Hướng nghiên cứu về gắnkết với tổchức của giảngviên liên quan đến đặc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) gắn kết với tổ chức của giảng viên các trường đại học, cao đẳng (Trang 27 - 35)

9 .Cấu trúc của luận án

1.2.1. Hướng nghiên cứu về gắnkết với tổchức của giảngviên liên quan đến đặc

2014); các yếu tố thuộc về tổ chức như sự công bằng trong tổ chức, phong cách lãnh đạo…(Koopman,1999; Meyer và cộng sự, 2002; Cohen, 2007).

Trên cơ sở nghiên cứu về lịch sử của gắn kết với tổ chức của giảng viên có thể phân chia các nghiên cứu về gắn kết với tổ chức của giảng viên theo một số xu hướng cơ bản sau:

1.2.1. Hướng nghiên cứu về gắn kết với tổ chức của giảng viên liên quan đến đặc điểm cá nhân điểm cá nhân

Trong các tổ chức giáo dục, đặc điểm nhân cách của giảng viên là yếu tố được các nhà nghiên cứu về gắn kết với tổ chức của giảng viên quan tâm, tìm hiểu về mối quan hệ giữa tính cách, phẩm chất cá nhân của người giảng viên với các mức độ gắn kết của họ với tổ chức. Đặc điểm cá nhân giảng viên bao gồm đặc điểm nhân cách và đặc điểm nhân khẩu học, đây là các yếu tố được nhiều nhà nghiên cứu về gắn kết với tổ chức của giảng viên quan tâm (Kumar, 2010; Sadeghi và Yazdanbakhsh, 2014; Syed và cộng sự, 2015; Izzati và cộng sự, 2015; Khiavi và cộng sự, 2016; Idrus và Mukminin, 2016...) [55,78,44,53,42].

Các nhà nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ giữa tính cách, phẩm chấtcá nhân của người giảng viên với các mức độ gắn kết của họ với tổ chức thực hiện theo phương pháp phân tích các chân dung tâm lý sau đó phân trường các nhóm đặc điểm tính cách của một người giảng viên gắn kết với tổ chức; hoặc các nghiên cứu được thực hiện theo phân tích mơ hình năm nhân tố lớn của nhân cách(Big Five Factors).

Raymond (1964) và Crosswell (2006) dựa trên các nghiên cứu định tính và phân tích chân dung điển hình đã chỉ ra các đặc điểm của một người giảng viên có sự gắn kết với tổ chức. Theo Raymond (1964), mặc dù mỗi giáo viên gắn kết khác nhau theo nhiều cách khác nhau, nhưng cơ bản họ có những đặc điểm chung sau đây:

giảng viên tự đánh giá quá trình giảng dạy của mình, làm việc nghiêm túc để khắc phục điểm yếu và tận dụng thế mạnh của mình. Những giảng viên có tính gắn kết thích làm việc với trẻ em và thanh thiếu niên và có một mong muốn mạnh mẽ để giúp mỗi người phát triển đầy đủ tiềm năng của mình. Họ u thích cơng việc của mình và mọi người (học trị, đồng nghiệp, các thành viên của cộng đồng) đều nhận thấy rằng họ u thích cơng việc giảng dạy.

Khơng chỉ là một người cung cấp thông tin, sự kiện. Các giáo viên gắn kết ý

thức được rằng giáo dục khơng chỉ là việc tích lũy thơng tin thực tế. Giáo viên phải giỏi chun mơn để có thể chọn các nguyên tắc, khái niệm và có khả năng khái quát hóa, điều này giúp sinh viên của họ hiểu những thay đổi xảy ra trong lĩnh vực nào đó. Giảng viên thường xun cung cấp các thơng tin cập nhật về những phát triển mới trong lĩnh vực chun mơn của mình nhưng cũng biết cân bằng giữa kiến thức chuyên môn sâu và kiến thức chung để tránh bị đi sâu quá về một lĩnh vực hoặc lan man sang các vấn đề khác ngồi chun mơn q nhiều.

