Diễn tố thứ ha

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu có vị ngữ là vị từ mang ý nghĩa trao tặng (Trang 82 - 88)

TRONG CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN CỦA CÂU VỚI VỊ TỪ TRAO/TẶNG

2.3.2 Diễn tố thứ ha

Diễn tố thứ hai tham gia vào cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ trao/tặng thể hiện đối tượng người tiếp nhận vật trao/tặng. Không bị giới hạn

bởi các đặc trưng cần thiết như diễn tố thứ nhất, diễn tố thứ hai này có thể là bất cứ thực thể nào, động vật tính hay phi động vật tính, trừu tượng hay cụ thể. Nó không kiểm soát, quản lý diễn tiến của hành động. Tuy nhiên, nó lại là định hướng của hành động, là điểm tới và điểm kết thúc sự dịch chuyển của vật trao/tặng. Sau khi hành động trao/tặng hoàn tất, vật trao/tặng dừng lại tại điểm kết thúc đó, tức là nằm trong phạm vi mà người/vật tiếp nhận này có quyền kiểm soát và sở hữu. Với những ý nghĩa đó, người/vật tiếp nhận thoả mãn những tiêu chí để được gọi là Tiếp thể (Recipient), đồng thời là Đích (Goal). Ví dụ:

- Người cho em tất cả là Bác Hồ Chí Minh.

- Mary Quyri dành cả cuộc đời mình cho khoa học. Mary Curie devoted her life to science.

- Grandpa gave him a box of chocolate on his birthday. Ông cho hộp sôcôla vào ngày sinh nhật. - He handed the report to me.

Ông ấy đưa bản báo cáo cho tôi.

Thực ra một tham thể Đích điển dạng (protypical Goal) phải là một thực thể tĩnh nằm tại đầu mút của một con đường xác định trong chuyển động của một thực thể khác. Sự tình trao/tặng ở đây không bao hàm một thực thể nào thực sự là một Đích điển dạng như vậy. Vật trao/tặng luôn luôn gắn liền với người cho hoặc người nhận, chẳng hạn như trên tay của một trong hai người đó, tức là không có một con đường nào cụ thể, rõ ràng cho sự chuyển dịch của vật trao/tặng cả. Cũng không có một thực thể nào hoàn toàn tĩnh làm điểm mốc cho sự dịch chuyển của vật trao/tặng, bởi người nhận cũng phải cử động chí ít là bàn tay mình để đón lấy vật trao/tặng từ người cho. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận người nhận như một thực thể có kích thước đáng kể, toàn vẹn và tương đối thụ động trong sự tình trao/tặng, và con đường chuyển động của

vật trao/tặng là một không gian trừu tượng bắt đầu từ người cho và kết thúc tại người nhận thì vẫn có thể coi người nhận là Đích được. Từ (word) trong tiếng Anh và tiếng Việt đều không biến đổi hình thái để đánh dấu vai nghĩa này, nhưng ở nhiều ngôn ngữ biến hình khác, vai nghĩa Đích của tham thể người nhận được đánh dấu hiển ngôn, chẳng hạn như tiếng Phần Lan

Annan kirja-n teil-lle.

give:PRES:1SG book-ACC youSG/PL-ALL6 “Tôi (sẽ) đưa cuốn sách cho anh/các anh”.

(Newman, 1996:89)

Tuy nhiên, trong tiếng Anh, giới từ to là một giới từ vốn được dùng để đánh dấu Đích trong nhiều trường hợp khác nhau, ví dụ the road to Auckland – con đường tới Auckland biểu thị một lộ trình không gian tới một thực thể làm mốc định vị, hay five minutes to three – (năm phút nữa thì tới 3 giờ) 3 giờ kém 5 phút biểu thị một khoảng thời gian cho tới một thời điểm cụ thể, She walked to the store – Cô ấy đi bộ tới cửa hàng biểu thị một chuyển động theo một lộ trình không gian tới điểm đến. Giới từ này cũng được dùng để đánh dấu người nhận trong các trường hợp như She gave the book to me – Cô ấy đưa cuốn sách cho tôi. Điều đó chứng tỏ việc coi người nhận là Đích là một điều hợp lý và có cơ sở.

Như đã thảo luận, khi vật trao/tặng dịch chuyển tới Đích, nó sẽ định vị tại điểm kết thúc đó nên đôi khi Đích được thay thế bằng Địa điểm. Ví dụ:

- He sent Chicago a letter.

Anh ấy gửi Chicagô một bức thư.

6

PRES: present – hiện tại, SG: singular – số ít, ACC: accusative – đối cách, PL: plural – số nhiều, ALL: allative case (Hướng cách) – cách hình thái (morphological case) để đánh dấu đích trong chuyển động của một vật thể (movement to)

- She forwarded the message to my emailbox.

Cô ấy chuyển thông điệp vào hộp thư điện tử của tôi. - Please transfer the payment into my Vietcombank account!

Làm ơn chuyển tiền thanh toán vào tài khoản của tôi ở Ngân hàng Vietcombank.

