TRÊN CẤU TRÚC CÚ PHÁP CỦA CÂU VỚI VỊ TỪ TRAO/TẶNG
4.4.4 Tạo tác (effective)
Tính chất hoàn thành của cho/give còn tạo điều kiện cho chúng thay thế được một số vị từ tạo tác. Ở đây quan hệ Tác thể - Thụ thể giữa người cho và người nhận (x làm cho y phải chịu đựng z) được thể hiện rất rõ: Tác thể là người thực hiện hành động và Thụ thể là người tiếp nhận kết quả của hành động ấy, chịu tác động trực tiếp của hành động ấy, và thông thường tác động đó là tiêu cực, có hại cho Thụ thể. Đối thể không phải là một thực thể có sẵn, tồn tại trước khi hành động xảy ra mà là kết quả hành động của người cho hoặc của hành động giữa người cho và người nhận. Ví dụ:
- Cứ như mọi hôm thì anh đã cho thị cái tát.
(Nam Cao - Trẻ con không được ăn thịt chó)
- Y sẽ cho một phát đạn xuyên qua trán.
(Nguyên Hồng - Chuyện cái xóm tha hương)
- Anh cứ cầm dao thí cho tôi một nhát.
(Nguyên Hồng - Những ngày thơ ấu)
- Tôi tặng hắn một quả đấm vào giữa mặt. - Hắn cho con chó cái đạp.
- I gave him a fatal blow in the face.
Tôi cho hắn một đòn chí mạng vào giữa mặt. - Give the car a push!
Đẩy cho cái xe một cái nào!
Nói chung, trong nghĩa mở rộng này, vị từ trao/tặng được dùng như những vị từ tạo tác, quan hệ Tác thể với Thụ thể được nhấn mạnh và hình ảnh trọng tâm thường là vật trao/tặng, tức là cái kết quả của hành động, do vậy thông thường nó ít nhất phải có đặc trưng [specific] (cụ thể). Chính vì thế, Thụ thể được xếp ngay sau vị từ, và Đối thể ít nhất phải có lượng từ hoặc loại từ
(quantifier/classifier) đi kèm để thể hiện đặc trưng [specific] của nó, ví dụ không thể nói *Hắn cho con chó đạp. *Bố nó cho nó roi. *Tôi cho hắn đấm. 4.4.5 Tầm mức (extent)
Một vật z nào đó sau khi sự tình trao/tặng diễn ra chuyển từ trạng thái ban đầu là nằm trong phạm vi kiểm soát - sở hữu của đối tượng x sang phạm vi kiểm soát - sở hữu của đối tượng y. z cũng có thể xuất phát từ một nguồn x
nào đó, dịch chuyển qua một lộ trình (path) tới đích y thì kết thúc chuyển động.
Tính chất kết thúc có kết quả của cho, give đã được nhiều tác giả khẳng định. Khi phân loại các nhóm động từ trong mối quan hệ với cấu trúc lôgíc, Van Valin (1993:34 - 35) đã đề cập đến bốn nhóm như sau:
TRẠNG THÁI STATES KẾT QUẢ ACHIEVEMENTS SỰ HOÀN THÀNH ACCOMPLISHMENTS HOẠT ĐỘNG ACTIVITIES 1 2 3 4 be cool (lạnh) have (có) know (biết) believe (tin) receive (nhận được) learn (học) realize (nhận ra) die (chết) give (cho) teach (dạy) convince (thuyết phục) kill (giết) swim (bơi) walk (đi bộ) talk (nói) think (nghĩ)
Ông sử dụng một số phép thử để kiểm tra cách phân loại này như chúng có xuất hiện ở dạng tiếp diễn, với các trạng từ (adverb) như vigorously (mạnh mẽ), actively (tích cực), có ý nghĩa gây khiến, v.v... hay không. Như bảng
trên cho thấy, give (cho) được xếp vào nhóm động từ chỉ sự hoàn thành, nghĩa là hành động diễn ra có kết quả cụ thể. Về cấu trúc lôgíc, các động từ nhóm 3 ở trên có dạng Φ GÂY KHIẾN Ψ, trong đó Φ thường là một vị ngữ hoạt động và Ψ là một vị ngữ hoàn thành hoặc một vị ngữ hoạt động (Van Valin, 1993:36), ví dụ như
- Louise showed the painting to Sam. Louise cho Sam xem bức họa.
có cấu trúc lôgíc là
[làm (Louise)] GÂY KHIẾN [TRỞ NÊN thấy được (Sam, bức họa] hay
- Louise gave the painting to Sam Louise đưa bức họa cho Sam
[làm (Louise)] GÂY KHIẾN [TRỞ NÊN có được (Sam, bức họa]
Quan niệm và cách thể hiện cấu trúc lôgíc này trùng với quan điểm về cấu trúc ý niệm (conceptual structure) của Jackendoff (1995) đã đề cập tới ở nhiều phần trước. Nhóm KẾT QUẢ và SỰ HOÀN THÀNH thoạt trông có vẻ rất giống nhau nhưng theo Van Valin lý giải, chúng có những điểm khác biệt về ngữ nghĩa cũng như hoạt động cú pháp, như cặp die (chết) và kill (giết), cho nên ông xếp chúng vào hai nhóm khác nhau. Nghiên cứu này không đi sâu vào những điểm ấy, nhưng việc xếp give (cho) vào nhóm động từ chỉ sự hoàn thành của Van Valin đã chứng minh cho luận điểm ở đây. Newman (1996) cũng khẳng định tính chất hoàn thành của give/cho.
Nhờ những đặc điểm nói trên, cho có thể được sử dụng như một công cụ từ (functional word) để đánh dấu quãng thời gian mà một hành động hay trạng thái nào đó kéo dài cho đến lúc kết thúc, ví dụ:
- Mồng một tết đã đổ vỡ thế thì có mà rông cho cả năm. - Ông ấy có mà nói cho cả tiếng đồng hồ chứ mấy phút gì.
hoặc cho đến lúc đạt được một mức độ hoàn thành hay một kết quả nào đó, ví dụ:
- Chạy cho nhanh không chúng nó bắn chết. - Ăn cho rõ no vào.
- Luyện cho đôi chân vượt đường xa không mỏi. Luyện cho tinh thần là chỉ tiến không lui.
(Phạm Tuyên - Chiếc gậy Trường Sơn)
- Anh càng yêu em càng hăng say xây cho nhà cao cao mãi.
(Phan Huỳnh Điểu - Những ánh sao đêm)
-Giọng em ngân lên rằng thương nhau cho trọn.
(Trần Hoàn - Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm)
Khác với cho trong tiếng Việt, give trong tiếng Anh không có khả năng hoạt động như tác tử đánh dấu vai Tầm mức (Extent).