Phân chia thang đo gắnkết với tổchức khoảng theo phân vị 10

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) gắn kết với tổ chức của giảng viên các trường đại học, cao đẳng (Trang 91 - 100)

Phân vị Khoảng Phân vị Khoảng

1 1 - 1,4 6 >3,0 - 3,4

2 >1,4 - 1,8 7 >3,4 - 3,8

3 >1,8 - 2,2 8 >3,8 - 4,2

4 >2,2 - 2,6 9 >4,2 - 4,6

5 >2,6 - 3,0 10 >4,6 - 5,0

Theo kết quả này, gắn kết với tổ chức của giảng viên sẽ được chia làm 3 mức độ. Trong đó:

- Khơng gắn kết: 1≤ ĐTB≤1,8 tương ứng với khoảng trên thang đo từ điểm 1 (Hồn

tồn khơng đúng) đến tiệm cận điểm 2 (Đúng một phần).

Sau khi tách riêng các giá trị thuộc mức độ Không gắn kết, dựa vào điểm phân vị bằng 2,98, gắn kết với tổ chức của giảng viên được làm 2 mức:

- Gắn kết thấp: 1,8<ĐTB ≤ 2,98 tương ứng với khoảng trên thang đo từ tiệm cận

điểm 2 (Đúng một phần) đến tiệm cận phía dưới điểm 3 (Khá là đúng).

- Gắn kết cao: 2,98<ĐTB ≤ 5,0tương ứng với khoảng trên thang đo từ tiệm cận phía

Ba thành phần gắn kết cũng sẽ được phân chia theo các mức độ tương tự như trên. Cụ thể:

Bảng 3.6. Phân chia mức độ của ba thành phần gắn kết với tổ chức của giảng viên

Mức độ gắn kết Gắn kết tình cảm Gắn kết trách nhiệm Gắn kết nhu cầu lợi ích Không gắn kết 1 ≤ ĐTB ≤ 1,8 1 ≤ ĐTB ≤ 1,8 1 ≤ ĐTB ≤ 1,8 Gắn kết thấp 1,8 < ĐTB ≤ 2,95 1,8 < ĐTB ≤ 3,0 1,8 < ĐTB ≤ 3,0 Gắn kết cao 2,95 < ĐTB ≤ 5,0 3,0 < ĐTB ≤ 5,0 3,0 < ĐTB ≤ 5,0

Các hình thức gắn kết trên cơ sở kết hợp3 thành phần sẽ được xác định dựa trên thành phần gắn kết chiếm ưu thế. Gắn kết chiếm ưu thế là gắn kết có điểm trung bìnhcao hơn điểm trung vị tương tự như vậy gắn kết khơng chiếm ưu thế có điểm trung bình thấp hơn điểm trung vị.

Như vậy, ma trận kết hợp ở cả bathành phần gắn kết sẽ tạo ra08 hình thức gắn kết cơ bản như sau:

