Tổchức đại học, cao đẳng và giảngviên

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) gắn kết với tổ chức của giảng viên các trường đại học, cao đẳng (Trang 47 - 52)

9 .Cấu trúc của luận án

2.2. Tổchức đại học, cao đẳng và giảngviên

2.2.1. Tổ chức

Khoa học tổ chức và quản lý định nghĩa tổ chức theo nghĩa hẹp, theo đó, tổ chức là tập thể của con người tập hợp nhau lại để thực hiện một nhiệm vụ chung hoặc nhằm đạt tới một mục tiêu xác định của tập thể đó.

Theo quan điểm của xã hội học, tổ chức là những thực thể xã hội phối hợp với nhau có mục đích, là những hệ thống xã hội được cơ cấu theo mục tiêu.

Dưới góc độ tâm lý xã hội, tổ chức được hiểu là một nhóm có tổ chức của các cá nhân hoặc là những hệ thống tương tác xử lý các thông tin và đưa ra quyết định.

Theo Bùi Anh Tuấn (2011), tổ chức được coi là một hệ thống các hoạt động do hai hay nhiều người phối hợp hoạt động với nhau nhằm đạt được mục tiêu chung. Theo định nghĩa này, tổ chức bao gồm các yếu tố cấu thành sau: i) Những người trong tổ chức đều phải làm việc hướng tới một mục tiêu chung của tổ chức, ii) Phối hợp các nỗ lực của những con người trong tổ chức là nền tảng tạo nên tổ chức, iii) Các nguồn lực khác như tài chính, cơng nghệ, nhà xưởng,…iv) Có hệ thống quyền lực và quản lý [18].

Tác giả Bùi Việt Phú (2009) cho rằng mục đích của tổ chức là làm cho những mục tiêu trở nên có ý nghĩa và góp phần tăng thêm tính hiệu quả về mặt tổ chức. Một cơ cấu tổ chức được coi là có hiệu quả nếu nó cho phép mỗi cá nhân góp phần cơng sức vào các mục tiêu của đơn vị [13].

Theo tác giả Nguyễn Hữu Thụ (2016), thông thường tổ chức được chia ra thành 3 loại sau: Tổ chức hành chính - bao gồm các cơ quan hành chính, các cơng sở; tổ chức chung - bao gồm bệnh viện, nhà tù, tu viện, các đơn vị quân đội; tổ chức tình nguyện - bao gồm tổ chức phi chính phủ, tổ chức kinh doanh. Tổ chức có một số đặc điểm cơ bản đồng thời là những yêu cầu của xã hội đối với tổ chức như:Tính

mục đích và tính hệ thống. Tất cả các tổ chức được thành lập đềunhằm thực hiện

có hệ thống vai trị, địa vị và tổ chức thường đảm bảo hoạt động của các thành viên trong tổ chức một cách ổn định [17].

Sự phân chia và mức độ chun mơn hóa lao động cao. Các nhiệm vụ của tổ

chức được phân chia dựa trên vị thế của các thành viên và trở thành trách nhiệm chính thức của họ. Sự phân chia lao động trong tổ chức được thực hiện theo chiều ngang và chiều dọc với những dạng hoạt động, hành động, thao tác cụ thể. Mỗi tổ chức đều có các phịng ban để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể của nó.

Cấu trúc thang bậc quyền lực. Thơng thường thang bậc quyền lực có dạng

kim tự tháp. Trong thang bậc này mỗi thành viên có trách nhiệm báo cáo quản lý trực tiếp phía trên và có quyền lực đối với những người cấp dưới.

Hoạt động được chính thức hóa. Các quyết định và hành động của những

người có trách nhiệm đều được thể hiện bằng hệ thống các văn bản qui định, chỉ dẫn chính thức. Mỗi thành viên phải trung thành với tổ chức.

Có cấu trúc hành chính thường xun bảo đảm hoạt động của tổ chức. Cấu

trúc này là những nhân viên thường xuyên hoạt động đảm bảo sự vận hành của tổ chức (bảo vệ, thư tín…).

Luận án này sử dụng khái niệm tổ chức của tác giả Nguyễn Hữu Thụ (2016), theo đó, tổ chức là dạng đặc thù của nhóm xã hội bao gồm từ hai cá nhân trở lên,

liên kết với nhau bởi mục tiêu chung nào đó, có sự phân cơng lao động, có quản lý và điều hành nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đặt ra[17].

Định nghĩa trên nhấn mạnh bản chất xã hội của tổ chức là sự liên kết giữa những người có cùng sở thích, hứng thú, cùng mục đích, nguyện vọng. Có thể nói điều kiện tiên quyết để tổ chức ra đời là các cá nhân có cùng định hướng hành động. Họ gắn kết với nhau trong tổ chức vì các mục tiêu mà họ khó có thể thực hiện thành công được khi hành động đơn lẻ.

