Mô tả mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) gắn kết với tổ chức của giảng viên các trường đại học, cao đẳng (Trang 77 - 86)

Tiêu chí

Số lƣợng Tỷ lệ %

Tỉnh Trƣờng

Tuyên Quang ĐH Tân Trào 66 11,8

Hà Nội ĐH Cơng Đồn 62 11,1

CĐ Sư Phạm Trung Ương 33 5,9

CĐ Xây dựng cơng trình đơ thị 57 10,2

CĐ nghề công nghiệp HN 69 12,3

Thái Bình ĐH Thái Bình 60 10,7

ĐH Y Dược Thái Bình 60 10,7

CĐ Sư Phạm Thái Bình 91 16,3

CĐ Văn hóa Nghệ thuật Thái Bình 32 5,7

Trình độ, học vị Cử nhân 145 27,0 Thạc sĩ 358 66,7 Tiến sĩ 34 6,3 Học hàm Không 534 99,6 PGS 1 0,2 GS 1 0,2 Độ tuổi ≤ 25 tuổi 8 1,6 > 25 đến 40 tuổi 359 73,9 > 40 đến 50 tuổi 80 16,5 > 50 tuổi 39 8,0 Số năm công tác tại đơn vị hiện tại

Dưới 5 năm 119 23,5 5-15 năm 307 60,6 > 15 - 25 năm 63 12,4 Trên 25 năm 18 3,6 Số năm giảng dạy Dưới 5 năm 69 13,5 5-15 năm 317 62,0 > 15 - 25 năm 91 17,8 Trên 25 năm 34 6,7 Giới tính Nam 194 35,3 Nữ 355 64,7 3.2. Tổ chức nghiên cứu

Tổ chức nghiên cứu được tiến hành qua 3 giai đoạn: - Giai đoạn1: Nghiên cứu lý luận

- Giai đoạn 2: Khảo sát thực tiễn (bao gồm điều tra thử và điều tra chính thức). - Giai đoạn 3: Viết và hồn thành luận án

3.2.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận

3.2.1.1. Mục đích

- Xây dựng, hồn thiện đề cương nghiên cứu của luận án: Tìm các tài liệu liên quan đến sự gắn kết với tổ chức của giảng viên các trường đại học, cao đẳng; trên cơ sở đó phân tích, tổng hợp hệ thống tài liệu để xây dựng và hoàn thiện đề cương nghiên cứu. - Tổng quan lịch sử nghiên cứu trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan tới sự gắn kết với tổ chức, sự gắn kết với tổ chức của giảng viên đại học, cao đẳng. - Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về sự gắn kết với tổ chức, sự gắn kết với tổ chức của giảng viên đại học, cao đẳng; từ đó xác định khái niệm cơng cụ của đề tài (sự gắn kết với tổ chức, sự gắn kết với tổ chức của giảng viên); chỉ ra một số thành phần của sự gắn kết với tổ chức của giảng viên cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của giảng viên với tổ chức.

- Xây dựng các khái niệm cơng cụ, các khái niệm có liên quan, cụ thể hóa các biểu hiện của sự gắn kết với tổ chức của giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng hiện nay.

- Hệ thống hoá các quan điểm và những cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về sự gắn kết với tổ chức của giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng, các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết với tổ chức của giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng.

3.2.1.2. Thời gian: Từ 12/2014 - 2/2016

3.2.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn

Nghiên cứu thực tiễn được thực hiện qua giai đoạn khảo sát thử và khảo sát chính thức. Nội dung của khảo sát thử:

3.2.2.1. Mục đích

- Xác định độ tin cậy và độ hiệu lực của các thang đo trong bảng hỏi của đề tài, trên cơ sở đó, chỉnh sửa các biến quan sát chưa đạt yêu cầu để hoàn thiện bảng hỏi. - Chỉnh sửa các phiếu phỏng vấn sâu, các phiếu thảo luận nhóm và bảng quan sát trước khi khảo sát chính thức.

3.2.2.2. Thời gian, địa điểm

3.2.2.3. Kết quả điều ra thử

Có tất cả 09 thang đo được sử dụng trong luận án và được khảo sát ngẫu nhiên trên 150 cán bộ quản lý, giảng viên tại 03 trường ĐH, CĐ. Sau khi tiến hành điều tra thử, kết quả cho thấy có 04 thang đo cần điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn, gồm: thang đo Gắn kết với tổ chức của giảng viên, thang đo Phong cách lãnh đạo chuyển hóa của trưởng khoa, thang đo Chế độ chính sách và thang đo Lương thưởng. Trong đó, thang đo Gắn kết với tổ chức và thang đo phong cách lãnh đạo chuyển hóa của trường khoa được rút gọn bớt các biến quan sát; thang đo chế độ chính sách và thang đo lương thưởng sau khi thực hiện xoay nhân tố khẳng định của mơ hình đã hội tụ thành một yếu tố và được đặt tên chung là thang đo Chế độ, chính sách. Các thang đo cịn lại khơng có sự điều chỉnh nào. Chi tiết của kết quả từng thang đo sẽ được trình bày cụ thể ở phần Phƣơng pháp xử lý dữ liệu và thang đo.