Nhận biết và chấp nhận những giá trị của mỗi cá nhân. Các giáo viên gắn

kết hiểu rằng các sinh viên khác nhau về hình dáng, màu da, khả năng nhận thức, động lực… họ nỗ lực để hỗ trợ sự khác biệt như vậy, tạo điều kiện cho tất cả sinh viên phát triển nhưng họ không nhầm lẫn giữa sự bình đẳng về cơ hội giáo dục với chủ nghĩa qn bình. Họ giúp sinh viên tiến bộ thơng qua các nhiệm vụ tương ứng với khả năng phát triển của họ. Điều này có nghĩa là họ không chỉ quan tâm đến phát triển trí tuệ mà quan tâm đến sự phát triển tổng thể của người học.

Hoàn thành trách nhiệm nghề nghiệp. Các giảng viên gắn kết ý thức được

trách nhiệm nghề nghiệp của mình với sinh viên, đồng nghiệp, người quản lý, phụ huynh và cộng đồng. Là giảng viên, họ chấp nhận trách nhiệm thúc đẩy sự nghiệp giáo dục, nâng cao chất lượng giảng dạy, thúc đẩy phúc lợi của giáo viên, nâng cao vị thế của nghề. Để có thể thực hiện đầy đủ tất cả các trách nhiệm đó họ trở thành một thành viên tích cực của địa phương, khu vực, các tổ chức hiệp hội và tham gia vào các hoạt động chun mơn để đạt được mục tiêu đó [76].

Crosswell (2006) tổng hợp sáu đặc điểm của một người giáo viên gắn kết như sau:

Có sự đam mê hay tình u nghề: giảng viên có sự gắn bó hoặc liên quan về

mặt cảm xúc một cách tích cực đến cơng việc. Sự đam mê hay tình u này là đối với cơng việc giảng dạy nói chung hoặc là đối với một vài khía cạnh cụ thể của công việc giảng dạy. Đặc điểm này được coi là “trái tim của sự gắn kết của giảng viên”, đóng vai trị là động lực, bền vững trong đời sống tình cảm của giảng viên giúp họ duy trì cơng việc.

Đầu tư thêm thời gian ngoài giờ: Thời gian làm việc của giảng viên khơng

đóng khung trong thời gian làm việc tại trường mà nhiều hơn (tác giả gọi là “thời gian vơ hình”) để xây dựng kế hoạch bài giảng, chấm bài, thiết kế tổ chức lớp học. Một người giảng viên có sự gắn kết thì dành nhiều thời gian ngồi giờ làm việc tại trường hơn để hoàn thành vai trị người thầy của mình.

Tập trung vào sinh viên: Đặc điểm này có ý nghĩa là giảng viên đánh giá cao

giá trị cá nhân của mỗi sinh viên, tin rằng sự tập trung vào các nhu cầu khác nhau của sinh viên là trọng tâm của nhiệm vụ giảng dạy. Người giảng viên có đặc điểm này của gắn kết thì quan tâm đến các nhu cầu cảm xúc - xã hội của sinh viên và coi trọng việc đáp ứng nhu cầu học tập nghiên cứu của sinh viên.

Duy trì kiến thức chun mơn: Việc cập nhật kiến thức chuyên môn là một

trong những khía cạnh của trách nhiệm chuyên môn, người giảng viên gắn kết sẽ hi sinh thời gian cá nhân cho việc nâng cao chun mơn, duy trì việc cập nhật kiến thức chuyên ngành và thường xuyên chia sẻ và học hỏi chuyên môn từ đồng nghiệp.

Truyền đạt kiến thức hoặc các giá trị: Bao gồm việc truyền đạt các kiến thức

và đặc biệt là các giá trị, thái độ, niềm tin cho sinh viên.