Bảng 3.7. Kết hợp các thành phần gắn kết với tổ chức

TT GKTC GKTN GKNCLI Hình thức gắn kết

1 Cao Cao Cao GK chiếm ưu thế ở cả ba thành phần

2 Thấp Thấp Thấp GK không chiếm ưu thế ở cả ba thành phần

3 Thấp Cao Cao GKTN và GKLI chiếm ưu thế

4 Cao Thấp Cao GKTC và GKLI chiếm ưu thế

5 Cao Cao Thấp GKTC và GKTN chiếm ưu thế

6 Cao Thấp Thấp GKTC chiếm ưu thế

7 Thấp Cao Thấp GKTN chiếm ưu thế

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chương 3, tác giả luận án đã trình bày về tiến trình thực hiện đề tài nghiên cứu qua 3 giai đoạn và các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu lý luận cũng như nghiên cứu thực tiễn. Các giai đoạn nghiên cứu gồm: i) Giai đoạn1: Nghiên cứu lý luận; ii) Giai đoạn 2: Khảo sát thực tiễn (bao gồm điều tra thử và điều tra chính thức), iii) Giai đoạn 3: Viết và hồn thành luận án. Các phương pháp tác giả đã sử dụng gồm: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê tốn học, phương pháp phân tích chân dung tâm lý điển hình…. Các cơng cụ điều tra đã được tiến hành nghiên cứu thử nghiệm và chỉnh sửa, bổ sung, hồn thiện trước khi điều tra chính thức. Độ tin cậy, độ hiệu lực của các thang đo cũng đã được thực hiện nhằm đảm bảo tính chính xác và khoa học của kết quả nghiên cứu thực tiễn. Mơ hình nghiên cứu cũng đã được kiểm định thơng qua phân tích khẳng định nhân tố CFA và phân tích phương trình cấu trúc (SEM); kết quả đã chỉ ra rằng mơ hình nghiên cứu là phù hợp với dữ liệu thực tế. Đây là cơ sở để tác giả luận án đưa ra được các kết luận về thực trạng vấn đề nghiên cứu của mình.

Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ GẮN KẾT VỚI TỔ CHỨC CỦA GIẢNG VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG 4.1. Kết quả đánh giá về thực trạng gắn kết với tổ chức của giảng viên

Từ kết quả nghiên cứu thực tiễn, gắn kết với tổ chức của giảng viên được tổng hợp thành một bức tranh tổng thể như sau:

Trước hết, để xem xét phân bố điểm trung bình của thang đo, tác giả luận án chia mức độ gắn kết với tổ chức và ba thành phần gắn kết theo phân vị 10, từ điểm 1 “Hồn tồn khơng đúng” đến điểm 5 “Rất đúng”. Các điểm trung bình sẽ được xem xét trong khoảng tiệm cận với các giá trị được gán cho các phương án trả lời. Kết quả thu được như ở bảng 4.1 và Biểu đồ 4.1 dưới đây:

Bảng 4.1. Điểm trung bình và trung vị của thang đo gắn kết với tổ chức và các thành phần gắn kết

Thang đo ĐTB ĐLC ĐTV Min Max

Gắn kết với tổ chức 2,86 0,72 2,98 1 5

Gắn kết tình cảm 2,88 0,70 2,95 1 5

Gắn kết trách nhiệm 2,84 0,74 3,00 1 5

Nhìn vào số liệu thống kê và dựa trên phân chia khoảng cách các mức độ gắn kết ở chương 3, nghiên cứu thu được kết quả trên toàn mẫu nghiên cứu với 560 người tham gia trả lời có 4,3% giảng viên tự đánh giá bản thân khơng gắn kết với tổ chức (phân bố ĐTB từ 1,0 đến 1,8 - tương đương với điểm 1 “Hồn tồn khơng đúng” đến tiệm cận điểm 2 “ Đúng một phần”), 95,7%giảng viên có gắn kết với tổ chức (phân bố ĐTB: > 1,8 đến 5,0 - tương đương với tiệm cận điểm 2 “Đúng một phần” đến điểm 5 “Rất đúng”).

Tỷ lệ 95,7% giảng viên xác nhận có gắn kết này tương ứng với mức độ từ gắn kết một phần (điểm 2 “Đúng 1 phần”) đến rất gắn kết (điểm 5 “Rất gắn kết”) nhưng điểm phân bố tập trung chủ yếu ở phân vị 5, tương đương với khoảng >2,6 đến 3,0 (Mode = 2, Skewness = 0,338, Kurtosis = -0,247); điều này có nghĩa đại đa số giảng viên gắn kết với tổ chức nhưng sự gắn kết này có sự phân tán khá lớn; số giảng viên thực sự gắn kết (điểm 4 “Đúng”) và gắn kết ở mức rất mạnh mẽ với tổ

Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ % phân bố điểm trung bình (theo phân vị 10) của 3 thành phần gắn kết với tổ chức của giảng viên

Số liệu này đã phản ánh thực tế của giảng viên hiện nay rằng về cơ bản, giảng viên có sự gắn kết với tổ chức nơi mình làm việc. Tuy nhiên, như đã đề cập ở chương lý luận, gắn kết với tổ chức của giảng viên được xác định là đa thành phần nên các thành phần của gắn kết với tổ chức của giảng viên khơng tồn tại độc lập mà có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành sự gắn kết nói chung ở mỗi cá nhân nên sự gắn kết ấy có thể khác nhau ở từng thành phần gắn kết.

