Giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) bảo hiểm y tế cho người cao tuổi ở việt nam (Trang 156 - 180)

2.2.1.1 .Bối cảnh

4.2. Các giải pháp nhằm nâng cao lợi ích của bảo hiểm y tế đối với ngườ

4.2.3. Giải pháp khác

Thực trạng sử dụng DVYT cho thấy một số dịch vụ, kỹ thuật cần thiết cho NCT nhưng chưa được Cơ quan BHYT chi trả. Vì vậy, cần thiết nghiên cứu, xem xét thực hiện một số giải pháp sau:

- Xây dựng gói dịch vụ khám sức khỏe cơ bản định kỳ cho NCT mà cơ quan BHYT có thể chi trả, mở rộng phạm vi các loại DVYT mà BHYT có thể chi trả như khám sức khỏe định kỳ...cho NCT nhằm phòng bệnh hơn chữa bệnh, phát hiện bệnh sớm nhằm giảm gánh nặng cho chính NCT và xã hội;

- Rà soát lại danh mục thuốc được BHYT thanh toán so với nhu cầu đặc biệt của NCT. Bổ sung những chỉ định đặc biệt đối với nhu cầu sử dụng thuốc đặc biệt của NCT. Xem xét sửa đổi quy chế kê đơn thuốc theo thông tư số 05/2016/TT-BYT và quy định về giám định thuốc BHYT đối với thuốc điều trị bệnh mạn tính, kéo dài nhiều năm;

- Sửa đổi, bổ sung danh mục dịch vụ kỹ thuật, danh mục thuốc bảo hiểm y tế tại cơ sở y tế xã, huyện để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người có thẻ bảo hiểm y tế ngay tại y tế cơ sở;

- Thực hiện quy định gói dịch vụ y tế cơ bản do mạng lưới y tế cơ sở cung cấp để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân, trong đó xác định rõ phần do Quỹ bảo hiểm y tế chi trả. Thực hiện thanh toán theo định suất đối với khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú tại y tế cơ sở. Đây cũng là giải pháp chống lạm dụng BHYT;

- Để có thể mở rộng quyền lợi BHYT cho người có BHYT nói chung và cho NCT nói riêng, trong đó có thể chi trả cho gói khám bệnh định kỳ, mở rộng phạm vi (dịch vụ kỹ thuật, danh mục thuốc), mức độ chi trả cần nghiên cứu lộ trình tăng mức phí BHYT lên 6% (Luật BHYT sửa đổi 2014);

- Thực hiện quyền tự chủ của các CSYT đi đôi với xác định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo lộ trình tính đủ chi phí cho cơ sở y tế, tiến đến khơng có sự khác biệt về giá cả giữa KCB BHYT với KCB tự nguyện đi đôi với tăng mệnh giá của BHYT để đảm bảo cơ quan BHYT có thể chi trả khi tính đúng tính đủ chi phí DVYT khi thực hiện xóa bỏ hồn toàn bao cấp từ ngân sách nhà nước đối với các CSYT công lập;

- Đi đôi với mở rộng quyền lợi của người tham gia BHYT cần quy định và thực hiện chế tài xử phạt trong các trường hợp lạm dụngquỹ BHYT nhằm mục đích phịng và chống trục lợi từ quỹ BHYT, đảm bảo quyền lợi chính đáng của các thành viên.

- Bên cạnh đẩy mạnh cơng tác tun truyền về chính sách BHYT, cần thúc đẩy việc phổ biến, tuyên truyền kiến thức về chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh cho NCT nhằm thay đổi việc nhận thức, quan niệm, hủ tục mà không phù hợp, khơng có lợi cho sức khỏe, thơng qua các kênh khác nhau như phương tiện thông tin đại chúng, Hội Người cao tuổi, Hội Phụ nữ … của bản thân NCT và các thành viên gia đình. Đây là giải pháp cần được thực hiện thường xuyên, lâu dài bởi phòng bệnh hơn chữa bệnh, mang lại lợi ích cho cả chính NCT và bên cung cấp BHYT.

