Hướng nghiên cứu gắnkết với tổchức của giảngviên trong hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) gắn kết với tổ chức của giảng viên các trường đại học, cao đẳng (Trang 40 - 46)

9 .Cấu trúc của luận án

1.2.3. Hướng nghiên cứu gắnkết với tổchức của giảngviên trong hoạt động

nghề nghiệp

Công việc cơ bản của người giảng viên trong tổ chức đại học, cao đẳng là giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Đặc điểm nghề nghiệp này gắn liền với định hướng phát triển của tổ chức nhà trường nơi giảng viên cơng tác. Bên cạnh đó, bản chất của việc dạy học có sự kết hợp phức tạp và đa dạng trong các mối quan hệ làm việc. Giảng viên khơng chỉ liên quan đến tổ chức nơi mình làm việc, đồng nghiệp, người học mà còn liên quan đến nhiều đối tượng khác như các tổ chức xã hội, đồn

thể, chính quyền…. Do đó, các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu gắn kết của giảng viên với quan điểm mở rộng hơn để có thể bao quát hết được các yếu tố liên quan đến tổ chức trường học như mục tiêu, định hướng phát triển nhà trường, mối quan hệ đồng nghiệp, sinh viên, chuyên môn.

Theo Gaziel (2009) gắn kết với nhà trường với tư cách là một tổ chức phản ánh sức mạnh của mối liên hệ giữa sự đồng nhất của cá nhân với một tổ chức cụ thể. Sự đồng nhất này là sự tiếp thu và chấp nhận các giá trị và chuẩn mực của tổ chức, biến nó thành tính cách của mình và hết sức nỗ lực vì tổ chức [37]. Celep (2000), Thien và Rarak (2012), Razak và đồng nghiệp (2009) dựa trên định nghĩa về gắn kết với tổ chức của Mowday, Porter, Steers (1979) cũng cho rằng gắn kết với nhà trường liên quan đến niềm tin và sự chấp nhận những mục tiêu và giá trị của nhà trường, sự nỗ lực để cụ thể hóa những mục tiêu và giá trị này cũng như sự mong muốn mạnh mẽ để duy trì tư cách là thành viên của nhà trường và sẽ tiếp tục làm việc trong nhà trường [28,58,66,74].

Các nhà nghiên cứu khơng chỉ tập trung phân tích gắn kết với tổ chức của giảng viên trong mối liên hệ với định hướng phát triển nhà trường mà cịn tìm hiểu gắn kết với tổ chức của giảng viên dựa trên đặc thù nghề nghiệp của họ, đó là gắn kết với chuyên môn và các mối quan hệ trong nhà trường.

Quan điểm của tác giả luận án cũng cho rằng gắn kết của giảng viên với chuyên môn hoặc gắn kết với các mối quan hệ trong nhà trường có thể tạo ra động cơ làm việc, nâng cao kỹ năng nghề và khả năng làm việc của giảng viên; bởi vì, chun mơn có thể hướng giảng viên đến việc đạt được các tiêu chuẩn cao nhất, chuyên nghiệp nhất trong công việc dạy học thông qua hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hiệu quả các hoạt động đó của họ.

Gắn kết của giáo viên với chuyên môn, nghề dạy học hoặc sự nghiệp được Blau (1985) định nghĩa là “thái độ của một người với nghề nghiệp của người đó" (dẫn theo[54]). Gắn kết với sự nghiệp hay nghề nghiệp được xem là quan trọng bởi vì nó cho phép giảng viên phát triển các kỹ năng và các mối quan hệ cần thiết để có một sự nghiệp thành công ở bất kể trường hoặc tổ chức nào mà họ được

Theo Meyer và cộng sự (1998), mỗi cá nhân có thể lựa chọn để hướng sức mạnh cảm xúc vào nghề nghiệp của mình. Điều này làm cho họ có thể thích tham gia hơn vào các cơng việc của mình và khi họ tập trung vào nghề nghiệp của mình thì có thể làm tăng khả năng cải thiện kỹ năng, kiến thức và thái độ nghề nghiệp, do đó nâng cao chất lượng cơng việc (dẫn theo Meyer, 2002)[63]).

Gắn kết với công việc giảng dạy, theo Clep (2000) là mức độ bận rộn về thể chất và tâm lý của giảng viên trong cuộc sống hàng ngày của họ [31].

