Thành phần, nội dung tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý và phát huy giá trị tài liệu phông lưu trữ chủ tịch hồ chí minh (Trang 49 - 54)

8. Bố cục luận án

2.3. Khái niệm, thành phần, nội dung, đặc điểm và giá trị Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ

2.3.2. Thành phần, nội dung tài liệu

2.3.2.1. Thành phần tài liệu

a) Thành phần tài liệu Phơng lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh theo Quyết định 94-QĐ/TW ngày 10-10-1989 của Ban Bí thư

(1) Tài liệu về tiểu sử và liên quan đến tiểu sử Hồ Chí Minh: gồm các bản lý lịch (kể cả tóm tắt, sơ yếu), các giấy tờ tuỳ thân, văn bằng; sổ tay, hồi ký, nhật ký; thƣ điện của các cơ quan, đoàn thể, cá nhân gửi đến chúc mừng nhân các ngày kỷ niệm, ngày sinh...; các hồ sơ, tài liệu về sức khoẻ, bảo vệ sức khoẻ; các hồ sơ, tài liệu của địch về tiểu sử của Ngƣời, về theo dõi, truy nã, cầm tù, xử án Ngƣời...; các bài báo và các tác phẩm của các tác giả trong nƣớc và ngoài nƣớc liên quan đến tiểu sử, sự nghiệp và hoạt động của Ngƣời...; hồ sơ, tài liệu về gia đình của Ngƣời.

(2) Tài liệu về hoạt động Đảng và Nhà nƣớc: Các hồ sơ hội nghị do Hồ Chí Minh chủ trì hoặc tham dự; các văn kiện do Ngƣời duyệt, ký tên. Những văn kiện tài liệu của Đảng và Nhà nƣớc gửi đến Ngƣời (kể cả những bản có và khơng có bút tích); các bản thảo dự án, kế hoạch.v.v... của các cơ quan, đơn vị đƣợc Ngƣời chữa, phê duyệt, góp ý kiến; những tài liệu về hoạt động đối ngoại nhƣ: các hồ sơ về các cuộc thăm và làm việc của Ngƣời với các đảng, các nƣớc, với các tổ chức quốc tế, các cá nhân ngƣời nƣớc ngoài, các hiệp định, hiệp ƣớc, tạm ƣớc, tuyên bố, thông cáo về quan hệ và hợp tác với các đảng, các nƣớc do Ngƣời ký.

(3) Các bài viết, bài nói (do Ngƣời viết tay hoặc đánh máy), các bút tích: Các bài báo, bài viết, tuyên ngôn, lời kêu gọi, báo cáo, phát biểu ý kiến tại các đại hội đảng, các hội nghị Trung ƣơng, hội nghị cán bộ toàn quốc, hộ nghị toàn quân; hoặc các đơn vị quân đội, cơ quan, địa phƣơng, các đại hội, hội nghị đoàn thể, tổ chức quần chúng mà Ngƣời đến thăm và làm việc...; các bài giảng tại các lớp học; các bài thơ, thƣ chúc mừng năm mới, truyện ngắn, kịch, trả lời phỏng vấn, tranh vẽ. Những tài liệu, tƣ liệu chuẩn bị cho các bài nói, bài viết của Ngƣời. Các báo, bản tin, sách và những tài liệu khác có bút tích của Ngƣời cho các cá nhân, tổ chức.

(4) Thƣ từ: Thƣ và điện gửi các đơn vị, tổ chức, gia đình, bè bạn và cá nhân khác (cả gửi đi và gửi đến); thƣ khen của Ngƣời gửi các đơn vị, cá nhân có thành tích trong học tập, lao động, chiến đấu, trong phong trào "Ngƣời tốt, việc tốt".

(5) Những tài liệu khác nhƣ các báo do Ngƣời sáng lập (Le Paria, Thanh niên...); tài liệu, sổ sách ghi chép của thƣ ký của một số cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc có liên quan đến hoạt động của Ngƣời. Những tài liệu, sách, báo, tạp chí, tranh vẽ của các tác giả có chữ ký của tác giả đề tặng Ngƣời; những tài liệu, bài thơ, bài hát, ca dao, truyện, hồi ký v.v.... về Ngƣời, ca ngợi Ngƣời.

