Thẩm định, xác minh tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý và phát huy giá trị tài liệu phông lưu trữ chủ tịch hồ chí minh (Trang 96 - 98)

8. Bố cục luận án

3.2. Tình hình quản lý tài liệu Phơng lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh

3.2.3. Thẩm định, xác minh tài liệu

Trong những năm qua, việc phát huy giá trị tài liệu của Hồ Chí Minh còn rất hạn chế, mức độ, một phần lớn xuất phát từ lý do chƣa thẩm định, xác minh đƣợc hết những tài liệu của Ngƣời mà các cơ quan đang lƣu giữ. Lấy ví dụ nhƣ trong số khoảng 3000 tài liệu do Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng tập hợp đƣợc để xuất bản lần thứ ba bộ Hồ Chí Minh Tồn tập thì mới xử lý để bổ sung đƣợc khoảng 800 tài liệu đƣa vào lần xuất bản thứ ba (nâng từ 12 tập lên thành 15 tập), còn khoảng 2000 tài liệu cần tiếp tục xử lý khoa học để đƣa vào các lần xuất bản hoặc tái bản sau này.

Do đó, việc thẩm định, xác minh tính chân thực và giá trị tài liệu của Hồ Chí Minh là việc đặc biệt quan trọng. Sở dĩ cần phải thẩm định, xác minh tài liệu của Ngƣời hay không phải của Ngƣời trƣớc hết là do Hồ Chí Minh có nhiều bí danh, tên gọi khác nhau, có nhiều năm hoạt động bí mật mà đến nay giới nghiên cứu cũng chƣa làm sáng tỏ hết; tài liệu đƣợc sƣu tầm, thu thập ở nhiều địa chỉ khác nhau và lại rất đa

dạng, nên khơng phải những gì tài liệu viết về Ngƣời đều là sự thật. Đến nay một bộ phận tài liệu thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh chƣa đƣợc thu thập đầy đủ, phân loại, xác định giá trị, lập hồ sơ hồn chỉnh, nên rất khó khăn cho việc thẩm định tính chân thực và giá trị của tài liệu thuộc phơng. Có thể lấy bộ Hồ Chí Minh Tồn tập làm ví dụ. Ở bộ sách này, nhiều tài liệu do chƣa thẩm định đƣợc chắc chắn tác giả là Hồ Chí Minh nên đƣợc đƣa vào phần phụ lục.

Chẳng hạn nhƣ tập 1 của bộ sách xuất bản lần thứ hai có bản “Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ” đƣợc xếp ở phần phụ lục (trong phần các văn bản viết chung với tác giả khác), có nhiều ngƣời khẳng định đó là tác phẩm của Hồ Chí Minh, song có ngƣời chƣa đồng ý. Hai nhà nghiên cứu Vũ Thị Nhị và Phạm Thị Lai của Bảo tàng Hồ Chí Minh đƣa ra một tài liệu có tên gọi tƣơng tự đƣợc sƣu tầm ở Nga năm 2007 có thơng tin “Trở lại Bắc kỳ năm 1921, tôi đã tham dự một đám tang…”. Tuy nhiên chúng ta chƣa có đầy đủ cơ sở để khẳng định điều đó, vì theo những cứ liệu có đƣợc thì Hồ Chí Minh ra đi từ năm 1911 và trở về nƣớc năm 1941... Nhƣ vậy, rõ ràng để khẳng định bài viết đó của Nguyễn Ái Quốc hay khơng địi hỏi cần phải thẩm định kỹ càng. Tƣơng tự nhƣ vậy, ở Cục Lƣu trữ Văn phịng Trung ƣơng cũng có những tài liệu chƣa thể khẳng định của Hồ Chí Minh, nhƣ : (1) Bài viết “Khái quát về tình hình An Nam của một nhà quan sát”, tháng 1-1929; (2) Bài viết “Kỷ niệm 4 năm thành lập Đảng Cộng sản Đông Dƣơng”, ngày 3-2-1934. Hai tài liệu trên đƣợc sƣu tầm từ các kho lƣu trữ của Nga, đây là bản đánh máy, khơng có bút tích, tên ngƣời viết nên chƣa khẳng định chính xác đó là tài liệu của Ngƣời. Hoặc một số tƣ liệu nghi ngờ là của Hồ Chí Minh đƣợc sƣu tầm từ Đài Loan nhƣ : Cuốn “Âm mƣu của Pháp lập chính phủ bù nhìn ở Việt Nam” (tác giả Mê Cơng, nhà xuất bản tân Việt Nam); giới thiệu sách “Việt Nam trong chiến đấu” (tác giả Mạnh Lƣơng, nhà xuất bản tân Việt Nam)…

Việc phát huy giá trị tài liệu gắn liền với xác minh tính chân thực của tài liệu (xem có chính xác tài liệu của Ngƣời hay khơng), địi hỏi phải có trình độ về sử học, ngôn ngữ học, văn bản học hoặc hiểu biết nhất định đến công tác giúp việc của các thƣ ký phục vụ Ngƣời. Đối với những tài liệu, tƣ liệu báo chí có bút tích nghi ngờ khơng phải của Hồ Chí Minh (mà của Tố Hữu, Vũ Kỳ, Cù Văn Chƣớc...) cũng cần xác minh, thẩm định kỹ để tránh hiểu lầm thành bút tích của Hồ Chí Minh. Đây có thể là ý kiến chỉ đạo của Ngƣời nhƣng do thƣ ký ghi vào văn bản.

Nhƣ vậy, mặc dù các cơ quan chức năng đã có nhiều cố gắng để xác minh, thẩm định tài liệu, nhƣng còn số lƣợng tài liệu không nhỏ chƣa dám khẳng định của Hồ Chí Minh và chƣa xử lý khoa học đƣợc cần đƣợc nhanh chóng tiến hành. Có nhƣ vậy mới tạo điều kiện phát huy giá trị tài liệu và phản bác lại các luận điệu sai trái, xuyên tạc, bịa đặt về Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý và phát huy giá trị tài liệu phông lưu trữ chủ tịch hồ chí minh (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)