Dựa trên sự kết hợp của cả 3 thành phần gắn kết, 8 hình thức gắn kết với tổ chức của giảng viên đã được xác định ở Chương 3, kết quả sau khi điều tra thực tiễn như sau:

Bảng 4.2. Hình thức gắn kết với tổ chức của giảng viên dựa trên sự kết hợpcác thành phần gắn kết

NHÓM GKTC GKTN GKNC Hình thức gắn kết Số lƣợng

Tỷ lệ %

1 Cao Cao Cao GK chiếm ưu thế ở cả

3 thành phần 242 43,3

2 Thấp Thấp Thấp GK không chiếm ưu

thế ở cả 3 thành phần 209 37,4

3 Thấp Cao Cao GKTN và GKLI

chiếm ưu thế 32 5,8

4 Cao Thấp Cao GKTC và GKLI

chiếm ưu thế 14 2,6

5 Cao Cao Thấp GKTC và GKTN

chiếm ưu thế 4 0,8

6 Cao Thấp Thấp GKTC chiếm ưu thế 5 1,0

7 Thấp Cao Thấp GKTN chiếm ưu thế 8 1,5

8 Thấp Thấp Cao GKLI chiếm ưu thế 18 3,3

Có 43,3% giảng viên gắn kết chiếm ưu thế ở cả ba thành phần tình cảm, trách nhiệm và nhu cầu lợi ích (Nhóm 1). Nhóm giảng viên này tập trung ở độ tuổi 25 đến 45 tuổi (82,2%), số năm công tác tại đơn vị hiện tại từ 5- 15 năm (62,4%), thâm niên giảng dạy từ 5 đến 15 năm (61,9%) và trong nhóm có sự gắn kết cao ở cả ba thành phần này 68,1% chưa từng chuyển đơn vị công tác. Trong số những giảng viên chuyển công tác một đến hai lần, chỉ có 02 người trả lời do “muốn có cơ hội phát triển hơn” và “tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp phù hợp hơn”, còn lại đều trả lời do yếu tố khách quan như “sáp nhập trường”, “hợp lý hóa gia đình”, “chuyển nơi ở”....

Tương tự như vậy, có 37,4% gắn kết khơng chiếm ưu thế ở cả 3 thành phần (Nhóm 2). Đa số giảng viên thuộc nhóm gắn kết khơng chiếm ưu thế ở cả ba thành phần cũng tập trung ở độ tuổi 25 - 45 (82,4%), có thâm niên giảng dạy từ 5- 15 năm (56,9%), thời gian làm việc ở trường hiện tại từ 5 đến 15 năm (54%) và cũng có tới 67,9% chưa từng chuyển đơn vị cơng tác.

Có thể thấy, nếu đánh giá chung về hình thức gắn kết với tổ chức, ở nhóm 1 và nhóm 2 có sự tương đương về đặc điểm nhân khẩu học, khơng có đặc điểm nhận dạng để phân biệt sự khác nhau về mức độ gắn kết của hai nhóm này. Nói cách khác, các yếu tố như số năm công tác, độ tuổi, thâm niên giảng dạy, số lần chuyển đơn vị cơng tác…khơng phải là ngun nhân chính của sự khác nhau trong các hình thức gắn kết với tổ chức của giảng viên. Điều này có thể gợi mở đến việc nghiên cứu các yếu tố tác động khác dẫn đến sự gắn kết với tổ chức của giảng viên.

