Hướng nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và hệ quả

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) gắn kết với tổ chức của giảng viên các trường đại học, cao đẳng (Trang 35 - 40)

9 .Cấu trúc của luận án

1.2.2. Hướng nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và hệ quả

Theo Darling-Hammond (2000) chất lượng giảng dạy ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của sinh viên vì người giảng viên vừa làm công việc giảng dạy vừa phải làm các công việc khác như nghiên cứu khoa học, viết giáo trình, học tập nâng cao trình độ …nên họ phải chịu áp lực cao để đáp ứng và duy trì những địi hỏi về hiệu quả cơng việc, về thái độ và hành vi ứng xử của mình đối với người học. Do đó, sự gắn kết của người giảng viên chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố và ngược lại sự gắn kết cũng tác động đến nhiều khía cạnh trong công việc của người giảng viên cũng như chất lượng giảng dạy của họ [51].

Các yếu tố ảnh hưởng đến gắn kết với tổ chức của giảng viên được các nhà nghiên cứu tìm hiểu nhiều nhất là các yếu tố thuộc về về đặc điểm công việc như lương thưởng, cơ hội thăng tiến, mối quan hệ với đồng nghiệp, an tồn của cơng việc, cơ hội đào tạo, điều kiện làm việc, phong cách lãnh đạo, quản lý, văn hóa nhà trường (Kahn, 1990; Darling - Hammond, 2000; Ingersoll, 2001; Thien và Razak, 2012)…) [48,36,43,86]. Tuy nhiên, nhiều yếu tố ảnh hưởng khác đôi khi được các nhà nghiên cứu (Karakuş và Aslan, 2009; Karakuş và Savas, 2011; Jing và Zhang, 2014)sử dụng như là các yếu tố hệ quả ví dụ như: sự hài lòng với công việc, sự tham gia vào công việc hay ý định nghỉ việc, hiệu suất làm việc, sự nghỉ việc, hành vi công dân trong tổ chức và sự căng thẳng trong công việc [49,50,45].

Trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu, ở nội dung này, tác giả luận án không tách rời xu hướng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng và các yếu tố hệ quả mà xem xét chung ở cùng một xu hướng vì hai xu hướng này có mối liên hệ qua lại với nhau theo quan điểm coi các yếu tố ảnh hưởng cũng có thể là yếu tố hệ quả và ngược lại theo phân tích ở trên.

Meyer và Allen (1997) phát hiện ra mối quan hệ tích cực giữa gắn kết tình cảm và nhận thức về sự hỗ trợ của tổ chức của giảng viên các trường đại học. Nghiên cứu của họ cũng cho kết quả rằng những giảng viên nhận thức được sự hỗ trợ của nhà trường thì ít muốn rời bỏ tổ chức (dẫn theo [63]).

Nghiên cứu của Celep (2000) cho thấy, đặc điểm cá nhân của người lao động, cấu trúc của tổ chức, đặc điểm cơng việc, bầu khơng khívà các q trình tổ chức là các yếu tố có ảnh hưởng đến GK với tổ chứccủa GV [31].

Ingersoll (2001) xác định rằng các trường học có các đặc điểm và điều kiện tổ chức như thiếu sự hỗ trợ, tiền lương, các thủ tục hành chính, quy mơ lớp học, thời gian làm việc, và thiếu cơ hội thăng tiến, có ảnh hưởng đáng kể về sự thay đổi nghề nghiệp của giảng viên. Những căng thẳng hay mệt mỏi từ yêu cầu của việc giảng dạy và mơi trường làm việc (ví dụ: thay đổi liên tục trong chính sách giáo dục, cải cách trường học và chương trình giảng dạy, vấn đề quản lý lớp học, v.v…) có thể khiến cho giảng viên cảm thấy kiệt sức về thể chất và tinh thần, sau đó giảm bớt sự nhiệt tình và sự gắn kết với sự giảng dạy [43].