(6) Phim, ảnh, băng, đĩa ghi âm: Các phim (phim chụp, phim điện ảnh) về tiểu sử và hoạt động của Ngƣời, về việc xây dựng Lăng và bảo tàng Hồ Chí Minh (mỗi bộ

phim gồm: négatif hình, négatif tiếng, bản double négatif double positif và bản positif chuẩn), kèm theo phần hồ sơ phim: kịch bản văn học, kịch bản đạo diễn, nhạc phim v.v.... ảnh (cả phim chụp) chụp, ảnh lƣu niệm của các tập thể, cá nhân chụp chung với Ngƣời; băng, đĩa ghi tiếng nói của Ngƣời.

(7) Tài liệu về lễ tang, về xây dựng Lăng và Bảo tàng Hồ Chí Minh : Các văn kiện của Trung ƣơng về ngày mất của Ngƣời, về lễ tang, điện chia buồn, sổ tang (trong và ngoài nƣớc); hồ sơ về việc đàm phán giữa Đảng,Chính phủ ta với Đảng, Nhà nƣớc Liên Xơ về việc giữ gìn thi hài, giúp xây dựng Lăng và Bảo tàng Hồ Chí Minh; tài liệu về thiết kế và thi cơng Lăng và Bảo tàng Hồ Chí Minh.

(8) Những tài liệu về Hồ Chí Minh sau khi Ngƣời qua đời: Di chúc và những tài liệu của Trung ƣơng Đảng về công bố Di chúc; tài liệu về tổ chức các lần kỷ niệm ngày sinh; tài liệu về việc thành phố, đồn thể, cơng trình, chiến dịch, nhà trƣờng...; tài liệu về những địa danh, cơng trình của nƣớc ngoài mang tên Ngƣời; các cơng trình nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp và hoạt động của nhiều ngƣời đã công bố (hoặc chƣa công bố); các hồi ký của các tác giả trong nƣớc và nƣớc ngoài viết về Ngƣời, các sách, báo viết về Ngƣời, v.v... [49, tr.44-46].

b) Thực tế thành phần tài liệu Phơng lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khảo sát thành phần tài liệu thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh đang bảo quản tại Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng, cơ quan đƣợc Trung ƣơng Đảng giao nhiệm vụ bảo quản tài liệu của Hồ Chí Minh, chúng tơi thấy thực tế thành phần tài liệu nhƣ sau:

(1) Tài liệu tiểu sử và liên quan đến tiểu sử Hồ Chí Minh từ 1919-1969 như:

Các giấy tờ tùy thân nhƣ tờ khai, thẻ căn cƣớc, thẻ cử tri, giấy chứng nhận về lý lịch, tiểu sử, thiếp chúc mừng năm mới, ngày sinh nhật; tài liệu về theo dõi sức khỏe và lễ tang Ngƣời tháng 9-1969, gồm thơng cáo, chƣơng trình lễ tang, danh sách các đoàn trong nƣớc và quốc tế viếng; điếu văn; dƣ luận trong nƣớc và ngoài nƣớc về lễ tang; thƣ, điện của các nƣớc gửi chia buồn; các thƣ, điện, báo cáo của mật thám Pháp theo dõi về hoạt động của Hồ Chí Minh và gia đình của Ngƣời từ năm 1919-1954; tài liệu thân phụ Nguyễn Sinh Sắc năm 1908, 1909, 1915, 1920, 1923, 1927-1929, 1933; tài liệu chị gái và anh trai Ngƣời.