2.2.2. TrườngĐại học, Cao đẳng với tư cách là tổ chức

Theo Luật Giáo dục Đại học năm 2012, trường cao đẳng, trường đại học thành viên thuộc cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân có cơ cấu tổ chức theo quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học. Điều 14 quy định vềcơ cấu tổ chức của trường cao đẳng, trường đại học, học việnviện công

lập gồm:a) Hội đồng trường;b) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường cao đẳng, trường đại học; giám đốc, phó giám đốc học viện;c) Phòng, ban chức năng;d) Khoa, bộ môn; tổ chứ c khoa ho ̣c và công nghê ̣ ;đ) Tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;e) Phân hiệu (nếu có);g) Hội đồng khoa học và đào tạo, các hội đồng tư vấn.

Trong khuôn khổ của luận án này, trường đại học với tư cách là một tổ chức mà người giảng viên gắn kết được hiểu là một trường đại học hoặc cao đẳng cụ thể - nơi người giảng viên làm việc, có hệ thống các đơn vị trực thuộc nhỏ hơn (khoa, phịng, ban, bộ mơn), có nguồn nhân lực là các cán bộ, giảng viên liên kết với nhau bởi mục tiêu, sứ mệnh và tầm nhìn chung, có sự phân cơng lao động, quản lý và điều hành nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đặt ra. Từ cách hiểu này, tác giả đề tài nghiên cứu đưa ra định nghĩa về tổ chức của ĐH, CĐ như sau:

Trường đại học, cao đẳng là dạng đặc thù của nhóm xã hội chính thức, có hệ thống các đơn vị trực thuộc (khoa, phịng, ban, bộ mơn) liên kết với nhau bởi mục tiêu chung, có sự phân cơng lao động, có quản lý và điều hành nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và các nhiệm vụ khác.

Yếu tố quan trọng tạo nên mối liên kết trong tổ chức chính là mục tiêu chung của tổ chức thể hiện ở sứ mệnh, tầm nhìn, các giá trị cốt lõi, mục tiêu chiến lược và các giải pháp thực hiện chiến lược hay gọi chung là định hướng chiến lược phát triển nhà trường.

Sứ mạng, tầm nhìn hay mục tiêu chiến lược của một nhà trường đạt được hay không liên quan đến nhiều yếu tố nhưng trong đó trước hết được thể hiện trong nội bộ của tổ chức nhà trường cụ thể hóa ở các chế độ chính sách đối với cán bộ, giảng viên, sinh viên trong nhà trường có đảm bảo hay khơng, có phù hợp khơng, có làm cho cán bộ, giảng viên trong nhà trường đó hài lịng để n tâm đóng góp cơng sức cho sự phát triển của nhà trường hay không.

Luận án này cũng chỉ được giới hạn nghiên cứu trong phạm vi các trường đại học, cao đẳng công lập chứ không nghiên cứu trong hệ thống các trường tư thục hay các trường có vốn đầu tư nước ngồi.

2.2.3.Hoạt động nghề nghiệp và các mối quan hệ của giảng viên trong trường đại học, cao đẳng

2.2.3.1.Giảng viên

Theo điều 54 Luật giáo dục đại học 2012: Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề gọi là giảng viên.

Theo Luật Giáo dục đại học và điều lệ trường Đại học, cao đẳng, giảng viên đại học, cao đẳng là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; đạt trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ. Về mặt chuyên môn, GV đại học là người tổ chức, hướng dẫn quá trình tự tổ chức, tự điều khiển, tự điều chỉnh của người học giúp họ hình thành tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ phù hợp với lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể, qua đó tâm lý, nhân cách người học ngày càng được phát triển và hoàn thiện. Hoạt động cơ bản của người giảng viên trong trường đại học, cao đẳng là giảng dạy, giáo dục và nghiên cứu khoa học. Về mặt trách nhiệm với tổ chức, giảng viên phải giảng dạy theo mục tiêu, chương trình đào tạo và thực hiện đầy đủ, có chất lượng chương trình đào tạo; nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, bảo đảm chất lượng đào tạo.

Theo tác giả Vũ Thế Dũng (ĐH Bách Khoa, ĐHQG TPHCM), trong bối cảnh các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc tế có những thay đổi mạnh như hiện nay thì cần định nghĩa lại vai trị của đội ngũ giảng viên ĐH, CĐ. Theo đó, giảng viên đại học được định nghĩa trong ba chức năng chính là: Nhà giáo, nhà khoa học và nhà cung ứng dịch vụ cho cộng đồng. Với vai trò là nhà giáo, người giảng viên phải được trang bị 4 nhóm kiến thức, kỹ năng là: Kiến thức chuyên ngành, kiến thức về chương trình đào tạo, kiến thức và kỹ năng về dạy - học và kiến thức về môi trường giảng dạy, hệ thống giáo dục, mục tiêu giáo dục, giá trị giáo dục … Ở vai trò nhà khoa học, giảng viên thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, tìm cách ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học về thực tiễn đời sống và công bố các kết quả nghiên cứu cho cộng đồng. Do đó, giảng viên đại học khơng chỉ phải nắm vững kiến thức chun mơn, phương pháp nghiên cứu mà cịn phải có kỹ năng viết