Thien và Zarak (2012) định nghĩa gắn kết với việc giảng dạy là sự sẵn sàng của giảng viên để tham gia vào công việc giảng dạy, thể hiện qua mức độ mà giảng viên muốn được tham gia vào cơng việc giảng dạy. Nhóm tác giả cũng định nghĩa gắn kết với nghề nghiệp chỉ thái độ của giảng viên, lòng trung thành và sự tham gia trong việc tăng cường và phát triển nghề nghiệp đã lựa chọn, thể hiện qua mức độ mà giảng viên có thể nâng cao nghề nghiệp của họ [86]. Quan điểm này của các tác giả cho thấy, rõ ràng gắn kết của giảng viên với việc giảng dạy đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định giảng viên muốn duy trì thời gian ở lại bao lâu trong nghề nghiệp.

Crosswell (2006) đưa ra cấu trúc gắn kết của giảng viên với tổ chức gồm hai thành phần. Thành phần thứ nhất gồm hai yếu tố là niềm đam mê (hay tình yêu công việc) liên quan đến thái độ, động cơ, giá trị cá nhân, tuổi đời, kinh nghiệm, hoàn cảnh cá nhân; yếu tố thứ hai là đầu tư thời gian ngoài giờ làm việc - liên quan đến việc giảngviên không chỉ làm việc đóng khung trong thời gian 8 tiếng hay trong lớp học mà còn dành nhiều thời gian hơn cho các công việc lập kế hoạch bài giảng, chấm bài, quản lý chương trình. Thành phần thứ hai gồm sự quan tâm đến sinh viên, duy trì kiến thức chun mơn, gắn bó với trường học và truyền đạt kiến thức, giá trị [35].

Gắn kết với sinh viên là hình thức gắn kết mà theo Louis (1998) thúc đẩy

giảng viên quan tâm đến các sinh viên đang trải qua khủng hoảng cá nhân, hoặc nhận thức về việc học hành, phát triển của sinh viên cũng như những gì họ đạt được. Giảng viên có sự gắn kết ở mức độ thấp dẫn đến giảm thành tích học tập của sinh viên, người giảng viên càng ít cảm thơng với sinh viên thì càng dễ thất vọng và giảng viên cảm thấy lo lắng và mệt mỏi hơn (dẫn theo [39]).

Rosenholtz (1989) cũng khẳng định gắn kết của giảng viên với sinh viên sẽ làm cho giảng viên tham gia tích cực vào làm việc chăm chỉ hơn, các hoạt động trong lớp học có ý nghĩa hơn, họ quan tâm hơn đến sinh viên một cách thực sự, giảng viên sẽ giới thiệu các cách học mới, thường xuyên thay đổi phương pháp giảng dạy. Những giảng viên có sự gắn kết cao thích làm việc với sinh viên trong các hoạt động nhất là hoạt động ngoại khóa để giúp sinh viên gắn bó với nhà trường và chương trình học (dẫn theo [86]).

Gaziel (2009), Thien và Razak (2012) đồng ý với quan điểm cho rằng gắn kết với sinh viên là mức độ tham gia hoặc trách nhiệm của giảng viên đối với việc học tập của học sinh, thể hiện ở mức độ mà giảng viên đang tham gia vào việc học tập của học sinh, hoặc thể hiện qua kết quả học tập của sinh viên [40,86].

Một số quan điểm nghiên cứu gắn kết với tổ chức của giảng viên dưới khía

cạnh của nhóm làm việc hay đồng nghiệp hay giá trị và niềm tin của một cá nhân.

Celep (2000) định nghĩa gắn kết của giảng viên với nhóm làm việc hay đồng nghiệp là ý thức của nhân viên về sự trung thực và sự hợp tác với các nhóm làm việc khác trong một tổ chức, ở đó, gắn kết của giảng viên với nhóm làm việc trong trường học dựa trên mật độ ý thức của giảng viên về lòng trung thực và sự hợp tác với các giảng viên khác [31].

Qua phân tích, tổng kết các nghiên cứu về mối quan hệ giữa gắn kết với tổ chức của giảng viên trong hoạt động nghề nghiệp có thể thấy rằng vấn đề này đã được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng các khía cạnh phổ biến nhất là: Gắn kết với nhà trường, gắn kết với hoạt động chuyên môn và gắn kết với sinh viên, với đồng nghiệp (Tsui và Cheng, 1999; Clep, 2000; Crosswell, 2006; Razak và cộng sự, 2009; Gaziel, 2009; Thien và Razak, 2012).