Số giảng viên có một hoặc hai thành phần gắn kết chiếm ưu thế (nhóm 3 đến nhóm 8) có tỷ lệ rất thấp, chỉ từ 0,8% đến 5,8%. Ví dụ, số giảng viên GK với TC đơn thuần ở mặt tình cảm (nhóm 6) chỉ có 5 người (1,0%), gắn kết đơn thuần ở mặt trách nhiệm (nhóm 7) là 8 người (1,5%) hay chỉ gắn kết về nhu cầu lợi ích (nhóm 8) có 18 người (3,3%).

Kết quả này cho chúng ta thấy sự phong phú, đa dạng ở các hình thức gắn kết với tổ chức của giảng viên. Điều này có thể lý giải ở hai góc độ sau:

Thứ nhất, gắn kết với tổ chức của giảng viên là gắn kết đa thành phần (gồm gắn kết tình cảm, gắn kết trách nhiệm, gắn kết nhu cầu lợi ích), vì vậy một giảng viên

viên có thể gắn kết tình cảm ở mức độ cao với sinh viên và ln nhiệt tình giúp đỡ sinh viên nhưng gắn kết nhu cầu lợi ích lại thấp. Giảng viên đó cũng có thể gắn kết trách nhiệm với chuyên môn cao nhưng lại thiếu gắn kết tình cảm với nhà trường do khơng xác định với mục tiêu của trường. Do đó, nếu đánh giá thái độ giảng dạy, mức độ gắn kết của giảng viên từ phía sinh viên sẽ khác với sự đánh giá từ phía nhà trường hoặc đồng nghiệp.

Thứ hai, sự đa dạng trong gắn kết với tổ chức của giảng viên xuất phát từ đối tượng gắn kết. Một giảng viên có thể gắn kết với nhiều đối tượng và đối tượng gắn kết của giảng viên cũng có thể thay đổi qua các giai đoạn khác nhau của cuộc sống và quá trình phát triển của tổ chức hoặc trong những bối cảnh kinh tế, vănhóa, xã hội khác nhau. Ở một giai đoạn nào đó, một giảng viên có thể gắn kết với định hướng chiến lược phát triển của nhà trường nhưng chưa chắc đã gắn kết với chuyên mơnhay đồng nghiệp. Cũng giảng viên đó, trong một hồn cảnh khác lại có thể gắn kết với chun mơn nhưng không quan tâm đến mục tiêu phát triển của nhà trường.Điều này cũng được chứng minh bởi nghiên cứu trước đây của Leithwood (1999)[57].

Để làm rõ hơn sự gắn kết với tổ chức của giảng viên, tác giả luận án đi sâu phân tích từng thành phần gắn kết, tìm hiểu biểu hiện gắn kết ở từng mặt cụ thể về tình cảm, trách nhiệm và nhu cầu lợi ích của họ.

4.1.1. Gắn kết tình cảm

Sự tự đánh giá về gắn kết tình cảm với tổ chức của giảng viên được thể hiện rõ ràng ở từng mệnh đề đã cho thấy người giảng viên có tình cảm gắn kết với tổ chức nơi họ đang làm việc một cách khác nhau ở từng nội dung liên quan đến tổ chức. Cụ thể, giảng viên yên tâm nhất với các chính sách phát triển của nhà trường (ĐTB = 3,08; ĐLC = 0,91). Họ đã phần nào cảm nhận nhà trường như mái nhà thứ hai (ĐTB=2,86; ĐLC=0,90), có cảm giác tự hào khi là giảng viên của nhà trường (ĐTB=2,73; ĐLC=0,84) và có quan tâm đến tương lai của nhà trường (ĐTB=2,71; ĐLC=0,88).

