TRÊN CẤU TRÚC CÚ PHÁP CỦA CÂU VỚI VỊ TỪ TRAO/TẶNG
4.4.1 Sự cho phép (permission)
Trong ý nghĩa này, vật trao/tặng là một kiểu quyền hạn, một thực thể trừu tượng song cũng có thể thuộc sở hữu của một đối tượng nào đó, có thể chuyển đổi, trao nhận, và người nhận được sử dụng quyền đó vào mục đích của mình. Sự biến đổi này có thể mô hình hóa qua hàm ngữ nghĩa
x cho y z => x cho y quyền làm z.
Tuy nhiên, trong tiếng Việt cái quyền này thường không được thể hiện hiển ngôn trên cấu trúc cú pháp, tức là diễn tố thứ ba thường không được thể hiện bằng một danh ngữ đầy đủ; danh từ trung tâm thường bị lược bỏ mà chỉ còn lại phần động ngữ làm z. Do vậy, khi phân tích câu, cần phân biệt rõ điểm này để tránh nhầm phần động ngữ là Đối thể. Có thể thấy rõ sự biến đổi này qua những ví dụ sau:
NP1 + V + NP3 + cho + NP2
NP1 + V + NP2 + NP316
- Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được.
(Hồ Chí Minh - Tuyên ngôn độc lập) NP1 + V1 + NP2 + (NP3) V2 (NP3 có thể khiếm diện)
- Các ông nhường hắn ngồi chiếu trên. (Nam Cao - Đôi móng giò)
- Mẹ Việt Nam ơi, cho con hôn đôi mắt mỏi mòn.
(Xuân Hồng - Người mẹ của tôi)
- Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên.
(Hồ Chí Minh - Tuyên ngôn độc lập)
Vai nghĩa của diễn tố thứ nhất không thay đổi, nhưng vai nghĩa của diễn tố thứ hai đã có sự thay đổi rõ rệt: nó kiêm thêm vai nghĩa Tác thể đối với vị từ đứng sau nó. Đối với diễn tố thứ ba, khác với tiếng Việt, trong tiếng Anh diễn tố này bắt buộc phải được thể hiện hiển ngôn bằng một danh từ, theo sau là một cụm động từ nguyên dạng (to-infinitive), ví dụ:
- It is time for the older members of Cabinet to give the wheel to the younger members of parliament.
Đã đến lúc các thành viên cao niên trong Nội các trao tay lái cho các đại biểu Quốc hội trẻ.
- That gave him the opportunity to see his old friend again. (Điều đó tạo cơ hội cho anh ta được gặp lại bạn cũ.) Điều đó cho anh ta được gặp lại bạn cũ.
- They gave me the right to use the copy machine free of charge. Họ cho tôi (quyền được) sử dụng máy phôtôcópy miễn phí. - The teacher gave him the permission to come in.
16
Ở đây chúng tôi chỉ đưa ra những thành phần chính, còn những thành phần phụ, mở rộng sau NP3 hoặc sau V2 xin được bỏ qua.
Thầy giáo cho anh ta vào lớp.
Ý nghĩa trao quyền/cho phép này của cho/give ít nhiều tương đồng với ý nghĩa „gây khiến‟ hay „tạo điều kiện‟ của chúng trong 4.4.2 dưới đây.