiểm lớn hơn và nhấn mạnh việc mua dịch vụ thơng qua cơ chế tài trợ cho bên có nhu cầu (Duku, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) bảo hiểm y tế cho người cao tuổi ở việt nam (Trang 71 - 72)