Tác giả thứ ba cần được đề cập là Jackendoff (1995) Để có thể nhìn nhận rõ hơn các vai nghĩa, Jackendoff đề xuất cách tổ chức chúng thành

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu có vị ngữ là vị từ mang ý nghĩa trao tặng (Trang 25 - 28)

nhìn nhận rõ hơn các vai nghĩa, Jackendoff đề xuất cách tổ chức chúng thành các bậc (tier) tương tự như Van Valin (1993). Tại bậc không gian (spatial tier), các vai không gian được phân bổ, bao gồm các vai như Đối thể (Theme), Đích (Goal), Nguồn (Source), Địa điểm (Location). Bậc không gian này cung cấp các „tư liệu đầu vào‟ (input) cho bậc hành động (actional tier). Ở bậc hành động, các vai phi không gian (non-spatial) được phân bổ, bao gồm Tác thể (Agent), Nghiệm thể (Experiencer), Thụ thể (Patient), Đắc lợi thể

(Beneficiary), Công cụ (Instrument). Đến lượt nó, bậc hành động này lại cung cấp „tư liệu đầu vào‟ cho các bậc khác, ví dụ như bậc hình thái để đánh dấu các vai, bậc cấu trúc cú pháp, v.v. Ví dụ:

-John gave my brother the book.

John đưa anh tôi cuốn sách.

hay - John gave the book to my brother. John đưa cuốn sách cho anh tôi.

có thể được phân tách thành các bậc như bậc chủ đề (thematic tier), bậc hành động (the action tier), bậc chuyển động (the motion tier), trong đó các vai nghĩa được phân bổ như sau:

John gave my brother the book

Thematic Tier Agent Tác thể

Recipient Tiếp thể

Theme Đối thể Action Tier Actor

Hành thể Motion Tier Source

Nguồn

Goal Đích

Như vậy, Jackendofff tiếp tục khẳng định quan điểm của mình là không phải tất cả mà chỉ có một số vai nghĩa liên hệ với các thành tố cú pháp một cách trực tiếp. Mặt khác, cách tổ chức bậc vai nghĩa như vậy của ông có thể minh chứng cho việc tại sao nhiều tham thể có thể đóng cùng một vai, hay một tham thể có thể cùng một lúc đảm nhiệm nhiều vai chứ không phải theo quy tắc ánh xạ (mapping) một-đối-một giữa các thành tố của mỗi bậc cấu trúc như Chomsky từng tuyên bố. Ví dụ như không phải mọi vai nghĩa ở bậc không gian đều ánh xạ lên đầy đủ ở bậc hành động, thậm chí bậc hành động của một số vị ngữ còn bị trống nữa, chẳng hạn:

- Bill heard the music – Bill nghe thấy bản nhạc.

Bậc không gian: Bill – Đích, bản nhạc - Nguồn Bậc hành động: trống.

Tuy nhiên, Jackendoff không giải thích lý do tại sao bậc hành động lại bị trống trong khi ông cho rằng bậc không gian cung cấp „đầu vào‟ (input) cho bậc hành động. Đây là một điểm chưa được làm rõ trong quan niệm của Jackendoff.

Ông cho rằng vai nghĩa là một bộ phận ở cấp độ cấu trúc ý niệm (conceptual structure) chứ không phải là bộ phận của cú pháp. Ông coi các vai nghĩa là các vị trí cấu trúc trong cấu hình ý niệm (conceptual configuration). Do vậy, các thuật ngữ như Đối thể, Tác thể vẫn chưa phải là những khái niệm gốc trong lý luận ngữ nghĩa mà mới chỉ là các quan hệ được xác định qua kết cấu trong cấu trúc ngữ nghĩa, cũng giống như khái niệm Chủ ngữ, Tân ngữ chỉ được xác định qua vị trí của chúng ở cấu trúc cú pháp vậy. Vai nghĩa nằm ở các bậc khác nhau tùy theo độ nông sâu của chúng trong cấu trúc ý niệm. Cấu trúc tham tố (argument structure) chỉ là một bộ phận của cấu trúc ý niệm mà cú pháp „nhìn thấy‟ được. Ông cho rằng không có một vai nghĩa nào là dạng mặc định (default) như „Đối cách‟ (Objective case) mang tính chất trung hòa (neutral) như Fillmore đề xuất. Không phải cứ không xác định được rõ một danh ngữ (NP) mang vai gì thì quy nó về vai Đối thể (Theme) hay Thụ thể (Patient) là xong. Mỗi một NP ứng với một vị trí tham thể cụ thể trong cấu trúc ý niệm và được phân ít nhất là một vai nghĩa cụ thể.

Ngoài ra, muốn phân biệt được các vai nghĩa còn phải tính tới cách thức hoạt động của chúng theo các quy tắc suy diễn (rules of inference) như thế nào. Chẳng hạn như khi vật thể x kết thúc một quá trình di chuyển từ vị trí A đến vị trí B, vật thể x sẽ ở tại vị trí B, ví dụ Nó đi đến trường thì kết quả

đã hoặc sẽ ở trường. Vai Đích như vậy sẽ bao hàm ý nghĩa của vai Địa điểm. Các khả năng suy diễn này nằm ngay trong cấu trúc với các danh ngữ (NP) được phân vai.

Tuy nhiên, khi dùng thuật ngữ „tier‟, Jackendoff có hàm ý phân định tư cách, thứ hạng của các bậc nghĩa, tùy theo độ nông sâu cố định của chúng trong cấu trúc ý niệm (conceptual structure). Song Jackendoff chưa làm rõ được bậc nào sâu hơn bậc nào trong cấu trúc ý niệm, hoặc chưa giải thích rõ lý do tại sao lại coi bậc này sâu hơn bậc kia.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu có vị ngữ là vị từ mang ý nghĩa trao tặng (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)