Thực trạng đời sống kinh tế của người cao tuổi ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) bảo hiểm y tế cho người cao tuổi ở việt nam (Trang 86 - 89)

2.2.1.1 .Bối cảnh

3.1. Thực trạng về người cao tuổi ở Việt Nam

3.1.3. Thực trạng đời sống kinh tế của người cao tuổi ở Việt Nam

Khoảng 57% hộ gia đình NCT có mức sống trung bình, cịn tới 23% hộ gia đình NCT cho rằng có mức sống nghèo đói, trong đó NCT cơ đơn có mức sống thấp nhất với khoảng 50% trong số họ có mức sống nghèo. Có sự khác biệt đáng kể về mức sống của hộ gia đình NCT sống khu vực đơ thị so với khu vực nơng thơn. Tỷ lệ hộ NCT có mức sống nghèo ở nông thôn là 27,6% so với 13,6% ở thành thị (Phạm Vũ Hoàng, 2011). Kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Y – Xã hội học (ISMS) (2012) cho thấy có 15% NCT sống trong hộ nghèo. Nghiên cứu của Giang Thanh Long và Phí Mạnh Phong (2016) cũng cho thấy kết quả tương tự khi có 11,71% NCT ở trong hộ gia đình có mức sống dưới chuẩn nghèo và có đến 21,15% NCT ở hộ gia đình có mức sống dưới chuẩn cận nghèo. Đặc biệt với NCT sống ở nơng thơn thì con số tương ứng là 15,81% và 28,09% và với NCT mà chủ hộ là người dân tộc thiểu số thì con số tương ứng lên đến 45,15% và 60,42%. Với thực trạng đời sống kinh tế còn thấp kém như trên, NCT sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu phải gánh chịu chi phí cho bệnh tật cao.

NCT Việt Nam hiện nay là thế hệ được sinh ra và lớn lên trong thời kỳ khó khăn nhất của đất nước - đó làthời kỳ thuộc địa phong kiến và sau đó là thời

kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước. Nhiều người trong số họphải sống và chiến đấu ở những vùng ác liệt, nhiều nơi bị nhiễm chất độc da cam…. Sau đó, họ lại phải trải qua thời kỳ khó khăn của nền kinh tế tập trung, bao cấp. Do khơng có điều kiện để bảo vệ sức khỏe nên đến nay họ phải gánh chịu các loại bệnh của tuổi già, đồng thời khơng ít người trong số họ mắc những bệnh đặc trưng của chiến tranh. Do sinh ra và trưởng thành trong điều kiện hết sức khó khăn nên nhiều người thực sự khơng có thời gian để lo lắng cho bản thân và hình dung cuộc sống khi về già cũng nhưkhơng có điều kiện tích luỹ vật chất cho tuổi già. Chính vì vậy, khi tuổi già đến, họ là những người đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.

“Cuộc sống vất vả, chiến tranh khác so với bây giờ nên không nghĩ đến việc chuẩn bị gì cả…” (TLN NCT 80 tuổi trở lên, tỉnh Tiền Giang) (VNCA,

2014)

“Lúc cịn trẻ, có sức khỏe thì làm hùng hục để ni con, thêm tý nữa là cho

con ăn học, đến tuổi 40-45 thì lo làm nhà, rồi dựng vợ gả chồng vì vậy chúng tơi hết lo lắng, nợ nần để có thể tích lũy được sau tuổi 50. Nhưng rồi lúc đó lại phải chăm sóc cháu cho con cái đi làm nên cuối cùng thì chẳng có đồng nào dư giả để tiết kiệm” (TLN NCT, 60-69 tuổi, tỉnh Tiền Giang) (VNCA,

2014)

Theo cuộc khảo sát NCT Việt Nam 2011, thu nhập chính của NCT đến từ

các nguồn sau: 16% NCT có thu nhập từ lương hưu, 32% từ con cái hỗ trợ,

29% từ chính việc làm của NCT, 9,4% từ trợ cấp thường xuyên, 1,3% từ tiết kiệm và 12,3% từ các nguồn khác. Kết quả của cuộc khảo sát cũng cho thấy, chưa tới 10% NCT có tiết kiệm với mục đích chủ yếu để dùng vào những việc khẩn cấp của bản thân và giađình. Khoảng 60% NCT cho biết thu nhập của họ hiện nay không đủ trang trải cho nhu cầu cuộc sống và chưa đến 2% chorằnghọdưdả (Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, 2012).

Với những người khơng có lương hưu thì cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn.

“Đối với người có lương hưu thì khơng vấn đề gì, cịn tơi khơng có gì thì

tất cả phải phụ thuộc vào lòng hiếu thảo của con cái” (TLN NCT, 60-69 tuổi,

tỉnh Thái Nguyên) (VNCA, 2014)

“Chúng tôi sống ở nông thôn, chủ yếu làm nơng nghiệp, khơng có lương

hưu, phải tự lo; sống cùng con cháu, nhưng chúng nó cũng khó khăn nên khơng hỗ trợ gì được về tiền bạc” (TLN NCT, 60-69 tuổi, tỉnh TháiNguyên)

(VNCA, 2014)

Với nhóm NCT vẫn tiếp tục làm việc, Báo cáo Điều tra lao động-việc làm Quý II/2014 của Tổng cục Thống kê (2014) cho thấy, trong số 69.313.300 người từ 15 tuổi trở lên có 53.714.500 người tham gia lực lượng lao động; trong đó có tới 8,2% là NCT (4,4 triệu người). Có khoảng 45% số NCT vẫn tham gia hoạt động kinh tế. Có nhiều lý do giải thích tại sao NCT vẫn tiếp tục làm việc nhưng chủ yếu vẫn là do điều kiện sống hiện tại còn thiếu thốn, bản thân NCT phải lo lắng cho cuộc sống hàng ngày vì khi cịn trẻ, họ khơng có khả năng tích lũy, tiết kiệm chuẩn bị cho tuổi già. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Giang Thanh Long và Phí Mạnh Phong (2016) khi nhóm NCT đang làm việc lại có xác suất nghèo cao hơn nhóm NCT khơng làm việc.

Thực trạng về già hóa dân số, sức khỏe, bệnh tật và đời sống kinh tế của NCT cho thấy nhu cầu chăm sóc sức khỏe, tiếp cận DVYT ngày càng lớn của dân số cao tuổi trong khi đời sống kinh tế của họ cịn nhiều khó khăn, khả năng chi trả còn hạn chế nên nhiều người trong số họ không thể tiếp cận được các DVYT mặc dù có nhu cầu.Có đến 54,9% NCT bị ốm đau cần điều trị nhưng không nhận được bất kỳ sự điều trị nào. Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng nguyên nhân hàng đầu (52,5%) là do không đủ khả năng

chi trả (Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, 2012). Vì vậy, BHYT xã hội là một cơng cụ tài chính quan trọng có thể giúp NCT cần được điều trị có thể tiếp cận được DVYT cần thiết do gánh nặng tài chính được giảm nhẹ mặc dù họ khơng đủ khả năng chi trả hồn toàn bằng tiền túi. Tuy nhiên, như đã phân tích ở phần cơ sở lý luận, BHYT xã hội khó có thể hình thành, hoạt động hiệu quả và công bằng nếu thiếu vắng vai trò của nhà nước. Phần sau đây sẽ mơ tả thực trạng vai trị của Nhà nước đối với hoạt động BHYT xã hội cho NCT ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) bảo hiểm y tế cho người cao tuổi ở việt nam (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)