Kếtquả phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) gắn kết với tổ chức của giảng viên các trường đại học, cao đẳng (Trang 87 - 91)

Nhóm biến Hệ số KMO Sig Phƣơng sai

trích(%)

Số nhân tố

Gắn kết với tổ chức 0,91 0,00 70,3 3

Thang đo nhân cách 0,96 0,00 79,6 5

Phong cách lãnh đạo của

trưởng khoa/bộ môn 0,93 0,00 58,6 4

Đặc điểm công việc 0,94 0,00 85,8 1

Chế độ, chính sách 0,91 0,00 79,6 1

Đào tạo, thăng tiến 0,90 0,00 82,7 1

Đồng nghiệp 0,89 0,00 69,7 1

Danh tiếng nhà trường 0,96 0,00 81,0 2

Phân tích khẳng định nhân tố (CFA):

Trong CFA, phương pháp ước lượng sử dụng là Maximum Likelihood Estimation. Mơ hình được xem là phù hợp với dữ liệu thực tế khi các chỉ số: Chi- square hiệu chỉnh theo bậc tự do (Chi-square/df) < 2 hoặc < 3 (với nghiên cứu mới),

TLI (Turker - Lewis index) > 0,9, các chỉ số NFI, GFI > 0,9, tuy nhiên dưới 0,9 có thể cũng chấp nhận được với nghiên cứu mới, chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error of Approximation) < 0,08.

Kết quả phân tích khẳng định nhân tố CFA:

- Ở mơ hình thứ nhất, xem xét mối quan hệ ảnh hưởng của 5 mặt nhân cách

đến GK với TC của GV, kết quả phân tích nhân tố cho thấy chỉ số KMO là 0,97 > 0,5 chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hồn tồn thích hợp. Kết quả kiểm định Barlett’s với mức ý nghĩa (p_value) sig = 0,000 < 0,05 tức là các biến có tương quan với nhau, thỏa mãn điều kiện phân tích nhân tố. Từ bảng phân tích nhân tố cho thấy 80 biến quan sát ban đầu được nhóm thành 6 nhóm. Giá trị tổng phương sai trích = 72,26% > 50%, đạt yêu cầu; có thể nói rằng 6 nhân tố này giải thích 72,262% biến thiên của dữ liệu.

- Ở mơ hình thứ hai, xem xét mối quan hệ ảnh hưởng của 7 yếu tố khách quan

đến GK với TC của GV, kết quả phân tích nhân tố cho thấy chỉ số KMO là 0,96> 0,5, kiểm định Barlett’s có mức ý nghĩa (p_value) sig = 0,000 < 0,05, giá trị tổng phương sai trích = 72,37% > 50%. Như vậy 07 nhân tố này giải thích 72,37% biến thiên của dữ liệu. Ma trận xoay nhân tố có 7 nhân tố được tạo ra, trong đó nhân tố chế độ chính sách và lương thưởng hội tụ thành 1 nhân tố. Vì vậy hai yếu tố này được gộp vào và đặt lại tên thành nhân tố chế độ chính sách.

Tất cả trọng số hồi quy chuẩn hóa của các biến quan sát trong các thang đo đều có giá trị > 0,5 với p < 0,001, có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cho thấy, các biến của các thang đo này đạt giá trị hội tụ. Tương quan giữa các yếu tố này cho thấy tất cả các hệ số tương quan ước lượng liên kết với sai số chuẩn (SE) cho giá trị p đều nhỏ hơn 0,05 nên hệ số tương quan của từng thang đo khác biệt so với 1 ở độ tin cậy 95%. Do đó, các yếu tố nghiên cứu đạt được giá trị phân biệt.

Sau khi thực hiện phân tích CFA, phân tích và kiểm định mơ hình bằng phương trình cấu trúc tuyến tính (SEM) được sử dụng để kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu; trong SEM, các biến độc lập và biến phụ thuộc được xem xét sự ảnh hưởng đồng thời với nhau.

3.4.3. Phân tích và kiểm định mơ hình bằng phương trình cấu trúc (SEM)

Khác với thế hệ phân tích dữ liệu thứ nhất (tương quan, hồi quy), trong mơ hình phương trình cấu trúc tuyến tính sẽ xem xét đồng thời các ảnh hưởng các biến độc lập với nhau và với biến phụ thuộc. Mơ hình cấu trúc tuyến tính cũng cho phép giải quyết vấn đề đa cộng tuyến, sai số đo lường mà các phương pháp ước lượng bằng phân tích hồi quy khơng thực hiện được. Tiêu chuẩn kiểm định được lựa chọn ở mức ý nghĩa 5%.

Thang đo gắn kết với tổ chức gồm 3 thành phần là GKTC, GKTN và GKNCLI vì vậy khi phân tích phương trình cấu trúc tuyến tính sẽ thực hiện bằng hai phương trình với nhân tố bậc 1 và nhân tố bậc 2. Cụ thể, GKTC, GKTN, GKNCLI là các nhân tố bậc 1, có các biến quan sát trực tiếp và các mệnh đề đo lường trực tiếp; GK với tổ chức của GV là nhân tố bậc 2, được đo lường thông qua các khái niệm của 3 thành phần GKTC, GKTN, KGNCLI.

