Vị từ là trung tâm của câu về mọi phương diện, do vậy muốn tiến hành phân tích cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu nói riêng, hay phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của câu nói chung đều phải xuất phát từ vị từ. Mỗi loại vị từ đều có những đặc điểm riêng, và ngay cả giữa những vị từ trong cùng một nhóm cũng có những khác biệt quan trọng nên cần phải xem xét từng vị từ một để chỉ ra những khác biệt ấy. Quy trình phân tích cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu có thể gồm 4 bước sau:
1.1 Bước đầu tiên là phân tích các nghĩa hệ thống (sense) trong ngữ nghĩa của vị từ. Các quan hệ nghĩa giữa vị từ với các tham thể ở mỗi nghĩa nghĩa của vị từ. Các quan hệ nghĩa giữa vị từ với các tham thể ở mỗi nghĩa hoặc nhóm nghĩa tạo nên các lớp nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu.
1.2 Sau khi đã phân lập được các lớp nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu, bước thứ hai là xác định mỗi lớp nghĩa đó đòi hỏi những tham hiện của câu, bước thứ hai là xác định mỗi lớp nghĩa đó đòi hỏi những tham thể nào, vai nghĩa của các tham thể đó trong mỗi lớp nghĩa để thấy được vai nào là cơ bản, vai nào là kiêm nhiệm, vai nào có tầm quan trọng chủ đạo, bao trùm hơn cả, vai nào mờ nhạt hơn, hay nói nôm na là vai nào „nổi‟ hay „chìm‟ hơn các vai nghĩa khác. Đây cũng là một phương án khả thi để giải quyết những điểm lâu nay chưa thống nhất về việc xác định vai nghĩa của các tham thể, như một số trường hợp đã đề cập ở phần đầu của luận án này.
1.3 Bước thứ ba trong quá trình phân tích cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu là xác định tham thể bắt buộc và tham thể tuỳ nghi, tức là xác định diễn tố câu là xác định tham thể bắt buộc và tham thể tuỳ nghi, tức là xác định diễn tố và chu tố. Sau đó phân tích các chu tố để xem chu tố nào được giả định sẵn trong từng lớp nghĩa đối với từng vị từ cụ thể, chu tố nào không được giả định mà chỉ có tính chất đương nhiên với mọi vị từ, chu tố nào có khả năng tham gia và/hoặc thay thế cho một diễn tố nào đó. Kết quả là sẽ phân định được Chu tố Mặc định với Chu tố Phi Mặc định, và như vậy sẽ nhìn nhận rõ ràng được vị thế, tư cách của các tham thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu.
1.4 Bước cuối cùng là kiểm chứng lại kết quả phân tích trong ba bước trên bằng các thao tác cú pháp trên cấu trúc cú pháp của câu, bởi lẽ cấu trúc trên bằng các thao tác cú pháp trên cấu trúc cú pháp của câu, bởi lẽ cấu trúc nghĩa của câu nói chung, và cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu nói riêng, là những yếu tố ở bề sâu, không trực tiếp nhìn thấy được. Tất cả những gì người ta nghe được, thấy được chỉ là những yếu tố bề mặt, hay chỉ là „phần nổi của tảng băng‟ mà thôi. Song những yếu tố bề mặt đó lại là sự phản ánh các yếu tố bề sâu cho nên có thể thông qua đó để tìm hiểu các yếu tố bề sâu. Nói cách khác, cấu trúc cú pháp là sự ánh xạ (mapping) cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu cho nên phải dựa vào cấu trúc cú pháp để nghiên cứu cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu. Dĩ nhiên, như nhiều tác giả đã khẳng định, sự ánh xạ này không phải luôn luôn có tương ứng một-đối-một nên cần phải xem xét đầy đủ mọi yếu tố mới thấy rõ được mối quan hệ giữa cấu trúc nghĩa biểu hiện và cấu trúc cú pháp của câu.