Kết luận Chương 4

Chương 4 đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu và kế thừa các nghiên cứu khác thành các quan điểm và định hướng về chính sách, hoạt động BHYT cho NCT ở Việt Nam: Việt Nam đang có tốc độ già hóa dân số rất nhanh và sự cần thiết phải có chính sách thích ứng, đặc biệt là chính sách về CSSK cho NCT. Trong bối cảnh gánh nặng bệnh tật lớn, nhu cầu CSSK ngày càng tăng nhưng khả năng chi trả thấp thì BHYT là cơng cụ tài chính hữu hiệu giúp NCT tiếp cận với DVYT. Tuy nhiên, để BHYT thực sự phát huy vai trị trên thì Nhà nước cần đóng vai trị chủ đạo trong lĩnh vực BHYT cho NCT ở Việt Nam. Mặc dù BHYT có vai trị tích cực trong việc cải thiện tiếp cận DVYT và giảm gánh nặng tài chính cho NCT Việt Nam nhưng nhiều thách thức cịn tồn tại. Cần thiết phải mở rộng bao phủ bảo hiểm y tế toàn bộ dân số cao tuổi và phát triển mạng lưới y tế dành cho người cao tuổi. Trên cơ sở kinh nghiệm về BHYT cho NCT ở các quốc gia khác, đặc biệt là từ cácnguyên nhân của những hạn chế khiến vai trò của BHYT đối với NCT ở Việt Nam còn chưa như mong đợi, luận án đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao lợi ích của BHYT đối với NCT ở Việt Nam.

KẾT LUẬN

Với đề tài “Bảo hiểm y tế cho người cao tuổi ở Việt Nam”, Luận án đã thực hiện đầy đủ các mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra. Với mục tiêu là nghiên cứu và đánh giá lợi ích của BHYT đối với NCT ở Việt Nam, Luận án đãtập trung vào nhữngvấn đề sau:(i) Lý luận về lợi ích của BHYT, vai trị của nhà nước trong lĩnh vực BHYT cho NCT và kinh nghiệm quốc tế về BHYT cho NCT ở Hàn Quốc, Trung Quốc, Ghana; (ii) Phân tích và đánh giá thực trạng về sức khỏe, gánh nặng bệnh tật và đời sống kinh tế của NCT ở Việt Nam, vai trò của nhà nước đối với hoạt động BHYT cho NCT ở Việt Nam, sự tham gia BHYT và lợi ích của BHYT đối với NCT ở Việt Nam; (iii) Quan điểm, định hướng và các giải pháp nhằm nâng cao lợi ích của BHYT đối với NCT ở Việt Nam. Những kết luận chính mà Luận án rút ra là:

Thứ nhất, BHYT là một loại hình bảo hiểm trong lĩnh vực sức khỏe mà người tham gia sẽ được chi trả một phần hay tồn bộ chi phí KCB. Trong đó,BHYT xã hội là một cơng cụ của chính sách an sinh xã hội của các chính phủ, mang bản chất chính trị - xã hội. Lợi ích chủ yếu của BHYT là nâng cao khả năng tiếp cận DVYT bởi nó làm gánh nặng tài chính khi sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, thị trường BHYT có đặc điểm thơng tin bất cân xứng dẫn đến hậu quả lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức khiến cho BHYT tư nhân hoạt động khó hiệu quả và cơng bằng. Với ưu thế là tổ chức cơng có quyền lực cưỡng chế, nhà nước có vai trị chủ đạo trong hoạt động BHYT ở hầu hết các quốc gia nhằm cung cấp cơng cụ tài chính hữu hiệu để tiếp cận DVYT cần thiết, đảm bảo quyền được CSSK của người dân nói chung và NCT nói riêng. Nhà nước là nhà cung cấp loại hình BHYT xã hội có mục tiêu phi lợi nhuận và áp dụng chính sách bắt buộc tham gia đối với nhóm dân cư nhất định hay tồn bộ dân cư. Hơn nữa, nhà nước còn cung cấp miễn phí BHYT cho một số đối tượng yếu thế trong xã hội như trẻ em, người tàn tật và NCT - nhóm dân số có

gánh nặng bệnh tật lớn hơn nhóm dân số khác;

Thứ hai, tổng quan tài liệu các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy phần lớn các nghiên cứu kết luận rằng BHYT có vai trị tích cực trong cải thiện khả năng tiếp cận DVYT, giảm gánh nặng tài chính, cải thiện sức khỏe, bảo vệ tài sản cho các nhóm dân số khác nhau ở Việt Nam và các quốc gia khác nhau trên thế giới. Mặc dù lợi ích trên của BHYT được phân phối khác nhau cho các nhóm dân cư khác nhau. Tuy nhiên, cũng có một số ít nghiên cứu chỉ ra kết quả ngược lại khi BHYT làm gia tăng rủi ro tài chính, hay ít nhất là nó khơng cải thiện việc tiếp cận DVYT;

