Kết luận chương III

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu, chế tạo điện cực nhạy khí của cảm biến điện hóa từ vật liệu nanô perovskite LaMO3 (m = mn, fe, ni, co) luận án TS chuyên ngành vật liệu và linh kiện nano (Trang 87 - 89)

CHƯƠNG II : THỰC NGHIỆM

3.5. Kết luận chương III

+ Hệ cảm biến Pt/YSZ/LaFeO3 thể hiện độ nhạy và chọn lọc cao với khí NO2 so với các khí NO, CO, C3H8 và CH4. Các đặc tính nhạy khí và độ chọn lọc của cảm biến có thể liên quan tới đặc trưng xúc tác khí cũng như độ xốp và vi cấu trúc của bản thân điên cực oxit LaFeO3.

+ Theo chiều tăng của nhiệt độ nung ủ, sự thay đổi điện áp ∆V với khí NO2

của hệ cảm biến Pt/YSZ/LaFeO3 giảm nhanh tại nhiệt độ nung ủ Ts = 900

oC, sau đó tăng mạnh tới nhiệt độ Ts = 1300 oC và đạt cực đại tại nhiệt độ

Ts = 1200 oC. Các giá trị độ đáp ứng khác nhau đó có thể được giải thích là do quá trình nung ủ gây ra sự thay đổi các thông số như vi cấu trúc, độ xốp, hình thái và kích thước hạt của lớp oxit kim loại LaFeO3 và vùng biên của YSZ/oxit kim loại.

+ Hệ cảm biến Pt/YSZ/LaFeO3 với nhiệt độ nung ủ cao Ts = 1200 ◦C có độ nhạy đáng kể với khí NO2 ngay cả khi hoạt động ở nhiệt độ cao 600 và 650 oC. Điều này là một ưu điểm cho cảm biến Pt/YSZ/LaFeO3 ứng dụng trong môi trường có nhiệt độ cao.

+ Tính chất về thời gian hồi đáp của hệ cảm biến Pt/YSZ/LaFeO3 tại vùng nhiệt độ thấp thể hiện phức tạp liên quan đến các cơ chế như xúc tác dị thể, phản ứng điện hóa của khí ứng với mỗi điện cực.

CHƯƠNG IV: ẢNH HƯỞNG CỦA KIM LOẠI CHUYỂN TIẾP 3d ĐẾN ĐẶC TRƯNG NHẠY KHÍ CỦA CẢM BIẾN YSZ SỬ

DỤNG ĐIỆN CỰC LaMO3 (M = Mn, Fe, Co, Ni)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu, chế tạo điện cực nhạy khí của cảm biến điện hóa từ vật liệu nanô perovskite LaMO3 (m = mn, fe, ni, co) luận án TS chuyên ngành vật liệu và linh kiện nano (Trang 87 - 89)