Crosswell (2006) cũng đã hệ thống các quan điểm của các tác giả khác về sự liên quan giữa gắn kết của giáo viên với đặc điểm cá nhân và các yếu tố bên ngoài cá nhân, bao gồm: i) liên quan mật thiết với tính cách; ii) ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong cá nhân như sự tự chủ, động cơ, niềm đam mê, sự hài lòng, giai đoạn của cuộc đời; iii) ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như sinh viên, đồng nghiệp, văn hóa nhà trường và phong cách lãnh đạo; iv) có thể bị ảnh hưởng bởi thời gian dành cho nghề nghiệp dài hay ngắn [35].

Chughtai và Zafar (2006) đã tiến hành nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng và hệ quả của gắn kết với tổ chức của giảng viên các trường đại học ở Pakistan. Các yếu tố ảnh hưởng được các tác giả tìm hiểu gồm 3 nhóm là nhóm đặc điểm cá nhân (tuổi, thời gian làm việc, tình trạng hơn nhân, trình độ học vấn, niềm tin vào quản lý trường đại học, sự tham gia vào cơng việc); nhóm các yếu tố của sự hài lịng trong cơng việc (lương, cơ hội thăng tiến, đồng nghiệp, quản lý, an tồn của cơng việc, cơ hội đào tạo, điều kiện làm việc, cơng việc thực hiện thực tế) và nhóm các yếu tố về sự công bằng trong tổ chức (công bằng thủ tục, công bằng phân phối). Các yếu tố bị

tác động bởi sự gắn kết của giảng viên với tổ chức là hiệu suất làm việc và ý định nghỉ việc. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hai yếu tố niềm tin vào quản lý trường đại học và sự tham gia vào công việc thuộc nhóm các đặc điểm cá nhân (thời gian làm việc, tình trạng hơn nhân, trình độ học vấn khơng có sự tương quan), các yếu tố về sự hài lịng và sự cơng bằng trong tổ chức có tương quan đáng kể với gắn kết của giảng viên, yếu tố công bằng thủ tục và niềm tin vào sự quản lý có tương quan mạnh nhất với gắn kết; thêm vào đó, kết quả cũng cho thấy sự gắn kết tương quan nghịch chiều với dự định nghỉ việc và tương quan thuận chiều với sự tự đánh giá về hiệu suất công việc [33].

Cohen (2007) nghiên cứu về ảnh hưởng của tương tác xã hội đến gắn kết của giảng viên. Các mối quan hệ với trưởng khoa được cho là làm tăng cường nhận thức về công bằng trong phân công công việc và sự hỗ trợ của tổ chức bởi vì nó đáp ứng nhu cầu tâm lý cá nhân của giảng viên, giúp xây dựng niềm tin và sự gắn kết tình cảm và gắn kết trách nhiệm của giảng viên [34].

Razak (2009) đã tổng hợp các nghiên cứu về gắn kết của giảng viên từ đó phân tích, tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến gắn kết của giáo viên gồm các yếu tố thuộc về đặc điểm cá nhân và các yếu tố bên ngoài nhưng có tác động qua lại với các đặc điểm cá nhân này. Theo đó, các yếu tố cá nhân gồm: giới, tuổi, dân tộc, tình trạng hơn nhân, trình độ văn hóa, tổng số năm giảng dạy trong nghề, số năm làm việc tại trường. Các yếu tố bên ngồi gồm: định khn và bối cảnh của nhóm mà giáo viên tham gia vào, phong cách lãnh đạo, điều kiện làm việc trong trường (mục đích và mục tiêu, sự ổn định và kiểm soát nội bộ, các mối quan hệ và sự phát triển con người, giám sát và quản lý môi trường học đường), và văn hóa (cá nhân - tập thể, khoảng cách quyền lực, sự né tránh, đặc điểm nam tính - nữ tính) [74].