Thứ ba, phân tích thực trạng NCT cho thấy Việt Nam đang đối mặt với những thách thức rất lớn từ tốc độ già hóa dân số cao nhất thế giới trong hồn cảnh gánh nặng bệnh tật của nhóm dân số cao tuổi ngày càng lớn mà điều kiện vật chất hỗ trợ rất hạn chế do đời sống kinh tế của phần lớn NCT ở Việt Nam hiện nay cịn khó khăn (khơng có tích lũy, thu nhập thấp...). Do vậy, mặc dù nhu cầu CSSK của NCT rất lớn (do gánh nặng bệnh tật kép – vừa có bệnh lây nhiễm vừa có bệnh khơng lây nhiễm và mạn tính) nhưng khả năng chi trả tiền túi hạn chế nên BHYT là công cụ hiệu quả giúp NCT dễ tiếp cận hơn với DVYT khi cần. Tuy nhiên, đối với người nghèo thì việc chi trả tiền phí bảo hiểm cũng là một gánh nặng tài chính nên họ cần sự hỗ trợ từ Chính phủ. Nhà nước đóng vai trị chủ đạo đối với hoạt động BHYT cho người dân nói chung và cho NCT nói riêng ở Việt Nam. Nhà nước là người cung cấp dịch vụ BHYT, DVYT và thực hiện các chính sách bắt buộc tham gia, hỗ trợ các nhóm dân số tham gia BHYT trong đó có NCT. Phân tích thực trạng tham gia BHYT của NCT cho thấy, tỷ lệ tham gia BHYT của NCT có xu hướng tăng lên, đặc biệt là đối với nhóm NCT có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hơn (nhóm ở nơng thơn, dân tộc thiểu số, nghèo). Kết quả này có nguyên nhân từ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với các nhóm NCT;

Thứ tư, phân tích và đánh giá lợi ích của BHYT đối với NCT ở Việt Nam cho thấynhóm NCT có BHYT có tần suất sử dụng DVYT cả ngoại trú và nội trú cao hơn nhóm NCT khơng có BHYT. Hơn nữa, BHYT cũng giúp NCT giảm gánh nặng tài chính cho mỗi lần sử dụng dịch vụ cả ngoại trú và nội trú. Tuy nhiên, lợi ích trên của BHYT được phân phối chưa thật sự công bằng giữa các nhóm NCT. Nhóm NCT có điều kiện kinh tế tốt hơn (nhóm NCT sống ở thành thị, là người dân tộc Kinh, là nhóm giàu hơn) thường nhận được lợi ích cao hơn nhóm có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hơn (nhóm NCT sống ở nơng thơn, là người dân tộc thiểu số, là nhóm nghèo hơn) hay có thể nói, BHYT đang tài trợ chủ yếu cho NCT có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi hơn là cho nhóm cho nhóm có điều kiện khó khăn. Hơn nữa, gánh nặng tài chính của hộ gia đình mà NCT có BHYT thường cao hơn nhóm hộ gia đình mà NCT khơng có BHYT do gánh nặng tổng chi tiêu y tế/người của NCT có BHYT cao hơn của NCT khơng có BHYT.Việc tiếp cận DVYTcủa NCT có BHYT cịn gặp nhiều khó khăn như đi lại khó khăn do CSYT ở xa, chất lượng dịch vụ còn nhiều hạn chế, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở thái độ phục vụ của nhân viên y tế chưa tốt, thủ tục KCB BHYT còn nhiều phức tạp, thời gian chờ đợi lâu, bị phân biệt đối xử.

Thứ năm, trên cơ sở lý luận, kinh nghiệm về chính sách BHYT trên thế giới và kết quả nghiên cứu thực nghiệm của luận án, Luận án đề xuất một số quan điểm, định hướng và các giải pháp nhằm nâng cao lợi ích của BHYT trong việc giúp NCT tiếp cận tốt hơn với các DVYTvà đồng thời giảm gánh nặng tài chính cho CSSK như tiếp tục mở rộng độ bao phủ của BHYT cho nhóm NCT nhằm tăng khả năng chia sẻ rủi ro, gánh nặng bệnh tật giữa những người tham gia, tăng mức phí BHYT, mở rộng quyền lợi KCB cho người có BHYT, tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng mạng lưới y tế cho NCT./.

NHỮNG CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

Các bài báo khoa học:

1. Phí Mạnh Phong và Phạm Thị Hồng Thắm (2016). “Tham gia bảo hiểm y

tế và sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi ở Việt Nam: Nhìn từ các cuộc điều tra hộ gia đình”. Tạp chí Bảo hiểm Xã hội, số 5(298), tháng 5-

2016: trang 24 – 25 và 39.