Dưới góc độ về chun mơn, giảng viên cũng đã có sự tin tưởng vào giá trị nghề nghiệp (ĐTB=2,88; ĐLC=0,91), ủng hộ các hoạt động chuyên môn của khoa/trường (ĐTB=2,81; ĐLC=0,90). Một giảng viên phát biểu:“Tôi cho rằng mặc

để lựa chọn nhưng tôi tin rằng ban lãnh đạo nhà trường sẽ có những kế hoạch dài hơi để phát triển nhà trường. Với những thách thức trong giai đoạn hiện nay, việc đổi mới các chính sách để giảng viên yên tâm với nghề là cần thiết và tôi luôn ủng hộ hướng đi của nhà trường” (Giảng viên nam, 1979, 15 năm giảng

dạy). Bên cạnh đó, giảng viên cũng thể hiện sự u thích giảng dạy và nghiên cứu

khoa học cũng như mong muốn được đào tạo nâng cao trình độ chun mơn và cập nhật phương pháp giảng dạy (ĐTB là 2,86 và 2,85).

Một giảng viên nữ, hiện đang là phó trưởng khoa, khi được phỏng vấn cũng đã chia sẻ về sự gắn kết tình cảm của mình với tổ chức dưới góc độ chun mơn và các mối quan hệ trong nhà trường, thể hiện thái độ ln u thích nghề giảng dạy, tự hào khi lựa chọn nghề giáo; thích được làm việc với sinh viên, yêu mến sinh viên và tôn trọng đồng nghiệp:“Mình chưa khi nào nghĩ mình chọn sai nghề. Mình ln tự

hào khi chọn nghề giáo. Mỗi ngày đến trường đối với mình là một ngày vui, vui vì được gặp các em sinh viên, được đứng trên bục giảng để truyền sự nhiệt huyết cho các em. Nhìn các em vui vẻ, hăng say với bài học của cơ khi ở trên lớp mình lại thấy yêu các em nhiều hơn. Không chỉ đối với sinh viên mà đồng nghiệp của mình cũng thế. Mình hiểu ra rằng: mình muốn người khác tơn trọng, yêu quý mình thì trước hết mình hãy tơn trọng và u thương người ta trước, vì thế mình ln thấy mình được mọi người yêu quý sống trong sự hòa thuận, vui vẻ.” (Giảng viên nữ, 1975, 17 năm giảng dạy).

Trong mối quan hệ với đồng nghiệp và sinh viên, số liệu thu được nói lên rằng giảng viên khá dễ chịu khi gặp gỡ, làm việc với đồng nghiệp” (ĐTB=2,87; ĐLC=0,91), cảm thấy thoải mái khi sinh viên muốn nhận sự trợ giúp từ họ (ĐTB=2,86; ĐLC=0,89) cũng như đã bộc lộ sự yên tâm, tin tưởng, chia sẻ khó khăn với đồng nghiệp (ĐTB=2,84; ĐLC=0,90). Những cảm xúc này cũng phù hợp với nhận định của một số giảng viên khi tham gia trả lời phỏng vấn sâu:“Tôi cảm thấy

khá hài lịng với nơi này, cơng việc ổn định, mối quan hệ với cấp trên hay đồng nghiệp cũng nhẹ nhàng thơi khơng có gì áp lực. Nhà trường cũng thường xuyên tạo điều kiện để chúng tơi được nâng cao trình độ chun mơn qua các đợt tập huấn và cử đi học nâng cao học vị.”(Giảng viên nữ, 1983, 10 năm giảng dạy)

khá vui vẻ cởi mở với các em nên các em cũng không ngại chia sẻ những tâm sự chuyện gia đình hay chuyện tình cảm cá nhân với tơi. Tơi ln sẵn lịng giúp đỡ sinh viên trong khả năng mình có thể, đặc biệt là giúp đỡ hết mình để các em tiến bộ trong học tập” (Giảng viên nữ, 1989, 8 năm giảng dạy). Cụ thể các biểu

hiện gắn kết tình cảm của giảng viên với tổ chức được trình bày trong bảng 4.3.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) gắn kết với tổ chức của giảng viên các trường đại học, cao đẳng (Trang 91 - 100)