Mơ hình hình thức của tham thoại dẫn nhập trong cặp thoạ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ hội thoại trong thể loại phỏng vấn (trên tư liệu báo in tiếng việt hiện nay) (Trang 64 - 68)

6. Bố cục của luận án

2.1. Cấu trúc của tham thoại trong cặp thoại phỏng vấn

2.1.2. Mơ hình hình thức của tham thoại dẫn nhập trong cặp thoạ

Dựa vào số lượng cũng như vị trí phân bố của HVCH và HVPT trong TT, về lí thuyết sẽ có rất nhiều kiểu cấu trúc triển khai của TT. Tác giả Phạm Văn Thấu thống kê có 24 kiểu mơ hình hình thức của TT trong giao tiếp nói chung [xem thêm 131]. Tuy nhiên, qua khảo sát tư liệu phỏng vấn báo in, có thể mơ hình hóa các kiểu cấu trúc TTDN của nhà báo như sau:

(1) PT CH

(56) – A: Nơng nghiệp nước ta vẫn cịn rất nhiều hạn chế như sản xuất manh mún,

nhỏ lẻ, rủi ro cao… (1) Vậy tại sao Nhật Bản lại chọn Việt Nam để đầu tư vào nông nghiệp, thưa ông?(2) (NTNN, 21/12/2015)

TTDN trên gồm hai hành vi: hành vi chê A-(1) là HVPT; hành vi hỏi A-(2) là HVCH. Trong kiểu mơ hình này, HVPT đi trước đảm nhiệm vai trò “dọn đường” về nội dung cũng như thăm dị tâm lí của ĐTPV, dẫn nhập cho HVCH hỏi của nhà báo ở phía sau. Kết quả khảo sát tư liệu cho thấy đây cũng chính là kiểu cấu trúc phổ biến nhất trong TTDN của phóng viên, chiếm đến 46,5 %.

Ngồi ra, TTDN trong phỏng vấn cịn có các kiểu mơ hình cấu trúc sau:

(2) CH

(57) – A: Xin ông cho biết dấu ấn của Việt Nam trong việc hình thành cộng đồng

ASEAN? (NTNN, 1/1/2016)

TTDN trên chỉ có một HVCH là hành vi hỏi. Loại TTDN này được nhà báo sử dụng khá nhiều (chiếm 11,2% tổng số TTDN phỏng vấn của nhà báo). Tư liệu cho thấy trong dạng phỏng vấn thơng tin, đặc biệt khi ĐTPV có vị thế cao hơn nhà báo (SP1 < SP2) như phỏng vấn các chính khách, lãnh đạo các ban, ngành Trung ương thì mơ hình

này có nhiều ưu thế. Trước hết, đó là tính ngắn gọn, đề cập trực diện vào vấn đề cần hỏi để ĐTPV có thể cung cấp thông tin cần thiết và trực tiếp cho độc giả. Tuy nhiên, nếu trong một bài phỏng vấn mà nhà báo sử dụng quá nhiều dạng mơ hình TTDN này sẽ gây mất hứng thú cho ĐTPV đồng thời dễ làm cho độc giả nhàm chán. Chính vì vậy, khi tác nghiệp, nhà báo cần sử dụng linh hoạt nhiều kiểu mơ hình TTDN sao cho bài phỏng vấn trở nên hấp dẫn nhất.

(3) CH PT

(58) – A: Sự tàn phai nhan sắc có là nỗi ám ảnh của chị khơng? (1) Tôi tin chị

không thể đối đầu với thời gian – điều cho đến nay chưa ai thực sự làm được. (2)

(GĐ&XHCT, 12/2015)

Ở đây, hành vi hỏi A-(1) là HVCH, hành vi xác tín A-(2) là HVPT đứng sau HVCH để giải thích, hỗ trợ cho hành vi hỏi ở trước. Kiểu mơ hình này ít được nhà báo sử dụng trong phỏng vấn (chỉ chiếm 2,5%) trái ngược với mơ hình (1) có lẽ là do sự đường đột của câu hỏi và đơi khi chính sự đường đột này nên làm cho câu hỏi của phóng viên có thể chưa được tường minh đối với người được hỏi, do vậy HVPT phía sau có tác dụng như lời phụ chú cho HVCH.