Sau khi điều chỉnh, các thang đo được đưa vào sử dụng để thu thập dữ liệu thực tế trong giai đoạn khảo sát chính thức.

3.2.3. Giai đoạn viết và hồn thành luận án

3.2.3.1. Mục đích

- Dựa vào các dữ liệu thu được từ nghiên cứu thực tiễn, phân tích số liệu và viết luận án.

- Hoàn thành luận án

3.2.3.2. Thời gian: từ tháng 6/2016 đến tháng 6/2018

3.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản

3.3.1.1. Mục đích: Xây dựng cơ sở lý luận, xác định các quan điểm chủ đạo của luận án.

3.3.1.2. Nội dung nghiên cứu

- Tổng hợp, phân tích, hệ thống về mặt lý luận các nghiên cứu về sự gắn kết với tổ chức của giảng viên các trường đại học, cao đẳng ở trong và ngoài nước nhằm xác định những vấn đề cần nghiên cứu: các thành phần, biểu hiện và mức độ của sự gắn kết với tổ chức của giảng viên, các yếu tố ảnh hưởng đến GK với TC của GV.

3.3.1.3. Cách thức tiến hành

- Thu thập những tài liệu, văn bản có liên quan tới đề tài - Đọc và ghi ghép lại các tài liệu quan trọng

- Nguồn tài liệu: Sách, báo, tạp chí, cơng trình nghiên cứu (luận án, bài báo…).

3.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

3.3.2.1. Mục đích

- Tìm hiểu thực trạng mức độ gắn kết với tổ chức của giảng viên

- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết với tổ chức của giảng viên để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó.

3.3.2.2. Cách thức tiến hành xây dựng bảng hỏi

- Xây dựng nội dung theo mục đích nghiên cứu - Xin ý kiến đóng góp của chuyên gia

- Điều tra thử

- Đánh giá độ tin cậy và xử lý số liệu

- Hoàn thiện bảng hỏi và tiến hành điều tra chính thức.

3.3.2.3. Các loại thang đo và nội dung cơ bản

Xây dựng các thang đo nhằm tập trung tìm hiểu ba nội dung, cụ thể:

- Nội dung 1: Thực trạng biểu hiện của sự gắn kết với tổ chức của giảng viên.

Thang đo thực trạng biểu hiện của sự gắn kết với tổ chức của giảng viên được phát triển từ thang đo gắn kết với tổ chức gồm 3 thành phần và 18 biến quan sát của Allen và Meyer (1996) [23], Meyer và Allen (1991) [64]. Tác giả luận án phát triển thêm các nội dung liên quan đến các yếu tố cấu thành nên tổ chức nhà trường đã được hạn chế phạm vi ở phần Chương 2 (quan tâm đến ba yếu tố là định hướng chiến lược phát triển nhà trường, chuyên môn và mối quan hệ với đồng nghiệp, sinh viên); các nội dung này được kế thừa từ thang đo Giảng viên gắn kết (Engaged Teachers Scale - ETS) của Klassen (2013)[54]; Thang đo Gắn kết với tổ chức của giảng viên (Teacher’s Organizational Commitment) gồm 4 tiểu thang đo Gắn kết với nhà trường (Commitment to school),Gắn kết với công việc giảng dạy(Commitment to teaching

thang đo Gắn kết của giảng viên (Teacher Commitment) của Thien và cộng sự (2012) [86] gồm Gắn kết với nhà trường (Commitment to school),Gắn kết với giảng dạy (Commitment to teaching), Gắn kết với sinh viên (Commitment to students), Gắn kết với nghề nghiệp (Commitment to profession) và thang đo Gắn kết nhóm (Group Cohension) của Kadyschuck (1997)[46].