(2) Các văn bản, tác phẩm do Hồ Chí Minh soạn thảo hoặc có bút tích

- Các bài nói, bài viết (do Người viết tay hoặc đánh máy), các tài liệu có bút tích, nhƣ các sáng tác, bài viết đăng trên báo, các bài báo, bài nói, huấn thị, lời kêu gọi

(từ 1919-1969). Các tài liệu này bao gồm cả bản gốc, bản chính, bản thảo Ngƣời viết hoặc đánh máy; ảnh chụp hoặc bản sao các báo, tạp chí của Pháp, Liên Xơ... có bài viết của Ngƣời. Đặc biệt, hiện nay Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng đang bảo quản bảo vật quốc gia Di chúc của Hồ Chí Minh.

- Thư, điện (từ 1923-1969), gồm : Thƣ, điện gửi Quốc tế Cộng sản, các đảng, các nƣớc và thƣ, điện các đảng, lãnh đạo và nhân dân các nƣớc gửi Ngƣời... Thƣ, điện của nhân dân, bè bạn quốc tế gửi đến, bao gồm cả những ngƣời bạn quen biết và không quen biết (nhƣ Anh, Ấn Độ, Ba Lan, Ănggôla, Bungari, Anbani...) nhân dịp năm mới, sinh nhật Ngƣời... Thƣ, điện của các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam gửi đến nhƣ Bộ Ngoại giao, các Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô, Trung Quốc, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri, Tiệp Khắc, Triều Tiên, Mông Cổ, Lào, Cuba, Ấn Độ… 1 tập thơ của Mao Trạch Đông gửi tặng.

(3) Tài liệu về hoạt động ở các cơ quan Đảng và Nhà nước (từ 1945-1969), tiêu biểu như: Các bài nói, bài viết, huấn thị, lời kêu gọi, báo cáo, trả lời phỏng vấn... tại các đại hội, hội nghị của các ngành, các cấp; nhân các chuyến thăm và công tác địa phƣơng nhƣ Hà Nội, Hà Tây, Hƣng Yên, Nam Định, Thái Bình, Nghệ An... Tài liệu Đại hội Đảng lần thứ II, III và tài liệu các Hội nghị Trung ƣơng, gồm công văn mời họp và các tài liệu trong Hội nghị, Đại hội. Các chỉ thị, nghị quyết, thông tri, chƣơng trình, phƣơng hƣớng, lời kêu gọi, thơng báo, công văn... của Trung ƣơng Đảng; các quy định, báo cáo, thông báo, kế hoạch, cơng văn... của Văn phịng Trung ƣơng, Ủy ban Kiểm tra Trung ƣơng, Ban Tổ chức Trung ƣơng, Ban Tuyên huấn Trung ƣơng và các ban, bộ, ngành, địa phƣơng báo cáo tình hình các mặt cơng tác. Các báo cáo hằng ngày, hằng tuần, tháng; báo cáo chuyên đề của Bộ Công an, Sở Công an Hà Nội.

Tài liệu các chuyên đề về cải cách ruộng đất (gồm tài liệu của Trung ƣơng và các cơ quan), tài liệu về chống cƣỡng ép di cƣ (từ 1954-1956), tài liệu về chỉnh huấn, hợp tác hóa nơng nghiệp, tình hình miền Nam từ 1952-1960; tài liệu Đại hội liên hoan chiến sỹ thi đua toàn quốc (1958); tài liệu hội nghị sơ kết đổi công sản xuất (1968)... Một số bản thảo, bản sao sắc lệnh của Chủ tịch nƣớc từ 1952-1953, 1955, 1957, 1966. Tài liệu về phong trào cộng sản và công nhân quốc tế (1958-1960), tài liệu về quan hệ giữa Việt Nam với Liên Xô, Trung Quốc, Lào, Campuchia...

(4) Những tư liệu khác (1945-1969) nhƣ sách, báo, ảnh trong và ngoài nƣớc gửi

biếu; tài liệu tham khảo, bản tin tiếng Pháp, Nga, Trung, Nhật, Lào, Nam Tƣ.

(5) Tài liệu về Hồ Chí Minh sau khi qua đời (1969-1989): gồm những tài liệu của Trung ƣơng Đảng về công bố Di chúc; một số rất ít tài liệu xây dựng Lăng; danh mục phim thời sự, tài liệu có hình ảnh, ảnh Ngƣời [52]...