(4) PT CH PT

(59) - A: Danh hiệu là Hoa hậu nhưng lại là tay ngang diễn xuất. (1) Bạn có sợ

sự non kinh nghiệm trong các vai diễn gây tác dụng ngược với vị trí mà bạn đang có trong lịng khán giả? (2) Hẳn bạn đã nghe nhiều lần về chuyện “bình hoa di động” trên phim…(3) (TGĐA, 8/2015)

TTDN trên có 3 hành vi: Hành vi trần thuật – đánh giá A-(1), hành vi hỏi A-(2) và hành vi trần thuật – thăm dò A-(3), trong đó hành vi A-(2) là HVCH. Ở kiểu mơ hình này, các HVPT có quan hệ tách biệt nhau về vị trí, nội dung mệnh đề cũng như chức năng ở lời. Các HVPT quây quần xung quanh HVCH, cùng hỗ trợ cho HVCH. Kiểu mơ hình này chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ (2,2%) trong tổng số các mơ hình hình thức của TTDN của nhà báo mà chúng tôi khảo sát được.

(5) PT PT CH

(60) - A: Màn chạm ngõ điện ảnh với vai Thủy Tiên trong Siêu nhân X của bạn

được đánh giá khá cao, đặc biệt là những màn “chinh chiến” võ thuật đẹp mắt (1). Tôi biết rằng, sau phim đó, bạn có khá nhiều lời mời (2). Vì sao bạn lại bỏ qua và chọn Con ma nhà họ Vương?(3) (TGĐA, 11/2015)

Ở TTDN trên, hành vi khen A-(1), hành vi trần thuật – thông báo (2) đều là HVPT hỗ trợ để nhà báo tiến hành HVCH hỏi (3). Ở mơ hình TT này, hai HVPT đều ở cùng một hướng, hỗ trợ, dẫn nhập cho HVCH hỏi ở phía sau. Nhiều nhà nghiên cứu gọi đây là kiểu liên kết tiến [9], [131]… Đây cũng chính là kiểu mơ hình được nhà báo sử dụng khá thường xuyên trong phỏng vấn (chiếm 22,4%, đứng thứ hai trong các kiểu mơ hình hình thức của TTDN phỏng vấn của nhà báo).

(6) CH PT PT

Trái ngược với cấu trúc (5), để linh hoạt hóa cách hỏi nhằm gây hứng thú cho ĐTPV, đôi khi nhà báo hỏi trước, sau đó mới sử dụng một số HVPT đi kèm.

(61) - A: Danh hiệu hoa hậu đã làm thay đổi sự nghiệp ca hát của bạn đúng khơng? (1) Nói như thế vì nếu để ý thấy tất cả các bài báo viết về ca sĩ Thùy Lâm không bằng một phần những bài viết về hoa hậu Thùy Lâm. (2) Và tơi có thể nói sự nghiệp ca hát của bạn đã từng không thành công. (3) (GĐ&XH CT, 1/2013)

Ở VD (61), hành vi trần thuật – giải trình A-(2) và hành vi chê A-(3) là những HVPT đi sau hỗ trợ cho HVCH hỏi A-(1). Các HVPT ở mơ hình này có quan hệ lùi, tức là chúng đứng sau và đều quay trở lại hỗ trợ, giải thích cho HVCH hỏi ở trước của nhà báo. Kiểu mơ hình này ít được nhà báo sử dụng trong phỏng vấn (chỉ chiếm 2,7%).

(7) CH1 CH2

(62) – A: Một gương mặt mà Vân ngưỡng mộ và muốn học hỏi sẽ là ai? (1) Tại

sao?(2)

- B: Là mẹ (1). (2) Mẹ ln là người phụ nữ mạnh mẽ, có ý chí kiên cường và thương con nhất. Mẹ vất vả bên đàn con nhưng lúc nào cũng dịu dàng, chỉ dạy từng đứa, những lúc có điều khó nghĩ tơi thường xin ý kiến của mẹ vì biết mẹ ln cho ý kiến bổ ích khi mình bối rối nhất, kể cả những nhân vật mình đóng. Tơi học nhiều từ mẹ.

