TRONG CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN CỦA CÂU VỚI VỊ TỪ TRAO/TẶNG
2.3.3 Diễn tố thứ ba
Diễn tố thứ ba tham gia vào cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ trao/tặng thể hiện đối tượng vật trao/tặng. Vật trao/tặng có thể là một thực thể vật chất cụ thể, có thể là một thực thể trừu tượng. Nó có thể xác định hoặc bất định, cá thể hoá hoặc không, tức là có những đặc trưng [± xác định] (definite), [± cá thể] (individuated). Diễn tố thứ ba này thường được gọi là Đối thể (Theme). Ví dụ:
- Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền đó có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
They are endowed with unalienable rights, among which are the rights to life, to liberty and the pursuit of happiness.
- Bính mời bà cụ lại hàng mình, nhường cái ghế con cho bà cụ ngồi. - Người nhà đi ngủ rừng, nhường chỗ cho khách.
- Mother gave him her original beauty, and Father gave him unusual strength.
Mẹ cho anh ta vẻ đẹp độc đáo của mình, còn Cha cho anh ta sức mạnh phi thường.
Vật trao/tặng có thể là một vật hiện hữu từ trước, thuộc quyền kiểm soát - sở hữu của diễn tố thứ nhất, song cũng có thể là một sản phẩm được tạo ra qua một quá trình nào đó trong diễn tố thứ nhất hoặc diễn tố thứ hai, ví dụ:
- Cô giáo cho bài giảng yêu xóm làng thiết tha. - All what the earth gives will belong to human.
Tất cả những gì đất cho sẽ thuộc về người. - This tree no longer gives fruits.
Cái cây này chẳng còn cho hoa trái gì nữa.
Trong tiếng Anh, với một số vị từ có ý nghĩa hiến/tặng (thuộc nhóm hướng thượng), vật trao/tặng còn được đánh dấu như Công cụ (Instrument). Ví dụ:
- I presented her with a book.
Tôi tặng cô ấy quyển sách.
giống như trong
- I cut the tree with an axe.
Tôi chặt cây bằng rìu.
Theo Newman (1996:105-106), tiếng Tây Greenland, Babungo (Bantu, Cameroon), Latin cũng có sự biến hình từ hoặc sử dụng giới từ tương tự để đánh dấu vật trao/tặng như Công cụ, ví dụ:
Mə` kò Làmbí nə` fá
I give:PERF Lambi with thing9 I gave something to Lambi.
Tôi đưa cái gì đó cho Lambi (tiếng Babungo).
hoặc ABL (ablative case) là ly cách – cách hình thái (morphological case) để đánh dấu công cụ trong tiếng Latin:
Rubrium corònà dònàstì
Rubrius-ACC crown-ABL you-presented You presented Rubrius with a crown.
Bạn tặng Rubrius một chiếc vương miện.
Litteràs stilò scrìpsit
Letter-ACC pencil-ABL wrote He/She wrote the letter with a pencil.
Anh/Cô ta viết thư bằng bút chì.
9
Theo ý nghĩa này, vật trao/tặng được nhìn nhận như một loại công cụ để thực hiện việc trao/tặng – sự tương tác liên nhân giữa hai đối tượng người cho và người nhận.
2.4 TIỂU KẾT
Như vậy, chương này đã áp dụng một thủ pháp nhận diện vai nghĩa và cũng là những bước đầu tiên trong quy trình phân tích cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu để xác định các lớp nghĩa và vai nghĩa của các tham thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu.
Như đã giới thiệu trong chương 1, vấn đề nhận diện và phân loại vai nghĩa lâu nay gặp nhiều khó khăn, chưa thống nhất vì mỗi tác giả có thể theo những quan điểm khác nhau, cách thức khác nhau. Phương pháp nhận diện vai nghĩa do Mylne đề xuất (2000) với việc lấy 3 đặc trưng [Control], [Experience] và [Affected] làm tiêu chí là một phương pháp đơn giản, thuận tiện. Kết hợp với phương pháp đó của Mylne, luận án đề xuất phương pháp nhận diện vai nghĩa như sau:
Bước 1: Xác lập các lớp nghĩa
Vị từ là trung tâm của câu về mọi phương diện. Vị từ quy định đối tượng nào được tham gia vào cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu (tức là các tham thể) và phân vai cho những tham thể ấy. Mỗi tham thể thường được phân một vai nhất định, song vị từ cũng có thể phân nhiều vai cho cùng một tham thể. Sự phân vai này phụ thuộc vào ngữ nghĩa của vị từ. Do vậy, muốn hiểu rõ cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu và nhận diện được các vai nghĩa của các tham thể, trước hết phải phân tích các nghĩa hệ thống (sense) trong ngữ nghĩa của vị từ. Các quan hệ nghĩa giữa vị từ với các tham thể ở mỗi nghĩa hoặc nhóm nghĩa tạo nên các lớp nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu. Các trường hợp được phân tích trong chương này đã cho thấy cấu trúc
nghĩa biểu hiện của câu với vị từ trao/tặng gồm 4 lớp nghĩa: kiểm soát – sở hữu, không gian – động, lợi ích, và quyền lực.
Bước 2: Xác định vai nghĩa của các tham thể trong từng lớp nghĩa
Sau khi đã phân lập được các lớp nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu, bước tiếp theo là xác định mỗi lớp nghĩa đó đòi hỏi những tham thể nào, chúng có những đặc trưng gì, thỏa mãn những điều kiện gì để đảm nhận vai nghĩa này hay vai nghĩa khác. Qua đó sẽ xác định được vai nào là cơ bản, vai nào là kiêm nhiệm, vai nào có tầm quan trọng chủ đạo, bao trùm hơn cả, vai nào mờ nhạt hơn, hay nói nôm na là vai nào „nổi‟ hay „chìm‟ hơn các vai nghĩa khác. Đây cũng là một phương án khả thi để giải quyết những điểm lâu nay chưa thống nhất về việc xác định vai nghĩa của các tham thể, như những trường hợp đã đề cập ở chương 1.
Hai bước trên cũng là hai bước đầu tiên trong quy trình phân tích cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu. Ba tham thể xác định được trong chương này là những diễn tố - những tham thể bắt buộc trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ trao/tặng. Mô hình cấu trúc nghĩa biểu hiện cơ sở của câu sẽ là:
(M1) CHO <Tác thể; Tiếp thể; Đối thể >
Bảng 6 đã thể hiện những vai nghĩa và đặc trưng cơ bản của ba diễn tố nói trên. Qua phân tích trong mục 2.2, bảng 7 dưới đây bổ sung vào bảng 6 những vai nghĩa mà ba diễn tố có thể đảm nhiệm:
Diễn tố thứ nhất Diễn tố thứ hai Diễn tố thứ ba
Tác thể Chủ thể Nguồn Địa điểm Công cụ Tiếp thể Đích Nghiệm thể Địa điểm Đắc lợi thể Thụ thể Đối thể Tạo thể Công cụ
Bảng 7: Các vai nghĩa của ba diễn tố trong cấu trúc nghĩa biểu hiện cơ sở của câu với vị từ trao/tặng
CHƯƠNG 3