Khung năng lực mẫu đƣợc sử dụng làm cơ sở phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) năng lực lãnh đạo của cán bộ khu vực công nghiên cứu trường hợp tỉnh hà nam (Trang 46 - 48)

CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA

2.1. Khung năng lực mẫu đƣợc sử dụng làm cơ sở phân tích

Tổng hợp các nghiên cứu về khung năng lực lãnh đạo của cán bộ khu vực công tại Việt Nam hiện nay cho thấy chƣa có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này, đặc biệt là thiếu những thƣớc đo đánh giá năng lực lãnh đạo. Khái niệm khung năng lực còn mới tại Việt Nam cả với khu vực tƣ và khu vực công. Tại khu vực công, có rất ít nghiên cứu về chủ đề này. Xây dựng và đánh giá lãnh đạo khu vực công theo khung năng lực với từng cấp độ cụ thể, cũng nhƣ với những chƣơng trình đào tạo đạt chuẩn đang trở nên cấp thiết.

Trong nghiên cứu đã sử dụng bài viết “Một số suy nghĩ bước đầu về áp dụng quản trị theo khung năng lực vào nâng cao chất lượng lãnh đạo khu vực công” của nhóm tác giả thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (Lê Quân, Phùng Xuân Nhạ, 2013) làm cơ sở để phân tích một số tình huống lãnh đạo điển hình tại Việt Nam và trên thế giới, từ đó xác nhận, bổ sung và hoàn thiện thêm khung năng lực do nhóm tác giả trên đƣa ra. Trong nghiên cứu của nhóm tác giả (Lê Quân, Phùng Xuân Nhạ, 2013), nghiên cứu đã chỉ ra đƣợc tính cấp thiết của việc áp dụng mô hình Khung năng lực đối với nhân lực lãnh đạo, quản lý khu vực hành chính công. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã đề xuất mô hình khung năng lực “Tâm – Tầm - Tài” dựa trên tổng hợp những nghiên cứu về khung năng lực trƣớc đó cũng nhƣ đặc thù khu vực hành chính công ở Việt Nam.

Theo bài viết trên, nhóm tác giả đƣa ra một số nhìn nhận ban đầu về ứng dụng khung năng lực vào xây dựng chuẩn và đào tạo đạt chuẩn lãnh đạo khu vực công tại Việt Nam. Theo đó, khung năng lực bao gồm 3 nhóm chính là Tâm (nhóm năng lực văn hóa, thái độ, hành vi) - Tầm (năng lực dẫn dắt, định hƣớng) - Tài (năng lực quản trị, thực thi. Khung năng lực đƣợc xây

dựng bám sát đặc thù của từng tổ chức công, cấp độ lãnh đạo (cao/trung/cơ sở) và đƣợc hình thành theo 5 cấp độ (xem Hình 2.1).

Nguồn: Lê Quân, Phùng Xuân Nhạ, 2013

Hình 3.4. TTT - Phác thảo ban đầu về khung năng lực chung cho cán bộ lãnh đạo khu vực công Việt Nam

Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ lần lƣợt phân tích từng nhóm năng lực trong khung năng lực TTT (Tâm – Tầm – Tài) nói trên thông qua một số nghiên cứu tình huống lãnh đạo điển hình trên thế giới và tại Việt Nam, từ đó làm cơ sở để điều chỉnh khung năng lực TTT nói trên cho phù hợp với xu hƣớng chung. Một hạn chế của việc phân tích này là thiếu những tình huống lãnh đạo điển hình đã đƣợc nghiên cứu và công bố liên quan đến cán bộ lãnh đạo địa phƣơng (cấp tỉnh, sở, huyện). Tuy nhiên, nhiều bài học rút ra từ những nghiên cứu tình huống dƣới đây cũng có tác dụng tham khảo rất tốt để điều chỉnh khung năng lực TTT nói trên, từ đó làm cơ sở cho những phân tích tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) năng lực lãnh đạo của cán bộ khu vực công nghiên cứu trường hợp tỉnh hà nam (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)