CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU PEROVSKITE
1.5. Kết luận của chươn gI
+ Đặc trưng nhạy khí của vật liệu oxit kim loại liên quan đến hoạt tính xúc tác khí tại bề mặt của oxit kim loại đó. Ở đó, các khí oxy hóa/khử có xu hướng tương tác với oxit kim loại qua các ion oxy hấp phụ trên bề mặt (O2-, O-, O2-) làm thay đổi đặc trưng dẫn điện của vật liệu. + Cảm biến điện hóa rắn trên cơ sở chất điện ly rắn (oxit kim loại dẫn
ion O2-) và điện cực nhạy khí oxit kim loại với ưu điểm có độ ổn định, độ chọn lọc, hoạt động được ở nhiệt độ cao được quan tâm nghiên cứu nhiều cho mục đích đo khí thải từ quá trình đốt cháy nhiên liệu, đặc biệt là cho việc phát hiện khí NOx.
+ Cơ chế hoạt hoạt động của cảm biến điện hóa YSZ và điện cực oxit kim loại được cho là chịu ảnh hưởng của hai yếu tố chính: (1) phản ứng điện hóa do xúc tác khí tại vùng chuyển tiếp 3 pha “khí-chất điện ly-điện cực”, (2) phản ứng xúc tác khí dị thể của khí với oxit kim loại điện cực.
+ Vật liệu YSZ trên cơ sở oxit ZrO2 pha tạp Y2O3 (thường từ 8 đến 9% mol) thể hiện độ dẫn ion tốt ở nhiệt độ cao (>300 oC) hiện là chất điện ly được quan tâm nhiều nhất cho nghiên cứu cảm biến dạng khí điện hóa.
+ Các oxit đa kim loại với ưu điểm có tính chất xúc tác khí, tính chất dẫn điện phong phú (do kết hợp được nhiều kim loại với nhau) là vật liệu quan trọng cho nghiên cứu điện cực nhạy khí của cảm biến điện hóa rắn YSZ. Trong đo, hệ oxit perovskite trên cơ sở đất hiếm (La, Sm, Nd, v.v…) và kim loại chuyển tiếp 3d (Cr, Mn, Fe, Co, Ni, v.v..) là ví dụ điển hình về khả năng sử dụng cho điện cực nhạy khí của cảm biến điện hóa YSZ.