Thang đo gắn kết với tổ chức của giảng viên ban đầu gồm 50 biến quan sát, sau khi điều tra thử có 8 biến quan sát bị loại bỏ do có hệ số tương quan tổng biến thấp. Thang đo sử dụng trong điều tra chính thức gồm 42 biến quan sát, chia làm 3 tiểu thang đo:

+ Thang đo gắn kết tình cảm: từ item 1 đến item 15 + Thang đo gắn kết trách nhiệm: từ item 16 đến item 27 + Thang đo gắn kết nhu cầu lợi ích: từ item 28 đến item 42 (Chi tiết xem Phụ lục 1.1)

- Nội dung 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết với tổ chức của giảng viên

các trường đại học, cao đẳng. Nội dung này gồm các thang đo về đặc điểm nhân cách, phong cách lãnh đạo của trưởng khoa/bộ môn, đặc điểm công việc, chế độ - chính sách, lương thưởng phúc lợi, đào tạo - thăng tiến, mối quan hệ đồng nghiệp; thang đo nhận thức về danh tiếng của nhà trường.

Thang đo đặc điểm nhân cách

Mơ hình 5 yếu tố lớn (Big Five Factors Model) của Oliver và Sanjay (1999)[69] với bảng câu hỏi rút gọn gồm 44 biến quan sát được sử dụng để nghiên cứu về đặc điểm nhân cách của giảng viên. Để thuận tiện cho người tham gia nghiên cứu đọc và trả lời, tác giả nghiên cứu đã hiệu chỉnh thang đo khơng sử dụng các cụm tính từ mơ tả ngắn mà viết thành câu hồn chỉnh để làm rõ nghĩa của các item hơn (chi tiết xem Phụ lục 1.1).

Thang đo phong cách lãnh đạo chuyển hóa của trưởng khoa/bộ mơn:

Được thừa kế từ thang đo Phong cách lãnh đạo chuyển hóa của Bass (1985) đã được kiểm định bằng nghiên cứu của Avolio và các cộng sự (1999) [25], ban đầu thang đo Phong cách lãnh đạo chuyển hóa của trưởng khoa/bộ môn gồm 13 biến quan sát. Thang đo được sử dụng sau khi điều chỉnh từ giai đoạn điều tra thử còn lại

10 biến quan sát với 4 tiểu thang đo là Sự ảnh hưởng, Truyền cảm hứng, Kích thích trí tuệ và Sự quan tâm. Ví dụ về một số mệnh đề trong thang đo: lãnh đạo thể hiện các giá trị, có nguyên tắc lãnh đạo một cách rõ ràng; Tập trung đến định hướng phát triển, sứ mệnh của khoa; Lãnh đạo bằng việc làm gương cho cấp dưới; Được cán bộ, giảng viên trong khoa tin tưởng và tôn trọng; lãnh đạo đưa ra quan điểm rõ ràng và hấp dẫn về tương lai của khoa (Chi tiết xem Phụ lục 1.1).

Thang đo đánh giá của giảng viên về danh tiếng của nhà trường

Được sử dụng và phát triển từ thang đo danh tiếng trường đại học của Telci và Kantur (2014) gồm 24 item thuộc 3 yếu tố là năng lực của trường đại học, sức hấp dẫn xã hội và quản lý trách nhiệm[85]. Để phù hợp với đặc điểm các trường đại học, cao đẳng và môi trường giáo dục ở Việt Nam, trong đề tài nghiên cứu này tác giả chỉ sử dụng hai yếu tố là năng lực trường đại học và hấp dẫn xã hội để phát triển thang đo với 13 biến quan sát. Sau khi chạy phân tích nhân tố, thang đo đã được loại bỏ một số biến khơng tốt và cịn lại 10 biến (Chi tiết xem Phụ lục 1.1). Kết quả từ nghiên cứu nhận thức của giảng viên về danh tiếng của nhà trường sẽ được sử dụng để tìm hiểu sự ảnh hưởng của nhận thức về danh tiếng nhà trường đến mức độ gắn kết của giảng viên các trường đại học, cao đẳng.

Các thang đo đặc điểm cơng việc, chế độ chính sách của nhà trường, lương thưởng, cơ hội đào tạo - thăng tiến, mối quan hệ với đồng nghiệp

05 thang đo cịn lại này được chúng tơi xây dựng trên cơ sở tham khảo từ thang đo Job Satisfaction Questionnaire của Spector (1995) được Williams (2009) cung cấp bản gốc trong nghiên cứu của mình [91]. Thang đo gốc của Spector được Williams dùng để khảo sát về sự hài lịng trong cơng việc của giảng viên một trường đại học ở Statesboro, Georgia. Kết quả trong nghiên cứu của William đã chỉ ra rằng sự hài lòng của giảng viên là động lực thúc đẩy giảng viên làm việc và gắn bó với cơng việc giảng dạy và nghiên cứu. Thang đo của Spector (1995) gồm 36 biến quan sát nhằm đo 9 nội dung: (1) Tiền lương và sự tăng lương, (2) Cơ hội thăng tiến, (3) Cấp trên, (4) Thưởng (phụ cấp), (5) Khen thưởng đột xuất, (6) Điều kiện làm việc, (7) Đồng nghiệp, (8) Tính chất cơng việc và (9) Giao tiếp trong tổ

nhà trường, lương thưởng, cơ hội đào tạo - thăng tiến, mối quan hệ với đồng nghiệp (Chi tiết xem Phụ lục 1.1)

- Nội dung 3: Ngoài các thang đo, phiếu khảo sát cịn có phần thơng tin về đặc

điểm nhân khẩu học như tuổi, giới tính, học vị, số năm cơng tác, số lần chuyển đổi công việc, đơn vị công tác… để so sánh tương quan giữa các biến số này với mức độ gắn kết với tổ chức của giảng viên.