Như vậy, có thể thấy hệ thống các nghiên cứu về gắn kết với tổ chức của giảng viên khá phong phú và có thể xem xét ở 3 xu hướng sau:

Hướng nghiên cứu gắn kết với tổ chức của giảng viên liên quan đến các đặc điểm tính cách, phẩm chất cá nhân của người giảng viên và đặc điểm nhân khẩu học với các mức độ gắn kết của họ. Phổ biến là các nghiên cứu điểm nhân cách

cầu của nghề giảng dạy. Các đặc điểm nhân khẩu đó là giới tính, độ tuổi, số năm giảng dạy, trình độ học vấn, tình trạng hơn nhân,…(Chughtai và Zafar, 2006; Razak và đồng nghiệp, 2009; Sadeghi và Yazdanbakhsh, 2014; Syed và cộng sự, 2015; Kumar, 2010; Izzati và cộng sự, 2015; Khiavi và cộng sự, 2016; Idrus và Mukminin, 2016...).

Hướng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng và các yếu tố hệ quả của gắn kết với tổ chức của giảng viên như lương thưởng, cơ hội thăng tiến, mối quan hệ với đồng nghiệp, an tồn cơng việc, cơ hội đào tạo, điều kiện làm việc, quản lý, văn hóa nhà trường, phong cách lãnh đạo (Darling - Hammond, 2000; Ingersoll, 2001; Kahn, 1990; Thien và Razak, 2012).

Hướng nghiên gắn kết với tổ chức của giảng viên trong hoạt động nghề nghiệp: Gắn kết với nhà trường, gắn kết với hoạt động chuyên môn, gắn kết với mối quan hệ đồng nghiệp, sinh viên (Tsui và Cheng, 1999; Clep, 2000; Crosswell, 2006; Razak và cộng sự, 2009; Gaziel, 2009; Thien và Razak, 2012).

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1, tác giả luận án đã điểm luận các cơng trình nghiên cứu về gắn kết với tổ chức nói chung và gắn kết với tổ chức của giảng viên trên thế giới và ở Việt Nam.

Các nghiên cứu về gắn kết với tổ chức trên thế giới được tìm hiểu khá sớm

và đa dạng, mỗi giai đoạn đều có các nhà nghiên cứu nổi bật đại diện với lý thuyết họ đưa ra. Tựu chung, các nghiên cứu về gắn kết với tổ chức được chia thành nhiều giai đoạn, đầu tiên xuất phát từ quan niệm gắn kết dựa trên mối quan hệ kiểu hợp đồng, đến giai đoạn coi gắn kết liên quan đến thái độ, cảm xúc, giai đoạn gắn kết đa chiều cạnh và kết hợp các thành phần gắn kết.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng đến gắn kết với tổ chức, các yếu tố bị tác động bởi gắn kết với tổ chức như đặc điểm nhân cách, sự xung đột vai trò, sự hỗ trợ của tổ chức, phong cách lãnh đạo, sự công bằng trong tổ chức, hiệu suất làm việc, dự định nghỉ việc, sự hài lịng với cơng việc, sự tham gia vào công việc….

Các nghiên cứu về gắn kết với tổ chức của giảng viên khá đa dạng, phong

phú và có thể chia làm ba xu hướng gồm hướng nghiên cứu gắn kết với tổ chức của giảng viên liên quan đến các đặc điểm tính cách, phẩm chất cá nhân và đặc điểm nhân khẩu học của người giảng viên với mức độ gắn kết của họ; hướng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng và các yếu tố hệ quả của gắn kết với tổ chức của giảng viên như lương thưởng, cơ hội thăng tiến, mối quan hệ với đồng nghiệp, an tồn cơng việc, cơ hội đào tạo, điều kiện làm việc, văn hóa nhà trường, phong cách lãnh đạo; hướng nghiên cứu gắn kết với tổ chức của giảng viên trong hoạt động nghề nghiệp như nhà trường, hoạt động chuyên môn, mối quan hệ với sinh viên, với đồng nghiệp.

Dựa trên việc tổng quan các nghiên cứu, tác giả luận án cũng nhận thấy cần làm rõ thêm mối quan hệ giữa gắn kết với tổ chức của giảng viên với một số yếu tố ảnh hưởng nên đã phân tích, bàn luận và gợi ý tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến đặc điểm cá nhân của giảng viên và các yếu tố liên quan đến tổ chức nhà trường từ đó nghiên cứu sự phù hợp giữa cá nhân với tổ chức nhà trường và mức độ dự báo của các yếu tố này đến gắn kết với tổ chức của giảng viên tại một số trường ĐH, CĐ trong nước.

Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ GẮN KẾT VỚI TỔ CHỨC CỦA GIẢNG VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) gắn kết với tổ chức của giảng viên các trường đại học, cao đẳng (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)