báo khoa học. Với vai trò thứ ba là nhà cung ứng dịch vụ cho xã hội, giảng viên cung ứng các dịch vụ của mình cho nhà trường, cho sinh viên, cho các tổ chức xã hội - đoàn thể, cho cộng đồng và cho xã hội nói chung. Cụ thể, đối với nhà trường và sinh viên, giảng viên cần thực hiện các dịch vụ như tham gia công tác quản lý, các cơng việc hành chính, tham gia các tổ chức xã hội, cố vấn cho sinh viên, liên hệ thực tập, tìm chỗ làm cho sinh viên,… làm phản biện cho các tạp chí khoa học, tham dự và tổ chức các hội thảo khoa học. Đối với cộng đồng, giảng viên trong vai trò của một chuyên gia cũng thực hiện các dịch vụ như tư vấn, cung cấp thông tin, viết báo. Trong chức năng này, giảng viên đóng vai trò là cầu nối giữa khoa học và xã hội, để đưa nhanh các kiến thức khoa học vào đời sống cộng đồng [100].

2.2.3.2.Hoạt động nghề nghiệp (hoạt động chuyên môn, liên quan đến đào tạo và nghiên cứu khoa học)

Công việc của người giảng viên chủ yếu là giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Đây là hai hoạt động có sự bổ sung hỗ trợ cho nhau để phát triển chuyên môn của người giảng viên. Trong đó, nghiên cứu khoa học là việc mà người giảng viên chủ yếu phải tự tìm tịi nghiên cứu các kiến thức, kỹ năng liên quan đến chuyên ngành của mình để phát triển chun mơn cũng như đóng góp cống hiến những phát hiện, kết quả nghiên cứu của mình để phục vụ cho lĩnh vực cơng việc chung. Song song với nghiên cứu khoa học, việc giảng dạy không những chỉ là sự sẵn sàng tham gia vào công tác giảng dạy, sự nỗ lực trong việc thiết kế các bài giảng sao cho hiệu quả mà cịn là sự nhiệt tình, tận tâm với sinh viên, sẵn sàng hi sinh thời gian cá nhân để dành nhiều thời gian hơn cho sinh viên và công việc.

2.2.3.3.Mối quan hệ của giảng viên trong nhà trường (liên quan đến các nhiệm vụ khác ngồi chun mơn)

Bên ngồi các hoạt động gắn với chun mơn như đã nêu ở trên, cán bộ, giảng viên làm việc trong tổ chức nhà trường cịn liên quan đến các hoạt động khác ngồi chuyên môn như giao tiếp, hợp tác với những người làm trong lĩnh vực giảng dạy như đồng nghiệp, phụ huynh, các tổ chức xã hội, đoàn thể…Mối quan hệ liên nhân cách gồm mối quan hệ giữa những người phối hợp làm việc hướng tới mục tiêu

chung của nhà trường như lãnh đạo, quản lý, đồng nghiệp, tập thể cán bộ, giảng viên. Ngồi ra cịn bao gồm cả mối liên hệ giữa giảng viên và sinh viên. Đề tài nghiên cứu này chỉ đề cập mối quan hệ đồng nghiệp trong chun mơn và ngồi chuyên môn thông qua các hoạt động đoàn thể trong phạm vi nhà trường nơi giảng viên công tác và mối quan hệ với sinh viên trong khuôn khổ hoạt động liên quan đến giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Có thể thấy người giảng viên đóng vai trị rất quan trọng trong tổ chức nhà trường, góp phần tạo nên uy tín chất lượng, khẳng định thương hiệu, danh tiếng của nhà trường. Xuất phát từ vai trò, nhiệm vụ của người giảng viên, chúng tơi sẽ tiến hành thao tác hóa một số khái niệm cơng cụ trong đề tài. Ví dụ, thơng qua các sản phẩm hoạt động của họ như chất lượng bài giảng, các cơng trình nghiên cứu khoa học, các tài liệu được xuất bản, kết quả học tập của sinh viên… có thể đánh giá được phần nào mức độ người giảng viên gắn bó với cơng việc, nghề nghiệp của mình. Việc người giảng viên tích cực tham gia vào các hoạt động chung của nhà trường hay đơn vị quản lý trực tiếp, nỗ lực cống hiến hết mình để nhà trường hồn thành sứ mệnh, mục tiêu…thể hiện người giảng viên đó có sự gắn kết với tổ chức.

2.3. Gắn kết với tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) gắn kết với tổ chức của giảng viên các trường đại học, cao đẳng (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)