Thang đo yếu tố phụ thuộc là thang đo Gắn kết với tổ chức của giảng viên. Đây là thang đo đa chiều với 3 thành phần là: Gắn kết tình cảm (GKTC), Gắn kết trách nhiệm (GKTN) và Gắn kết nhu cầu lợi ích (GKNCLI).

Thang đo đặc điểm nhân cách gồm tiểu 5 thang đo 5 mặt của nhân cách: Mặt O (Sẵn sàng trải nghiệm), Mặt C (Tận tâm), Mặt E (Hướng ngoại), Mặt A (Dễ chấp nhận) và Mặt N (Nhạy cảm). Thang đo yếu tố ảnh hưởng thuộc về tổ chức bao gồm: Phong cách lãnh đạo của trưởng khoa/bộ môn, đặc điểm công việc, chế độ chính sách, lương thưởng, đào tạo - thăng tiến, đồng nghiệp, danh tiếng của nhà trường.

Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu cho thấy mơ hình 1 có Chi - square/df = 2,735 < 3 , TLI = 0,891, CFI= 0,948 > 0,9, GFI = 0,811, RMSEA = 0,039 < 0,08, điều này thể hiện mơ hình phân tích phù hợp với dữ liệu thực tế.(Phụ lục 2.2.1)

Mơ hình 2 có Chi-square/df = 2,735 < 3, TLI = 0,891; CFI = 0,948 > 0,9; GFI = 0,811; RMSEA = 0,039 < 0,08; điều này thể hiện mơ hình phân tích phù hợp với dữ liệu thực tế. (Phụ lục 2.2.2)

Ngoài ra, tác giả luận án cũng sử dụng một số phép thống kê mô tả, suy luận khác trong đề tài của mình:

- Giá trị trung bình (Mean): được dùng để tính điểm đạt được của từng mệnh đề hoặc điểm trung bình của một thang đo/ tiểu thang đo.

- Độ lệch chuẩn (SD): được dùng để mô tả mức độ phân tán hay tập trung của các câu trả lời được lựa chọn.

Phép thống kê này được sử dụng trong tất cả các thang đo khi phân tích nội dung của từng mệnh đề phát biểu trong thang đo và trị giá trung bình chung của mỗi thang đo.

- Phân tích so sánh: Dùng phép so sánh giá trị trung bình (Compare means) để so sánh các giá trị trung bình giữa các nhóm khách thể khác nhau, với mức ý nghĩa có ý nghĩa thống kê p <0,05. Sử dụng T-Test để so sánh giữa hai nhóm biến quan sát và Anova để so sánh từ ba nhóm trở lên

Các biến quan sát được dùng để so sánh gồm giới tính, độ tuổi, số năm cơng tác, học vị, loại hình nhà trường, vị trí địa lý….

- Phân tích tương quan: tìm hiểu mức độ tương quan với hệ số tương quan Pearson và Spearman (r) có giá trị từ (-1) đến (+1). Mức độ ý nghĩa của mối quan hệ dựa vào quan hệ xác suất (p). Nếu p <0,05 thì giá trị của r có ý nghĩa.

Phép tương quan được sử dụng để tìm hiểu mối quan hệ giữa thang đo gắn kết với tổ chức và các thành phần của thang đo, mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng và gắn kết với tổ chức của giảng viên.

Phân loại mức độ gắn kết với tổ chức

Tất cả các thang đo được thiết kế với 5 mức điểm. Trong đó, 1 điểm = hồn tồn khơng đúng, 2 điểm = Đúng một phần, 3 điểm = Khá là đúng, 4 điểm = Đúng, 5 điểm = Rất đúng.

Để xem xét phân bố điểm trung bình của thang đo, tác giả nghiên cứu chia mức độ gắn kết với tổ chức của giảng viên và ba thành phần gắn kết theo phân vị 10. Các điểm trung bình sẽ được xem xét trong khoảng tiệm cận với các giá trị được gán cho các phương án trả lời như trên.

Giá trị khoảng theo phân vị 10 = (Giá trị cao nhất - Giá trị thấp nhất)/ 10 Kết quả phân tích thống kê như trong bảng 3.4 dưới đây:

Bảng 3.4. Kết quả thống kê gắn kết với tổ chức của giảng viên và các thành phần gắn kết

GK với TC GK tình cảm GK trách nhiệm GK lợi ích

Điểm trung bình 2,86 2,88 2,84 2,87

Trung vị 2,98 2,95 3,00 3,00

Giá trị thấp nhất 1 1 1 1

Giá trị cao nhất 5 5 5 5

Do điểm giá trị cao nhất và điểm giá trị thấp nhất trong kết quả nghiên cứu trùng với điểm cao nhất và thấp nhất của thang đo nên theo kết quả như bảng trên thì tất cả thang đo gắn kết chung và các thành phần gắn kết đều có khoảng theo phân vị 10 như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) gắn kết với tổ chức của giảng viên các trường đại học, cao đẳng (Trang 87 - 91)