3.3.2.4. Cách thức tiến hành

Bảng hỏi được chuyển trực tiếp cho khách thể nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng. Sau khi nghe giới thiệu và hướng dẫn, các khách thể tự trả lời các câu hỏi trong bảng hỏi và được nhóm nghiên cứu thu lại sau khi hoàn thành.

3.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

3.3.3.1. Mục đích

Thu thập, bổ sung và làm rõ thông tin đã thu được từ phương pháp khác để có thể đánh giá trung thực, khách quan các biểu hiện và mức độ của sự gắn kết với tổ chức của giảng viên cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết.

3.3.3.2. Nội dung phỏng vấn

- Đối với giảng viên: Hỏi về nhu cầu, động cơ, niềm tin, mong đợi đối với nghề nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết, mức độ tham gia vào công việc, sự hài lịng thỏa mãn với cơng việc, ý định ở lại hay rời khỏi tổ chức.

- Đối với cán bộ quản lý: các chính sách, yêu cầu, quy định của tổ chức đối với giảng viên.

3.3.3.3. Cách thức tiến hành

Các câu hỏi phỏng vấn sâu được chuẩn bị theo một số nội dung chính dưới

hình thức câu hỏi mở để thu thập các thông tin cần thiết về khách thể và vấn đề cần nghiên cứu, gồm: thông tin cá nhân, nhận thức của khách thể về gắn kết với tổ chức của giảng viên, mong muốn, nhu cầu của họ khi công tác trong tổ chức, đánh giá của họ về các yếu tố ảnh hưởng đến gắn kết với tổ chức. Tuy nhiên, trong quá trình đàm thoại, các câu hỏi được sử dụng linh hoạt theo hướng tiếp cận vấn đề của khách thể mà vẫn đảm bảo được mục tiêu phỏng vấn.

3.3.4. Phương pháp phân tích chân dung tâm lý

3.3.4.1. Mục đích

Phân tích phác họa chân dung 02 giảng viên, trong đó một giảng viên có mức độ gắn kết thấp và một giảng viên có mức độ gắn kết cao với tổ chức nhằm góp phần khẳng định cơ sở lý luận của luận án và bổ sung cho kết quả nghiên cứu thực trạng.

3.3.4.2. Nội dung

Tác giả luận án tập trung mô tả và phân tích những biểu hiện gắn kết của giảng viên theo từng thành phần gắn kết của một giảng viên có mức độ gắn kết cao và một giảng viên gắn kết thấp với tổ chức; tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết thông qua tự nhận xét, đánh giá của họ trong quá trình quan sát và phỏng vấn sâu.

3.3.4.3. Cách thức tiến hành

Dựa trên thông tin thu thập được từ khảo sát thực trạng, qua quá trình quan sát và phỏng vấn sâu, tác giả nghiên cứu tiến hành lựa chọn và phân tích trường hợp điển hình theo nội dung trên.

3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu và thang đo

Số liệu thu được từ điều tra bảng hỏi được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 và sự hỗ trợ của phần mềm AMOS 22.0 (Analysis Of Moment Structures). Các phép phân tích thống kê mơ tả và thống kê suy luận được dùng trong xử lý kết quả nghiên cứu.

Thang đo gắn kết với tổ chức là thang đo đa thành phần, các yếu tố ảnh hưởng có khá nhiều biến quan sát nên muốn kiểm tra các mơ hình này có phù hợp để nghiên cứu hay không các thang đo trước hết phải được kiểm định độ tin cậy:

3.4.1. Xác định độ tin cậy của các thang đo

Độ tin cậy của các khái niệm trong nghiên cứu này được kiểm định bằng hệ số Cronbach Alpha với 0,7 ≤ Cronbach Alpha ≤ 1và hệ số tương quan biến tổng tối thiểu 0,3.

Các thang đo sau khi kiểm tra độ tin cậy và loại các biến có tương quan tổng biến < 0,3 còn lại số biến quan sát và hệ số tin cậy đo được như trong bảng 3.2 dưới đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) gắn kết với tổ chức của giảng viên các trường đại học, cao đẳng (Trang 77 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)