Haim Gaziel (2009) thực hiện nghiên cứu so sánh các trường có hình thức quản lý theo truyền thống và các trường quản lý theo hình thức tự quản ở Israel, mục đích để tìm hiểu mối quan hệ giữa trao quyền đến gắn kết với tổ chức của giảng viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy giảng viên ở các trường tự quản có cảm giác được trao quyền cao hơn, gắn kết hơn và cũng có ý chí ở lại trường mạnh mẽ hơn so với nhóm trường quản lý theo truyền thống [40].

Võ Quốc Hưng và Cao Hào Thi (2009) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của công chức - viên chức Nhà nước gồm 8 yếu tố là sự phù hợp; hành vi lãnh đạo; quan hệ nơi làm việc; huấn luyện và phát triển; lương, thưởng và cơng nhận; truyền thơng; sự u thích và mơi trường làm việc vật lý. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố lương, thưởng và cơng nhận có tác động thấp nhất đến dự định nghỉ việc của công chức - viên chức Nhà nước. Các tác giả lập luận rằng, điều đó có thể giải thích là đối với những người trình độ cao thì lương khơng phải là yếu tố quan trọng nhất mà thứ họ cần có thể là một tổ chức cơng bằng, trung thực, quan hệ nơi làm việc thân thiện [8]. Quan điểm này cũng tương đồng với nghiên cứu của Trần Minh Hiếu (2013), rằng hai yếu tố đang giữ chân giảng viên làm việc tại trường, làm giảng viên hài lòng hơn và có nhiều động lực làm việc, nâng cao hiệu quả công việc là đặc điểm của công việc và mối quan hệ với đồng nghiệp [7].

Malik và đồng nghiệp (2010) nghiên cứu về sự hài lịng với cơng việc và sự gắn kết với tổ chức của giảng viên các trường đại học cơng lập ở Pakistan nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của các thành phần của sự hài lịng với cơng việc đến nhận thức về sự gắn kết với tổ chức của giảng viên và mức độ thỏa mãn trong công việc cũng như mức độ gắn kết với tổ chức của họ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự hài lịng với cơng việc, với đồng nghiệp và mức lương có ảnh hưởng tích cực đến sự gắn kết của giảng viên; họ có mức độ gắn kết và sự hài lịng cao với cơng việc cụ thể, với lãnh đạo, mức lương và cơ hội thăng tiến [60].

Razak và đồng nghiệp (2010) đã tiến hành nghiên cứu so sánh ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo và điều kiện làm việc đến gắn kết với tổ chức của giảng viên thuộc ba nhóm văn hóa là Malai, Trung Hoa và Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu cho thấy gắn kết với tổ chức của giáo viên bị ảnh hưởng rõ nét bởi yếu tố điều kiện làm việc trong nhà trường ở cả ba nhóm văn hóa khác nhau, yếu tố phong cách lãnh đạo chỉ tìm thấy là có ảnh hưởng đến nhóm giảng viên văn hóa Ấn Độ chứ không ảnh hưởng trực tiếp đến sự gắn kết của hai nhóm cịn lại [75].

Karakuş và Savas (2011) nghiên cứu về sự trao quyền ảnh hưởng đến gắn kết của giáo viên tại một trường học ở Gaziantep, Thổ Nhĩ Kỳ. Các tác giả sử

dụng cách tiếp cận hành vi và tiếp cận nhận thức. Tiếp cận hành vi tập trung vào những vào việc mà những người quản lý trong tổ chức nên làm tại các giai đoạn, chỉ ra cách xây dựng môi trường làm việc phù hợp; cách tiếp cận nhận thức quan tâm đến cách mà người lao động nhận thức được mơi trường có sẵn và cách phát triển các mối quan tâm này. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy sự trao quyền cho cá nhân có tương quan thuận chiều với sự gắn kết của giáo viên. Những giáo viên được trao quyền nhiều hơn sẽ phối hợp nhiều hơn với công việc giảng dạy và với nhà trường nơi họ làm việc. Những giáo viên có cơ hội được phát triển bản thân trong lĩnh vực của mình và có mức độ ảnh hưởng tăng thì gắn kết hơn với nghề nghiệp và trường học của họ. Sự tham gia vào quá trình ra quyết định, cung cấp các cơ hội phát triển nghề nghiệp, nâng cao mức độ ảnh hưởng và địa vị nghề nghiệp của những giáo viên được trao quyền làm cho giáo viên trở nên gắn kết hơn với nhà trường [50].

