Gắnkết trách nhiệm của giảngviên với tổchức

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) gắn kết với tổ chức của giảng viên các trường đại học, cao đẳng (Trang 103 - 105)

Nội dung ĐTB ĐLC

Với định hướng chiến lược phát triển của nhà trường

Sẵn sàng cống hiến sức lực và trí tuệ cho sự phát triển của nhà

trường 2,80 0,91

Tự giác tuân thủ các nội quy, quy định của nhà trường 2,85 0,89

Đóng góp ý kiến chân thành và có ý thức xây dựng vì sự phát

triển của nhà trường 2,85 0,91

Đã từng nói với mọi người rằng đây là nơi lý tưởng để giảng

dạy, làm việc 2,83 0,89

Với chun mơn

Tích cực, chủ động trong giảng dạy và sử dụng phương pháp

giảng dạy mới để tạo sự thu hút trong giờ học 2,85 0,89

Soạn bài cẩn thận trước khi đến lớp 2,85 0,89

Tích cực NCKH, tự học để nâng cao trình độ 2,87 0,89

Với mối quan hệ đồng nghiệp và sinh viên

Đóng góp ý kiến cho đồng nghiệp một cách chân thành 2,83 0,87

Nỗ lực xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp 2,83 0,89

Tận tâm với sinh viên (sẵn sàng giúp đỡ sinh viên trong học

tập và NCKH) 2,83 0,90

Quan tâm giáo dục nhân cách cho sinh viên 2,85 0,88

Tương tự như thành phần gắn kết tình cảm, xét về tổng thể thành phần gắn kết trách nhiệm, có 47,3% số giảng viên gắn kết trách nhiệm với tổ chức ở mức độ cao (phân bố ĐTB từ > 3,0 đến 5,0); 44,8% giảng viên đánh giá mức độ gắn kết trách nhiệm của bản thân ở mức thấp (phân bố ĐTB từ > 1,8 đến 3,0); 4,1% số giảng viên cho rằng mình khơng gắn kết trách nhiệm với tổ chức (phân bố ĐTB từ 1,0 đến 1,8).

Sự phân hóa này là do giảng viên gắn kết trách nhiệm với chuyên môn (ĐTB=2,86; ĐLC =0,78) hơn so với nhà trường (ĐTB=2,83; ĐLC =0,78) và mối quan hệ với đồng nghiệp, sinh viên (ĐTB=2,83; ĐLC =0,75). Có lẽ, với người giảng viên, chuyên môn gắn với công việc hàng ngày, gắn với đạo đức nghề nghiệp từ đó hình thành ở họ tính trách nhiệm cao hoặc cũng có thể do ảnh hưởng từ một số yếu tố khác ví dụ họ được lãnh đạo tin tưởng giao phụ trách công việc, được sự hỗ trợ của tổ chức, được tham gia vào quá trình ra quyết định…từ đó hình thành nên trong họ ý thức phải cống hiến, phải nỗ lực và có trách nhiệm.

Đánh giá chung, thành phần gắn kết trách nhiệm cũng ở mức độ gắn kết thấp

với ĐTBGKTN = 2,84 và ĐLC= 0,74.

4.1.3. Gắn kết nhu cầu lợi ích

Thực trạng từ kết quả nghiên cứu cho thấy, về mặt nhu cầu lợi ích, giảng viên gắn kết với tổ chức trước hết được thể hiện ở việc họ được ghi nhận về thành tựu của bản thân như “Được đánh giá cao về hoạt động giảng dạy của bản thân” (ĐTB = 3,01), tiếp đến là giảng viên được đáp ứng nhu cầu từ mối quan hệ với đồng nghiệp, cụ thể là “Nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của đồng nghiệp trong chuyên môn” (ĐTB = 2,95) và “Nhận được sự giúp đỡ của đồng nghiệp khi gặp khó khăn trong cuộc sống” (ĐTB = 2,91), việc “Nhận thức được rằng chế độ đãi ngộ của nhà trường tốt hơn các tổ chức khác” cũng là một biểu hiện khá rõ ở mặt gắn kết về nhu cầu lợi ích của giảng viên (ĐTB = 2,89). Bên cạnh đó, một số các nhu cầu hay lợi ích khác cũng là những yếu tố để giảng viên tiếp tục gắn bó với tổ chức của họ đó là: “Được nâng cao chuyên môn thường xuyên” (ĐTB = 2,88), “Nhận được sự yêu mến tôn trọng của sinh viên” (ĐTB = 2,87), “Nhận thức được rằng bản thân có quá ít lựa chọn để chuyển sang trường khác” (ĐTB = 2,86). Một số giảng viên cũng đồng ý rằng đôi khi họ gắn kết với nhà trường là do họ nhận thấy có một số giá trị mà họ được thừa nhận, được thỏa mãn:

“Mặc dù khơng thích nhưng mình chưa chuyển vì mình chưa tìm kiếm cơ hội khác, lương khơng cao nhưng được cái công việc ổn định, thu nhập ổn định. Cơ hội để đi thì chưa có nhưng suy nghĩ thì thường xun. Mình vẫn nói với mấy người bạn: bảo bỏ việc thì khơng dám nhưng nếu ai nhấc mình đi nơi khác là mình đi ngay...Cũng có những lúc cảm thấy vui vì nghĩ mình cũng dạy dỗ được thế hệ này thế hệ khác. Có những người bạn là đồng nghiệp, cũng thực sự thân để chia sẻ nhiều thứ cũng là niềm vui và sự may mắn của mình” (Giảng viên nữ, 1982, 10 năm giảng dạy).

Hoặc giảng viên cũng cho rằng mình gắn bó với trường vì nhu cầu lợi ích cá nhân được thỏa mãn, thể hiện ở sự vui vẻ hạnh phúc khi có mơi trường để thỏa mãn sự say mê chun mơn: “Nếu mình ln đặt nặng vấn đề tiền bạc lên trên thì chắc

chắn mình sẽ khơng chọn nghề này. Vì nghề giáo là nghề giàu có về tâm hồn chứ đâu phải nghề để kiếm được nhiều tiền. Chính vì lẽ sống đó, nên mình thấy rất thoải mái, mình khơng nhìn đời bằng con mắt lo lắng hay tự ti khi mình khơng kiếm được nhiều tiền như những người khác, mình thấy quan trọng vẫn là sự yêu nghề”. (Giảng viên nữ, 1975, 17 năm giảng dạy)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) gắn kết với tổ chức của giảng viên các trường đại học, cao đẳng (Trang 103 - 105)