Ngoài khối tài liệu giấy nhƣ trên, Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng Đảng còn bảo quản một số phim, ảnh, băng, đĩa ghi âm của Hồ Chí Minh.

Nhƣ vậy, đối chiếu với Quyết định 94-QĐ/TW, Phơng lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh đang bảo quản tại Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng còn thiếu những thành phần so với quy định nhƣ:

- Các hồ sơ hội nghị do Hồ Chí Minh chủ trì hoặc tham dự; các văn kiện do Ngƣời duyệt, ký tên; các hồ sơ về các cuộc thăm và làm việc của Ngƣời với các đảng, các nƣớc, với các tổ chức quốc tế, các cá nhân ngƣời nƣớc ngoài, các hiệp định, hiệp ƣớc, tạm ƣớc, tuyên bố, thông cáo về quan hệ và hợp tác với các đảng, các nƣớc do Ngƣời ký.

- Các tài liệu, bài thơ, bài hát, ca dao, truyện, ký về Ngƣời, ca ngợi Ngƣời. - Các tài liệu và phim về việc xây dựng Lăng (khối tài liệu này đã và đang bảo quản tại Trung tâm Lƣu trữ quốc gia III) và xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh; kịch bản văn học, kịch bản đạo diễn, nhạc phim về Ngƣời.

- Tài liệu về tổ chức các lần kỷ niệm ngày sinh; tài liệu về việc thành phố, đồn thể, cơng trình, chiến dịch, nhà trƣờng...; tài liệu về những địa danh, cơng trình của nƣớc ngồi mang tên Ngƣời; các cơng trình nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp và hoạt động của nhiều ngƣời đã công bố (hoặc chƣa công bố); các hồi ký trong nƣớc và nƣớc ngoài viết về Ngƣời, các sách, báo viết về Ngƣời, v.v...

Sở dĩ thành phần Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh bảo quản tại Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng còn thiếu nhiều nhƣ trên, theo chủ quan của tác giả do việc thực hiện các quyết định của Ban Bí thƣ khơng triệt để; phƣơng pháp, cách thức thực hiện có lúc, có nơi cịn máy móc, mệnh lệnh hành chính. Việc chỉnh lý, sắp xếp tài liệu của đa số cơ quan, tổ chức còn lộn xộn, chƣa hồn chỉnh nên khó rà sốt để thống kê và giao nộp; đội ngũ cán bộ làm cơng tác lƣu trữ ở nhiều cơ quan cịn thiếu và chƣa đảm bảo trình độ nghiệp vụ nên càng khó khăn trong việc xử lý khoa học tài liệu của Hồ Chí Minh đang lƣu giữ tại cơ quan, tổ chức mình. Bên cạnh đó, xuất phát từ thực tế, đó là ƣớc nguyện của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân muốn đƣợc lƣu giữ tài liệu của Hồ Chí Minh nhƣ ngƣời thân trong gia đình, là một báu vật riêng và coi đó là vật kỷ niệm. Do đó, nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân không giao nộp theo quy định.

Để khắc phục tình trạng trên, theo tác giả, thành phần tài liệu Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh nên gồm mấy loại sau :

1- Tài liệu về tiểu sử, bao gồm các giấy tờ tùy thân, lý lịch, khai sinh, thẻ căn cƣớc, tài liệu về sức khỏe, ngày mất, Di chúc và việc công bố Di chúc; các tài liệu về gia đình, ngƣời thân của Ngƣời...

2- Các văn kiện, tác phẩm (bài nói, bài viết, trả lời phỏng vấn, lời kêu gọi, di chúc, truyện, kịch, ký sự, thơ ca), thƣ từ... do Hồ Chí Minh viết tay, đánh máy.

3- Tài liệu, thƣ từ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi đến Hồ Chí Minh, có ý kiến chỉ đạo, bút tích sửa chữa hoặc khơng có ý kiến, bút tích của Ngƣời.

