2. Về kết quả nghiên cứu cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ trao/tặng
2.4 Các trật tự từ cơ bản phản ánh cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ mang ý nghĩa trao/tặng đã xác định được trong luận án bao gồm:
vị từ mang ý nghĩa trao/tặng đã xác định được trong luận án bao gồm:
O1: NP1 + Vtrao/tặng + NP2 + NP3.
O2: NP1 + Vtrao/tặng + NP3 + TO/CHO + NP2 O3: NP2 + BE P2 + NP3 (+ BY NP1) (tiếng Anh)
O4: NP2 + ĐƯỢC (+ NP1) + Vtrao/tặng + NP3 (tiếng Việt) O5: NP2 + Vtiếp nhận + NP3 (+ FROM/TỪ, CỦA NP1) O6: NP2 + Vtiếp nhận + (CỦA NP1) + NP3 (tiếng Việt) O7: NP3 + BE P2 + NP2 (+ BY NP1) (tiếng Anh)
O8: NP3 (+ NP1) + Vtrao/tặng + NP2 (tiếng Việt) Các yếu tố quy định những trật tự này bao gồm:
2. Đặc trưng của chính các tham thể, ví dụ như tính Đại từ (pronominality), tính cụ thể (specificity), tính khả định (identifiability), độ dài (length) và tính „đã biết‟ (givenness), kể cả đặc trưng [± Người] của các tham thể;
3. Các yếu tố tri nhận của người phát ngôn, ví dụ như cách tri nhận, mô tả sự tình, sự lựa chọn tham thể nào làm Vật được định vị (Trajector – TR), đối tượng nào làm Mốc định vị (Landmark – LM), chiết đoạn nào trong quá trình diễn tiến của sự tình trao/tặng được đưa lên Cận cảnh (Foregrounding), chiết đoạn nào đưa về Hậu cảnh (Backgrounding).
Những yếu tố tri nhận này không chỉ tác động tới cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu, tới cấu trúc cú pháp của câu mà còn quy định cả sự lựa chọn vị từ nữa, nhất là khi người phát ngôn đồng thời là một đối tượng tham gia sự tình. Ngoài ra, các so sánh đối chiếu tiếng Anh với tiếng Việt cho thấy những khác biệt rất rõ ràng về các yếu tố tri nhận giữa người nói tiếng Việt và người nói tiếng Anh, kể cả về trật tự cú pháp lẫn các tác tử đánh dấu vai nghĩa. Vì lẽ đó, có trật tự từ chỉ xuất hiện trong tiếng Anh mà không được hoặc khó được chấp nhận trong tiếng Việt và ngược lại, mặc dù chúng cùng mô tả một sự tình. Nói cách khác, mỗi một trật tự cú pháp ánh xạ một cấu trúc nghĩa biểu hiện nhất định, hoặc chí ít cũng là thể hiện một ý nghĩa khác nhau, một cách diễn giải khác nhau về cùng một sự tình theo quan điểm của người phát ngôn. Tương tự như trật tự từ, mỗi một tác tử đánh dấu khác nhau cũng thể hiện các cách diễn giải khác nhau của người phát ngôn về sự tình, về các đối tượng tham gia hay liên quan tới sự tình.
Người Việt học tiếng Anh cần hết sức chú ý những điểm trên mới có thể lựa chọn đúng cấu trúc cú pháp để diễn tả chính xác ý nghĩa mình muốn truyền đạt cũng như tránh được những sai lỗi khi sử dụng tiếng Anh. Giáo viên giảng dạy tiếng Anh cho người Việt cũng cần lưu ý những khác biệt ngữ
nghĩa và ngữ pháp của loại câu với vị từ đa trị, nhất là vị từ mang ý nghĩa trao/tặng nhằm giúp cho người học phân biệt được những điểm khác biệt đó để nâng cao hiểu biết và khả năng sử dụng tiếng Anh của họ.
Cần phải nói thêm rằng luận án này mới chỉ tập trung nghiên cứu một nhóm vị từ đa trị cụ thể là các vị từ mang ý nghĩa trao/tặng, trong khi hoạt động của mỗi một vị từ đa trị khác nhau lại có những đặc điểm riêng biệt, khác với các vị từ khác. Do vậy, một vài kết luận, chẳng hạn như về vai nghĩa của các Chu tố Mặc định, có thể không áp dụng nhất loạt được cho tất cả mọi vị từ đa trị. Chắc chắn phải tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng, khảo sát từng trường hợp cụ thể mới có thể có những kết luận chi tiết và minh xác hơn cho từng vị từ.
Đối với các lớp nghĩa cũng vậy. Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ mang ý nghĩa trao/tặng được xác định là có thể có 4 lớp nghĩa, nhưng do tính đa nghĩa của vị từ, một vài vị từ trong số đó có thể còn có những lớp nghĩa khác nữa. Vì vậy, trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ đa trị, số lượng lớp nghĩa sẽ có thể khác nhau chứ không phải lúc nào cũng là 4 lớp nghĩa. Đây cũng là một vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
Trong chương 4, luận án mới chỉ tập trung vào trật tự từ trên cấu trúc cú pháp, và đôi chỗ có đề cập tới các tác tử đánh dấu vai nghĩa dưới tác động của các yếu tố tri nhận. Trong khi đó, quá trình ánh xạ cấu trúc nghĩa biểu hiện lên cấu trúc cú pháp của câu, quá trình khai triển các tham thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu thành các thành phần câu trên cấu trúc cú pháp lại là một quá trình hết sức phức tạp. Đã có nhiều nghiên cứu khác nhau về quá trình này, tiêu biểu như các công trình của Givón (1979), Grimshaw (1990), Beth và Pinker (1992), Palmer (1994), Pinker (1994), Wechsler (1995), Jackendoff (1995), Dalrymple (1995), Hale và Keyser (2002), v.v... Khuôn khổ nghiên cứu này không cho phép tổng kết hết các công trình nghiên
cứu đã có cũng như đi sâu khảo sát nhiều vấn đề liên quan tới quá trình ánh xạ, khai triển nói trên. Đây cũng là những hướng nghiên cứu tiếp theo sau công trình này.
Ngoài ra, vì Ngôn ngữ học Tri nhận còn khá mới mẻ đối với chúng tôi nên trong công trình này, chúng tôi chỉ mới thử áp dụng một số khái niệm của nó trong phạm vi hiểu biết của mình vào việc phân tích cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu. Nhiều vấn đề lý luận, khái niệm cơ bản của phân ngành ngôn ngữ học này đòi hỏi chúng tôi phải học hỏi sâu hơn nữa mới có thể làm chủ được và sử dụng được một cách có hiệu quả cao trong nghiên cứu sau này của mình.
Những khó khăn, hạn chế chắc chắn dẫn tới những khiếm khuyết khó tránh trong luận án. Chúng tôi chân thành muốn được sự trao đổi, giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo và các đồng nghiệp để có thể đi tới những kết quả xa hơn.