Vật đƣợc định vị (Trajector) và Mốc định vị (Landmark)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu có vị ngữ là vị từ mang ý nghĩa trao tặng (Trang 126 - 128)

TRÊN CẤU TRÚC CÚ PHÁP CỦA CÂU VỚI VỊ TỪ TRAO/TẶNG

4.1.2 Vật đƣợc định vị (Trajector) và Mốc định vị (Landmark)

Cách thức nhìn nhận, diễn giải và mô tả sự tình không chỉ phụ thuộc vào vị trí, điểm quan sát hay góc nhìn của người phát ngôn mà còn phụ thuộc vào sự lựa chọn của người phát ngôn đối với các đối tượng tham gia sự tình: người đó lấy đối tượng nào là điểm quy chiếu, đối tượng nào là vật được định vị. Điểm quy chiếu, hay Mốc định vị (Landmark - LM) là điểm mốc để quy chiếu, xác định vị trí cho một đối tượng khác - đối tượng được định vị (Trajector) (Langacker, 1987, 1991 và Lee, 2001). Ví dụ:

(i) The lamp is above the table. Cái đèn ở phía trên cái bàn.

(ii) The table is under the lamp. Cái bàn nằm bên dưới cái đèn.

(Lee, 2001:3)

Trong (i) the table/cái bàn được lấy làm Mốc định vị, còn the lamp/cái đèn là đối tượng được xác định vị trí. Ngược lại, trong (ii), the lamp/cái đèn lại được lấy làm Mốc định vị và the table/cái bàn là Vật được định vị. Việc lựa chọn đối tượng nào làm Mốc định vị, đối tượng nào là Vật được định vị là do chủ quan của người phát ngôn quyết định . Dĩ nhiên, có những cách lựa chọn tỏ ra hợp lý và tự nhiên hơn những cách khác, ví dụ

- The pen is on the table – Cái bút nằm trên bàn.

được coi là một câu bình thường, trong khi

?The table is under the pen – Cái bàn nằm dưới cái bút.

(Lee, 2001:4)

khó được chấp nhận hơn. Việc ông B trong câu chuyện vui dân gian đã dẫn ở mục 4.1.1 chọn cái áo là Mốc định vị và bản thân ông ta là Vật được định vị cũng là một cách lựa chọn không bình thường. Những hình ảnh nổi tiếng

dưới đây đã được rất nhiều tác giả sử dụng để minh hoạ cho những khái niệm vừa đề cập ở trên:

(i) (ii)

(Frege, 1974:24-25)

Hình ảnh (i) có thể được mô tả là một con vịt hoặc một con thỏ, còn hình ảnh (ii) có thể là khuôn mặt hai người, cũng có thể là một bình cắm hoa, tuỳ theo những góc độ tri nhận khác nhau, những độ nổi bật khác nhau giữa các đối tượng, v.v.

Trong câu với vị từ trao/tặng, Newman (1996) xác định rằng bất kỳ thực thể nào trong ba thực thể tham gia sự tình trao/tặng đều có thể đóng vai trò của Vật được định vị (Trajector – TR), tức là về cú pháp chúng đều có thể làm chủ ngữ. Ví dụ:

The teacher gave the girl a book.

(Thầy giáo đưa cho cô bé cuốn sách). The teacher gave a book to the girl.

(Thầy giáo đưa cuốn sách cho cô bé). The girl was given a book by the teacher.

(Cô bé được đưa cho cuốn sách bởi thầy giáo). The book was given to the girl by the teacher.

(Cuốn sách được đưa cho cô bé bởi thầy giáo).

Về cơ bản, quan hệ TR-LM (Vật được định vị - Mốc định vị) là quan hệ trong đó có một thực thể chuyển động so với một mốc tĩnh nào đó. Trong câu với

vị từ trao/tặng như ví dụ trên, có thể coi thực thể chuyển động cuốn sách là TR và cô bé là LM. Một bộ phận thân thể nào đó của cô bé có thể chuyển động, chẳng hạn như bàn tay và/hoặc cánh tay. Tuy nhiên, có thể coi cô bé là một thực thể đơn nhất tại một địa điểm nhất định và cuốn sách chuyển động tới địa điểm đó. Ngoài ra, còn một quan hệ TR-LM nữa chồng lên quan hệ TR-LM nói trên, đó là quan hệ giữa thầy giáo cuốn sách: người cho Thầy giáo là thực thể kiểm soát sự chuyển động của cuốn sách, và do vậy được coi là TR so với LM cuốn sách. Hai “lớp” quan hệ TR-LM này có thể hình dung như sơ đồ sau, với TR1 thể hiện “TR tác thể” và TR2 thể hiện “TR thực thể động”:

LM2 TR2

The teacher gave the girl a book.

TR1 LM1

(Newman, 1996: 40-42)

Tuy nhiên, trong các phần sau đây, để cho giản tiện và dễ hình dung, chỉ có một TR được chỉ rõ, còn những thực thể khác đều được thể hiện là LM.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu có vị ngữ là vị từ mang ý nghĩa trao tặng (Trang 126 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)