Bằng chứng cho thấy người nhận được đánh dấu hiển ngôn là Địa điểm có thể thấy ở một số ngôn ngữ như „s‟ trong tiếng Hy Lạp hiện đại và „ki‟ trong tiếng Maori, ví dụ:

Éδosa s ton Jáni to vivlío

gave:1SG to ART John:ACC ART book:ACC “Tôi đưa cuốn sách cho John”.

Kei te hòatu a Pita i te wai ki a Mere

PRES give ART Peter OBJ ART water to ART Mary7 “Peter đang đưa nước cho Mary”.

(Newman, 1996:94)

Ngoài ra, tương ứng với vai Nguồn của diễn tố thứ nhất, diễn tố thứ hai có thể đảm nhiệm vai Nghiệm thể khi nó phải trải qua một quá trình nào đó để tạo ra vật trao/tặng, hoặc đạt được một đặc tính, một phẩm chất hay một tính cách nào đó. Ví dụ:

- Nắng nhiều cho gạo mùa một hương vị đặc biệt, thơm ngon hơn hẳn gạo chiêm vì mùa xuân hay mưa.

More hours of strong sun gives the summer rice crop a special taste much better than that of the spring crop when rain prevails. - Tempering steel gives it the required hardness.

(Tôi thép cho độ cứng cần thiết.)

7

ART: article – mạo từ/quán từ, OBJ: objective case – tân cách, hoặc Object – Tân ngữ, PRES: present - thời hiện tại

Tôi thép làm cho thép đạt độ cứng cần thiết. - Her suicide gave everyone a great shock.

(Việc cô ấy tự tử cho mọi người một cú sốc lớn) Cô ấy tự tử làm mọi người vô cùng sửng sốt. - Who gave you the news about her divorce?

(Ai cho cậu tin về việc ly dị của cô ta?) Ai bảo anh cô ấy ly dị?

Với ý nghĩa được hưởng một quyền lợi nào đó qua hành động trao/tặng, được quyền sở hữu và/hoặc kiểm soát, sử dụng vật trao/tặng, diễn tố thứ hai còn đảm nhiệm vai Đắc lợi thể. Trong nhiều ngôn ngữ, vai Đắc lợi thể của tham thể chỉ người nhận được đánh dấu hết sức rõ ràng, chẳng hạn bằng giới từ cho trong tiếng Việt, iįn trong tiếng Chrau (tiểu nhóm Nam Bahna, nhóm Môn-Khmer ở Việt Nam), hay nu trong phương ngữ Sumambuq của tiếng Murut (Austronesian, Sarawak), ví dụ:

an pih něh iįn I give knife him BEN8

“Tôi đưa con dao cho anh ta”.

Tinakan ku duit nu ulun hiyô

gave I money BEN person that “Tôi đưa tiền cho người ấy”.

(Newman, 1996:96)

Thực tế, do giới từ for thường được dùng để đánh dấu vai Đắc lợi thể nên hiện tượng dùng for me trong các cấu trúc với give cũng khá phổ biến ở nhiều trẻ em bản ngữ tiếng Anh từ khi bắt đầu học nói cho đến khoảng 22 tháng, ví dụ:

- Laura gave that for me.

Laura đưa nó cho con.

- Tommy gave that necklace for me. Tommy tặng cái vòng cổ cho em. - Mommy gave that cereal for me to eat.

Mẹ cho con bánh ngũ cốc để ăn/ ăn bánh ngũ cốc.

(Newman, 1996:97)

Đây cũng là một lý do khiến lỗi sử dụng giới từ for to lẫn lộn với nhau là một lỗi khá phổ biến đối với người Việt học tiếng Anh.

Trong những trường hợp đặc biệt, khi cho được dùng ở nghĩa phái sinh, nghĩa ẩn dụ, thay thế cho những vị từ tạo tác như tát, đấm, đạp, v.v. thì diễn tố thứ hai hoàn toàn là Thụ thể - đối tượng chịu tác động trực tiếp của hành động (cụ thể hơn là Sufferer - Kẻ chịu đựng, theo Gasser 2003, hay Maleficiary - Bị hại thể, theo Diệp Quang Ban 2004). Ví dụ:

- Cứ như mọi hôm thì anh đã cho thị cái tát. - Tôi cho một đạp.

- The car refused to start, so he gave it a kick.

Cái xe không chịu nổ nên anh ta cho cái đá. - Let‟s give him a scare!

(Chúng ta hãy cho hắn một nỗi sợ) Cho hắn sợ một trận.

- Why don‟t you give it a try?

(Sao anh không cho một lần thử)

Sao anh không thử một lần/ cho nó thử một lần?

Như vậy, các vai nghĩa mà diễn tố thứ hai có thể đảm nhận gồm: Tiếp thể, Nghiệm thể, Đích, Địa điểm, Đắc lợi thể và cả Thụ thể (Kẻ chịu đựng) nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu có vị ngữ là vị từ mang ý nghĩa trao tặng (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)