2. Giang Thanh Long và Phí Mạnh Phong (2016). “Thực trạng và các yếu tố

tác động tới nghèo của người cao tuổi ở Việt Nam”.Tạp chí Kinh tế và

Phát triển, số 233, tháng 11/2016: trang 70 -78.

3. Giang Thanh Long and Phí Mạnh Phong (2017). “Sử dụng dịch vụ và gánh

nặng tài chính trong chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi ở Việt Nam”.

Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 12(475), tháng 12/2017: trang 45 – 54.

4. Giang Thanh Long, Pham Thi Hong Tham and Phi Manh Phong (2018).

“Productive activities of the older people in Vietnam”. Social Science and Medicinefromhttps://doi.org/10.1016/j.socscimed.2018.09.054

Các bài viết trong sách chuyên khảo và hội thảo:

1. Giang Thanh Long, Phi Manh Phong, Pham Thi Hong Tham (2018),

‘Chapter 5: Vietnam’ in Giang Thanh Long & Theresa W. Devasahayam (eds.) Health rights of older people: Comparative Perspectives in ASEAN

Countries. Singapore/London: Routledge.

2. Giang Thanh Long and Phi Manh Phong (2017). “The older women in

Vietnam: Life – course poverty, determinants and policy implications”.

In: the Proceeding of international conference titled “Emerging issues in

economics and business in the context of international integration”. Page:

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Trịnh Hịa Bình, 2007. Bảo hiểm y tế: Nhu cầu và khả năng mở rộng ở

nơng thơn. Tạp chí Xã hội học số 1, trang 56 - 65.

2. Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, 2012. Nghị quyết số: 21-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng

đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 – 2020,

ban hành ngày 22/11/2012.

3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Quỹ Dân số Liên hợp quốc

tại Việt Nam, 2016. Báo cáo đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Luật

Người cao tuổi, Hà Nội.

4. Bộ Y tế, 2017. Niên giám thống kê y tế 2017. Hà Nội: Nxb Y học.

5. Bộ Y tế và Nhóm đối tác y tế, 2018. Báo cáo chung tổng quan ngành y

tế năm 2016: Hướng tới mục tiêu già hóa khỏe mạnh ở Việt Nam. Hà

Nội: Nxb Y học.

6. Bộ Y tế - Bộ Tài chính, 2014. Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT- BYT-BTC hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế, ban hành ngày

24/11/2014.

7. Bộ Y tế và Nhóm đối tác y tế, 2016. Báo cáo chung tổng quan ngành y

tế năm 2015: Tăng cường y tế cơ sở hướng tới bao phủ chăm sóc sức

khỏe tồn dân. Hà Nội: Nxb Y học

8. Center for Global Health & Development, 2011. Vì một nền y tế minh

bạch và chất lượng: Nhận biết các căn nguyên và ảnh hưởng của các khoản chi phí khơng chính thức trong y tế tại Việt Nam qua một nghiên cứu định tính. Báo cáo nghiên cứu.

9. Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013. Nghị định số:

136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, ban hành ngày 21/10/2013.

10. Chính phủ Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2014. Nghị định số

105/2014/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, ban hành ngày 15/11/2014.

11. Chính phủ Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2018. Nghị định số

146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, ban hành ngày 17/10/2018.

12. Nguyễn Thị Kim Chúc, 2007. Kinh tế y tế và Bảo hiểm y tế. Hà Nội:

Nxb Y học.

13. Nguyễn Văn Định, 2008. Giáo trình bảo hiểm. Hà Nội: Nxb Đại học

Kinh tế quốc dân.

14. Gaskill. S và Nguyễn Lương Hiền (2015). Y tế đối mặt thách thức lớn,

https://www.pwc.com/vn/en/media/assets/150522_bkv_nguyen_luong_ hien.pdf, truy cập 30/03/2019.

15. Guell. R. C, 2008. Những chủ đề kinh tế học hiện đại. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Nguyễn Văn Dung. Đồng Nai: Nxb Tổng hợp Đồng Nai.

16. Nguyễn Thị Kim Hoa và Mai Linh, 2015. Thực trạng sử dụng thẻ bảo

hiểm y tế của người dân. Tạp chí Xã hội học, số 2(130), trang 76 - 85

17. Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 1992. Nghị

định số 299/HĐBT về ban hành điều lệ bảo hiểm y tế, ban hành

15/08/1992. 18.

19. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, 2012. Điều tra về NCT Việt Nam,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) bảo hiểm y tế cho người cao tuổi ở việt nam (Trang 156 - 180)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)