Lawrence và cộng sự (2012) thực hiện một nghiên cứu trên 4.550 trưởng khoa của 15 trường đại học trên tất cả các lĩnh vực và nhận ra rằng tương tác xã hội thúc đẩy sự nhận thức về hỗ trợ và đáp ứng giữa các đồng nghiệp, tạo ra sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến gắn kết của lãnh đạo nhà trường. Mặt khác, khi giá trị của một tổ chức không đồng nhất với giá trị của một cá nhân thì dự định nghỉ việc sẽ cao hơn [56].

Nghiên cứu về sự hài lòng của giảng viên trong giảng dạy và nghiên cứu tại trường đại học, tác giả Trần Minh Hiếu (2013), Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Khánh Trang (2013) đều cho rằng, các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hài lòng điều kiện làm việc và mối quan hệ với đồng nghiệp [6,7]. Nghiên cứu này tuy không trực tiếp đưa ra các kết quả về gắn kết với tổ chức của giảng viên nhưng cũng có thể là cơ sở để các nghiên cứu khác kế thừa khi tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của giảng viên với nhà trường.

Võ Văn Việt (2015) cũng đã tiến hành nghiên cứu về gắn kết với tổ chức của giảng viên khoa ngoại ngữ trường Đại học Nông Lâm, thành phố Hồ Chí Minh trong mối quan hệ với sự hài lịng về cơng việc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giảng viên hài lịng với cơng việc thì có xu hướng trung thành và gắn kết với tổ chức hơn, và giảng viên có sự gắn kết với tổ chức cũng hài lịng với cơng việc hơn. Giảng viên

hài lịng với cơng việc của họ thường có thái độ tích cực về cơng việc, họ làm việc chăm chỉ, cống hiến nhiều hơn. Tuy nhiên, sự hài lịng của giảng viên chỉ có mối tương quan có ý nghĩa với gắn kết tình cảm, gắn kết chuẩn mực mà khơng có mối quan hệ với gắn kết lợi ích [89].

Nhìn chung, các yếu tố ảnh hưởng và hệ quả của gắn kết với tổ chức của giảng viên đã được các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu khá đầy đủ ở mọi khía cạnh liên quan đến môi trường làm việc như phong cách lãnh đạo, lương thưởng, cơ hội thăng tiến, mối quan hệ với đồng nghiệp, an tồn cơng việc, cơ hội đào tạo, điều kiện làm việc, quản lý, văn hóa nhà trường (Darling - Hammond, 2000; Ingersoll, 2001; Kahn, 1990, Malik và đồng nghiệp, 2010; Karakuş và Savas, 2011; Thien và Razak, 2012; Lawrence và cộng sự, 2012) …

Tác giả luận án nhận thấy có rất ít các nghiên cứu quan tâm đến sự ảnh hưởng của danh tiếng của tổ chức cũng như chưa đi sâu tìm hiểu về ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo cấp quản lý trực tiếp đến sự gắn kết của giảng viên. Từ khoảng trống nghiên cứu này chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhận thức của giảng viên về danh tiếng các trường đại học, cao đẳng nơi họ làm việc ảnh hưởng đến mức độ gắn kết của họ như thế nào và phong cách lãnh đạo chuyển hóa có tác động ra sao đến mức độ gắn kết của giảng viên với tổ chức. Bên cạnh đó các yếu tố như chế độ chính sách, cơ hội đào tạo, thăng tiến … cũng là các yếu tố có ảnh hưởng khá nhiều đến mức độ GK của GV vì vậy tác giả lựa chọn để nghiên cứu trong luận án này để tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của chúng đến GV ở môi trường giáo dục Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) gắn kết với tổ chức của giảng viên các trường đại học, cao đẳng (Trang 35 - 40)