Giới thiệu tài liệu trên mạng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý và phát huy giá trị tài liệu phông lưu trữ chủ tịch hồ chí minh (Trang 140 - 141)

8. Bố cục luận án

4.2. Các giải pháp chính về quản lý và phát huy giá trị tài liệu Phông lƣu trữ Chủ tịch

4.2.2.4. Giới thiệu tài liệu trên mạng

Hiện nay internet, intranet là phƣơng tiện làm việc chủ yếu của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân nên Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng và các cơ quan đang lƣu giữ tài liệu của Hồ Chí Minh nên sử dụng kênh thông tin này để công bố, giới thiệu về tài liệu lƣu trữ của Hồ Chí Minh, nhất là hình ảnh bản gốc của tài liệu.

Hiện nay, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam có website “Hồ Chí Minh Trang thông tin điện tử” (địa chỉ http://hochiminh.vn/Pages/home.aspx) đi vào hoạt động từ tháng 01-2015 theo Giấy phép số 02 ngày 15-01-2015 của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thơng tin điện tử thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Tuy nhiên, Trang thông tin điện tử này mới chỉ cập nhật lại từ các nguồn khác những tài liệu, tƣ liệu, chứ chƣa có bất kỳ hình ảnh về bản gốc tài liệu lƣu trữ của Hồ Chí Minh nên chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của bạn đọc.

Vì vậy, cần có một trang thơng tin chính thức của Việt Nam có sứ mạng cung cấp, giới thiệu những bản scan, bản chụp, hình ảnh gốc tài liệu lƣu trữ (tác phẩm, văn kiện) của Hồ Chí Minh hoặc tài liệu về Ngƣời để phục vụ công tác nghiên cứu. Theo tác giả, nếu làm đƣợc việc này, độc giả trong nƣớc và ngồi nƣớc sẽ có điều kiện tiếp cận trực diện thông tin cấp 1 các tài liệu lƣu trữ của Hồ Chí Minh, giúp cho việc giải tỏa những thắc mắc của độc giả, nhất là các nhà nghiên cứu nƣớc ngồi về chính sách của Đảng, Nhà nƣớc ta trong việc công bố rộng rãi tối đa tài liệu lƣu trữ của Hồ Chí Minh, nhất là về những tài liệu mật hoặc thông tin mật nếu có nào đó. Văn phòng Trung ƣơng cần phối hợp với các cơ quan chức năng nhƣ Ban Tuyên giáo Trung ƣơng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Cơ yếu Chính phủ để xây dựng, vận hành và thống nhất nó trực thuộc cơ quan nào. Đồng thời, các cơ quan lƣu trữ cần thực hiện tốt việc số hóa tài liệu lƣu trữ (nhƣ đã đề cập ở trên), về kỹ thuật đảm bảo an ninh mạng. Mặt khác, cần tiếp tục thông qua một số website của Báo Nhân dân, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tạp chí Tuyên giáo, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử quốc gia… đăng tải các nội dung tuyên truyền giới thiệu về tài liệu Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh.

4.2.2.5. Tổ chức ph ng đọc

Để phục vụ công tác khai thác, sử dụng tài liệu đƣợc đồng bộ, các cơ quan lƣu trữ, bảo tàng cần có phịng đọc tài liệu với các trang thiết bị đảm bảo để phục vụ độc giả đến khai thác. Do đó cần có những phịng đọc rộng rãi với các trang thiết bị phục vụ hiện đại để nghiên cứu tài liệu của Hồ Chí Minh. Đối với tài liệu nghe nhìn phải có các trang thiết bị, máy đọc bản chụp micro phim, ảnh. Mặt khác, trong thời gian tới, theo tác giả Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng cần hồn thiện quy trình phục vụ độc giả tại phòng đọc và đổi mới công tác phục vụ hơn nữa để đáp ứng một cách nhanh nhất, chính xác nhất yêu cầu của độc giả.

Đặc biệt, cần phục vụ khai thác độc giả thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu, từ yêu cầu khai thác, dữ liệu điện tử... để phục vụ một cách nhanh chóng, chính xác và thuận lợi nhất. Bên cạnh đó, sau khi Văn phòng Trung ƣơng đầu tƣ xây dựng xong Kho Lƣu trữ bảo hiểm của Trung ƣơng tại phƣờng Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội thì ở kho lƣu trữ này cần tổ chức phục vụ trên các cơng nghệ hiện đại tại phịng đọc hoặc trƣng bày bản số hóa (hình ảnh động) trên màn hình tại phịng trƣng bày riêng hoặc các tiền sảnh, cầu thang... nơi đông ngƣời qua lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý và phát huy giá trị tài liệu phông lưu trữ chủ tịch hồ chí minh (Trang 140 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)