4- Các tài liệu, tƣ liệu lƣu trữ của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác nói, viết về Hồ Chí Minh (cả trƣớc và sau khi mất), gồm các hồi ký, bài viết, sáng tác nghệ thuật nhƣ

văn học, âm nhạc, hội họa ca ngợi Ngƣời; tài liệu của mật thám, cảnh sát Anh, Pháp, Hồng Công, Trung Hoa Dân Quốc... theo dõi hoạt động của Ngƣời.

Theo tác giả, việc làm rõ ranh giới thành phần tài liệu của Phơng lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh nhƣ trên sẽ giúp cho công tác giao nộp, sƣu tầm, thu thập và kể cả việc khai thác, sử dụng đƣợc thuận lợi, dễ dàng đối với cơ quan quản lý Phông và với các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lƣu giữ tài liệu lƣu trữ của Ngƣời.

2.3.2.2. Nội dung tài liệu

Tài liệu thuộc Phơng lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh trƣớc hết phản ánh tiểu sử, sự nghiệp và hoạt động của Hồ Chí Minh, phản ánh q trình tìm đƣờng cứu nƣớc, đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, học tập và truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, huấn luyện và đào tạo cán bộ gửi về nƣớc đã chấm dứt sự khủng hoảng về đƣờng lối cách mạng cho dân tộc; đặc biệt phản ánh thiên tài Hồ Chí Minh trong việc nắm bắt thời cơ để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 và những văn kiện tại Hội nghị này đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Sau đó là chủ trƣơng chuyển hƣớng cách mạng tại Hội nghị Trung ƣơng 8 (tháng 5-1941) tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, lập nên Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ năm 1946 đến 1954, Hồ Chí Minh đã cùng Ban Chấp hành Trung ƣơng lãnh đạo toàn diện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ (5-1954), góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới, giúp cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nƣớc thuộc địa ở Á, Phi, Mỹ la-linh giành thắng lợi. Đó cịn là q trình Hồ Chí Minh cùng tồn Đảng, tồn dân, tồn qn đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và tay sai. Dù đã qua đời, nhƣng di sản Hồ Chí Minh để lại vẫn tiếp tục dẫn dắt sự nghiệp cách mạng nƣớc ta đến với những thắng lợi rực rỡ.

Tài liệu của Hồ Chí Minh cịn phản ánh sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động nƣớc ta dƣới ách thống trị của thực dân, phong kiến; về lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc trong những năm tháng kháng chiến, kiến quốc để giành và bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc. Với bút danh Nguyễn Ái Quốc, nhiều tài liệu thuộc phông đã phản ánh bức tranh sinh động của đời sống nhân dân lao động và giai cấp vô sản quốc tế ở Mỹ, Pháp, Anh, Trung Quốc, Liên Xô, Đông Dƣơng, Đông Nam Á... giúp chúng ta nghiên cứu sâu sắc hơn về phong trào cách mạng thế giới trong nửa đầu thế kỷ XX.

Trong phơng cịn có tài liệu của cảnh sát, mật thám Pháp, Anh, Trung Hoa Dân Quốc theo dõi về Hồ Chí Minh và gia đình; thƣ từ của bạn bè, đồng chí gửi Ngƣời và thƣ Ngƣời gửi đi mật thám Pháp lấy đƣợc. Trong phơng cịn có những tài liệu về cụ Nguyễn Sinh Sắc năm 1908, 1909, 1915, 1920, 1923, 1927-1929…; về bà Nguyễn Thị Thanh và ông Nguyễn Tất Đạt do mật thám Pháp theo dõi, lấy đƣợc.

Tài liệu của Hồ Chí Minh phản ánh các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế, khoa học, văn học nghệ thuật, giáo dục… của đất nƣớc; phản ánh sinh động cuộc đời, hoạt động của Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là nguồn sử liệu nghiên cứu về lịch sử Đảng ta.

Những tài liệu trên chính là những quan điểm, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam. Nó phản ánh sâu sắc những quan điểm tồn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý và phát huy giá trị tài liệu phông lưu trữ chủ tịch hồ chí minh (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)