Gắn bó với cộng đồng trường học: có trách nhiệm nghề nghiệp với nhà

trường chứ không phải chỉ là với lớp học thể hiện qua việc tham gia cải cách các chương trình, quản lý chương trình, quảng bá nhà trường và tham gia vào các cuộc họp của hội phụ huynh [35].

Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu khác (Chughtai và Zafar, 2006; Brown và cộng sự, 2007; Razak và đồng nghiệp, 2009; Khan và đồng nghiệp, 2013) cũng quan tâm nghiên cứu gắn kết với tổ chức của giảng viên khi xem xét đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm cá nhân giảng viên như giới tính, độ tuổi, số năm giảng dạy,

Nghiên cứu của Chughtai và Zafar (2006) tại 33 trường đại học ở 3 tỉnh của Pakistan cho thấy các biến về tuổi, tình trạng hơn nhân, chức vụ khơng có mối liên hệ với gắn kết với tổ chức của giảng viên [33].

Brown và cộng sự (2007), nghiên cứu về sự hài lịng với cơng việc, sự gắn kết với tổ chức và gắn kết tơn giáo cho thấy người lao động có độ tuổi từ 26 - 35 ít gắn kết với tổ chức hơn những người độ tuổi từ 46 trở lên, người có học vị tiến sĩ gắn kết cao hơn những người có trình độ cử nhân, người có thời gian làm việc dài hơn gắn kết hơn so với người có thời gian làm việc ngắn, người làm công tác quản lý gắn kết hơn so với người không làm công tác quản lý. Tuy nhiên, GK với tổ chức của người lao động tại trường này khơng có sự khác biệt về giới tính [30].

Razak và đồng nghiệp (2009) với quan điểm nhà trường là một tổ chức đặc biệt, có những đặc điểm riêng phân biệt nó với các loại tổ chức khác, khi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng và các yếu tố hậu quả của gắn kết với tổ chức của GV các tác giả đã đề xuất tìm hiểu các yếu tố: giới tính, tuổi, dân tộc, tình trạng hơn nhân, và trình độ chun mơn, số năm kinh nghiệm giảng dạy và số năm công tác của giảng viên. Họ cho rằng các đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự gắn kết của giảng viên, là tiền đề điều kiện liên quan đến giảng viên [74].

Popoola (2009) thực hiện nghiên cứu tại một trường đại học công lập ở Nigeria cho thấy có mối quan hệ có ý nghĩa giữa đặc điểm về giới tính, tình trạng hơn nhân với gắn kết với tổ chức, độ tuổi và thời gian làm việc có mối quan hệ tích cực với gắn kết, những người có độ tuổi lớn hơn và thời gian cơng tác nhiều hơn thì có mức độ gắn kết cao hơn, trình độ học vấn có ảnh hưởng ngược chiều đến gắn kết với tổ chức [73].

Khan (2013) đã nghiên cứu các đặc điểm nhân khẩu của giảng viên của một học viện của Pakistan trong mối quan hệ với gắn kết với tổ chức. Kết quả nghiên cứu cho thấy, về mặt giới tính giảng viên nam gắn kết với tổ chức hơn giảng viên nữ, tác giả giải thích rằng xã hội Pakistan là xã hội gia trưởng, người đàn ông là trụ cột gia đình vì vậy họ gắn kết hơn với chỗ làm việc; về tình trạng hơn nhân, những người đã kết hôn gắn kết hơn so với những người chưa lập gia đình, tác giả giải

thích rằng những người đã kết hôn ý thức hơn về trách nhiệm gia đình. Trong nghiên cứu này tuổi tác khơng đóng vai trị là yếu tố dự báo sự gắn kết của giảng viên và không gây ra tác động đến gắn kết với tổ chức của giảng viên [51].

Các nghiên cứu tiếp cận theo mơ hình Big Five Factors với năm đặc điểm nhân cách cơ bản là tính sẵn sàng trải nghiệm, sự tận tâm, hướng ngoại, dễ chấp nhận và nhạy cảmtrong mối quan hệ với gắn kết với tổ chức của giảng viên cũng được nhiều nhà nghiên cứu tiến hành trong các trường học.