(TP, 29/11/2015)

TTDN trên của nhà báo có hai HVCH A-(1) và A-(2) có cương vị ngang nhau, chúng khác nhau về nội dung mệnh đề và chức năng ở lời. HVCH A-(1) yêu cầu

ĐPTV cung cấp thông tin về chủ thể khiến ĐTPV ngưỡng mộ và muốn học hỏi,

HVCH A-(2) u cầu ĐTPV giải thích ngun nhân vì sao lại chọn người đó. Như vậy, TT của nhà báo có hai hành vi và là những HVCH trong cùng một lượt lời và chúng đều thực hiện chức năng dẫn nhập trong cặp thoại A-B, tạo nên những cặp tương tác

tương ứng. A (1) – B (1) và A (2) – B (2) (trong đó TTHĐ B-(2) gồm 3 phát ngơn). Kiểu mơ hình này cũng ít được nhà báo sử dụng trong phỏng vấn (chỉ chiếm 2,8%).

(8) PT CH1 CH2

(63) - A: Ở những kì Liên hoan phim Việt Nam trước, đạo diễn được chọn cho lễ

khai mạc và bế mạc đều là người của điện ảnh hoặc có tên tuổi rất nổi tiếng. (1) Khi được giao làm đạo diễn cho hai chương trình lễ quan trọng này của Liên hoan phim năm nay, cảm xúc của Nam như thế nào?(2) Nam có bị áp lực gì khơng? (3) (ĐAVN,

2/2015)

TT trên có ba hành vi: A-(1) là hành vi trần thuật – đánh giá hỗ trợ cho HVCH A- (2) và A-(3). Cả hai hành vi hỏi này đều có vai trị bình đẳng như nhau, có tư cách như nhau và đều thực hiện chức năng dẫn nhập trong TT.

(9) PT PT CH1 CH2

(64) - A: Bạn đẹp và có tài, đó là lợi thế để bạn “đá nhiều sân” trong giới giải trí

Việt. (1) Thế nhưng, người ta cứ thấy bạn loay hoay trong sự đa năng đó mà khơng thấy bạn bật sáng hẳn ở lĩnh vực nào đó. (2) Bạn nghĩ sao về điều này? (3) Mảng nào bạn thấy mình có hứng thú nhất? (4) (TGĐA, 11/2015)

Ở VD (66), hành vi khen A-(1), hành vi chê A-(2) đều là HVPT dẫn nhập cho hai HVCH hỏi A-(3) và A-(4).

(10) PT PT CH PT

(65) - A: Bạn có vẻ khá thẳng thắn và khơng ngại dư luận. (1) Tơi vẫn cịn nhớ

chuyện bạn tố nhà sản xuất ngay sau cuộc thi Bước nhảy Hoàn vũ 2015. (2) Bạn có nghĩ, làm trong showbiz thì sự khéo léo để tránh “ăn được vạ thì má đã sung” là cần thiết không? (3) Sau những lần thẳng thắn như vậy, hẳn cơ hội của bạn cũng rơi rớt đi ít nhiều… (4) (TGĐA, 11/2015)

Trong TT (65) chỉ có một HVCH A-(3) nhưng lại có đến 3 HVPT: hành vi khen A-(1), hành vi trần thuật – khẳng định A-(2), hành vi trần thuật – thăm dò A-(3). Các HVPT đều tập trung xung quanh và hướng đến HVCH. Nhìn chung, các kiểu mơ hình (8), (9), (10) đều ít được nhà báo sử dụng.

Có thể hình dung mức độ sử dụng các mơ hình hình thức của TTDN trong phỏng vấn báo in qua Bảng 2.3. sau:

Mơ hình hình thức TTDN Số lƣợng Tỉ lệ (%) PT CH 1632 46,5 CH 393 11,2 CH PT 87 2,5 PT CH PT 77 2,2 PT PT CH 786 22,4 CH PT PT 95 2,7 CH1 CH2 98 2,8 PT CH1 CH2 118 3,4 PT1 PT2 CH1 CH2 95 2,7 PT1 PT2 CH PT3 86 2,5 Mơ hình khác 42 1,1 Tổng 3509 100

Bảng 2.3. Mức độ sử dụng các kiểu mơ hình hình thức của TTDN trong cặp thoại phỏng vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ hội thoại trong thể loại phỏng vấn (trên tư liệu báo in tiếng việt hiện nay) (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)