Sadeghi và Yazdanbakhsh (2014) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa 5 đặc điểm nhân cách, sự quan tâm nghề nghiệp và gắn kết với tổ chức của giảng viên. Kết quả cho thấy có mối tương quan nghịch chiều giữa sự quan tâm nghề nghiệp và mặt nhạy cảm của nhân cách, tức là giảng viên càng nhạy cảm thì càng ít có mối quan tâm nghề nghiệp. Theo các tác giả, đặc điểm này ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc và làm giảm mối quan tâm đến nghề nghiệp của họ vì những giảng viên này thường xun khơng có cảm xúc ổn định và nhìn chung họ hay lo lắng. Tuy nhiên, các giảng viên có đặc điểm hướng ngoại, có khả năng thích nghi cao thường tham gia vào làm việc nhóm và có cảm giác tốt, tinh thần cao khi họ làm việc với nhau. Do đó, họ có mối quan tâm nghề nghiệp cao hơn so với những giáo viên là người sống nội tâm, có khả năng thích nghi thấp - là những người gặp khó khăn khi đối phó với những người khác. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ thuận chiều khá mạnh giữa mặt hướng ngoại, cởi mở, sự tận tâm và dễ chấp nhận của nhân cách và gắn kết với tổ chức; mặt nhạy cảm có tương quan nghịch chiều với gắn kết với tổ chức. Để giải thích những phát hiện này các tác giả cho rằng vì gắn kết với tổ chức là một trạng thái tinh thần quyết định mối quan hệ cá nhân với tổ chức, tạo ra những cảm xúc và lý trí của cá nhân trong sự tuân theo và đồng nhất với các giá trị và lý tưởng của tổ chức. Các tác giả cũng đưa ra lập luận rằng, những hành vi tổ chức liên quan đến thái độ và hành động của các cá nhân, mà các thái độ và hành động này có gốc rễ từ nhân cách của họ. Vì vậy có thể được thừa nhận rằng nhân cách là một trong những yếu tố quan trọng hiệu quả đối với hành vi trong tổ chức giáo dục của giảng viên [78].

Syed và cộng sự (2015) đã nghiên cứu và tìm thấy có mối quan hệ giữa đặc điểm nhân cách theo mơ hình Big Five phiên bản rút gọn và sự gắn kết với tổ chức của giảng viên làm việc trong các trường đại học công lập tại Lahore, Pakistan. Theo kết quả nghiên cứu, sự nhạy cảm có mối liên hệ tiêu cực với gắn kết tình cảm và gắn kết chuẩn mực, quan hệ tích cực có ý nghĩa với gắn kết lợi ích. Tác giả giải thích rằng những người nhạy cảm thường có xu hướng trải nghiệm những tình huống và cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống, có những cảm giác tiêu cực như tức giận, lo lắng và căng thẳng nên họ lo sợ mất việc, vì vậy họ thận trọng khi đầu tư cảm xúc vào một tổ chức và thường thể hiện sự gắn kết lợi ích hơn. Hướng ngoại có mối quan hệ có ý nghĩa rõ rệt với gắn kết chuẩn mực. Sẵn sàng trải nghiệm có mối quan hệ tích cực với gắn kết tình cảm và có mối quan hệ tiêu cực với gắn kết lợi ích. Những người có đặc điểm tính cách dễ chấp nhận có mối tương quan khá mạnh với gắn kết chuẩn mực. Sự tận tâm có một mối quan hệ tích cực có ý nghĩa với gắn kết tình cảm và gắn kết chuẩn mực. Tác giả thực hiện phân tích hồi quy từng bước và thấy rằng, trong số 5 mặt nhân cách, sẵn sàng trải nghiệm và sự tận tâm tham gia đáng kể vào dự đốn gắn kết tình cảm. Sẵn sàng trải nghiệm có thể dự đốn khả năng gắn kết lợi ích. Sự tận tâm, hướng ngoại và nhạy cảm có vai trị lớn nhất khi dự đốn gắn kết chuẩn mực [83].

Izzati và cộng sự (2015) đã nghiên cứu về đặc điểm nhân cách như là yếu tố dự báo về gắn kết tình cảm của giảng viên một trường dạy nghề ở Indonesia và đưa ra kết luận rằng đặc điểm nhân cách có ảnh hưởng đáng kể đến gắn kết tình cảm với tổ chức nhiều nhất là mặt dễ chấp nhận và sự tận tâm. Theo lý giải của tác giả, những người dễ chấp nhận là những người có khả năng thích nghi xã hội, thân thiện, hợp tác, nồng hậu, tin tưởng người khác, khoan dung và né tránh xung đột nên có tương quan đáng kể với gắn kết tình cảm là điều dễ hiểu. Phân tích hồi quy cho thấy tính cách dễ chấp nhận là yếu tố dự báo cho gắn kết tình cảm với tổ chức. Vì vậy, tác giả đi đến kết luận rằng GV có tính dễ chấp nhận cao thì có xu hướng gắn kết tình cảm với tổ chức nơi mà họ làm việc. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra vai trò của sự tận tâm ảnh hưởng đến gắn kết tình cảm của GV dạy nghề. Người mang đặc điểm tận tâm được miêu tả là những người nghiêm túc, có trách nhiệm, siêng năng, có tổ chức, đúng giờ,

sẵn sàng làm việc chăm chỉ và thành công theo định hướng. Vì vậy, một giáo viên tận tâm sẽ sẵn sàng tham gia để làm việc chăm chỉ với tất cả khả năng của mình vì sự cải tiến của nhà trường bởi vì họ có trách nhiệm, siêng năng, có tổ chức, đúng giờ, sẵn sàng làm việc chăm chỉ. Tác giả cũng đã chỉ ra một số hạn chế cần được xem xét như nghiên cứu đã không xem xét các biến số nhân khẩu học (tuổi tác, thời gian việc làm và tình trạng hơn nhân...) có thể ảnh hưởng đến gắn kết tình cảm [44].

Khiavi và cộng sự (2016) thực hiện nghiên cứu tìm hiểu mối liên hệ giữa các đặc điểm nhân cách và gắn kết với tổ chức của giảng viên của trường đại học Ahvaz Jundishapur University, Iran cho thấy mối quan hệ có ý nghĩa của cả 5 mặt của nhân cách với 3 thành phần của GK với tổ chức. Trong đó, sẵn sàng trải nghiệm và dễ chấp nhận có ảnh hưởng lớn nhất đến sự gắn kết của giảng viên. Nhóm tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa đặc điểm nhạy cảm và gắn kết lợi ích, theo đó những người nhạy cảm là những người có cảm xúc khơng ổn định, họcó xu hướng trải nghiệm những cảm giác như lo âu, trầm cảm, xấu hổ, hận thù hay những cảm xúc tiêu cực; họ khơng có khả năng kiểm soát ham muốn và biết cách giải quyết căng thẳng một cách hiệu quả do đó họ có sự gắn kết lợi ích cao. Giữa mặt tính cách dễ chấp nhận và gắn kết lợi ích cũng có mối quan hệ thuận chiều và mạnh mẽ, từ đó nhóm tác giả gợi ý rằng, điều này dẫn đến việc có thể hiểu những người mà có lịng khoan dung, từ bi, hay giúp đỡ người khác thì có xu hướng gắn kết với tổ chức cao hơn. Hướng ngoại có mối tương quan thuận chiều ở mức độ vừa phải với gắn kết lợi ích và tương quan nghịch chiều nhưng không đáng kể với gắn kết chuẩn mực. Sự tận tâm có mối tương quan thuận chiều ở mức vừa phải với gắn kết lợi ích và tương quan thấp với

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) gắn kết với tổ chức của giảng viên các trường đại học, cao đẳng (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)