Phân tích nhóm năng lực thứ hai – “TẦM”

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) năng lực lãnh đạo của cán bộ khu vực công nghiên cứu trường hợp tỉnh hà nam (Trang 50 - 53)

CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA

2.2. Nghiên cứu tình huống điển hình của một số quốc gia dựa trên 3 nhóm năng lực

2.2.2. Phân tích nhóm năng lực thứ hai – “TẦM”

2.2.2.1. Đề tài nghiên cứu đ ộc lập cấp Nhà nước v ới tựa đề “Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học cho quy trình phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của nhóm tác giả thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội do GS. VS. Đào Trọng Thi làm chủ biên (2007)

Đề tài nghiên cứu trƣớc đó phân tích khá kỹ những đặc trƣng của tài năng Chulalongkorn (1853 – 1910) là nhà vua nổi tiếng, ngƣời đã lãnh đạo thành công công cuộc cải cách, hiện đại hóa và đấu tranh bảo vệ thành công chủ quyền dân tộc Thái Lan thời cận đại. Nhóm tác giả cho rằng quá trình

đào luyện kiên trì, liên tục, trong đó đào tạo có định hƣớng kết hợp nhuần nhuyễn với quá trình tự đào tạo là cơ sở để hình thành và phát triển tài năng. Chulalongkorn là sản phẩm của những “chƣơng trình đào tạo nhân tài” đƣợc thiết kế công phu, ngƣời có hoài bão lớn, tự ý thức đƣợc sứ mệnh của họ, ý thức đƣợc đầy đủ những đòi hỏi khách quan của thời đại đối với họ. Trong trƣờng hợp của Chulalongkorn, ông sinh ra để làm vua với quyền uy tối thƣợng, và có lẽ ông sẽ “tối thƣợng” bình yên nếu ông chỉ “chắp tay, rủ áo” trên ngôi báu. Nhƣng nối tiếp sự nghiệp của vua cha và vì sự tồn vong của vƣơng quốc, ông đã kiên quyết tiến hành cải cách. Và vì vậy không ít lần ngôi vị và tính mạng của ông đã bị đe dọa nghiêm trọng. Tài năng và sự kiên nhẫn đã giúp ông vƣợt qua các thử thách cam go trên để ông không lặp lại số phận nhƣ của Quang Tự triều Thanh.

Với tình huống này, việc Chulalongkorn kiên trì và kiên quyết lãnh đạo đất nƣớc tiến hành công cuộc cải cách, hiện đại hóa thành công là một yếu tố góp phần củng cố năng lực “Quản lý thay đổi” thuộc nhóm năng lực “TẦM” trong Khung năng lực lãnh đạo của cán bộ khu vực công nói ở trên. Phẩm chất “hoài bão lớn, tự ý thức đƣợc sứ mệnh của mình” có thể coi là một trong những yếu tố hình thành nên năng lực “Xây dựng tầm nhìn” trong nhóm năng lực “TẦM” hoặc cũng có thể đƣợc bổ sung thành một năng lực riêng trong nhóm năng lực trên vì đây cũng là một phẩm chất quan trọng đối với một nhà lãnh đạo.

2.2.2.2. Tình huống 3 (Nelson Mandela của Báo Nhân dân Điện tử ngày 18/12/2013)

Nelson Mandela (Nensơn Manđêla) là lãnh tụ Đại hội dân tộc Phi, Nam Phi ANC. Ông trải qua 27 năm tù vì chống Chủ nghĩa Apacthai và trở thành Tổng thống Nam Phi từ tháng Tƣ 1994. Ra khỏi nhà tù vào năm 1990, Mandela lại bƣớc vào cuộc đấu tranh mới. Nhiệm vụ đầu tiên là tập hợp lực lƣợng ANC trong và ngoài nƣớc. Ông đi thăm các nƣớc tiền tuyến Châu Phi, quyết định đƣa Tổng bộ ANC từ nƣớc ngoài trở về; không bao lâu ông đƣợc

cử làm Phó Chủ tịch ANC. Ngày 27/4/1994, một cuộc bầu cử Tổng thống dân chủ đƣợc tổ chức lần đầu tiên trong lịch sử Nam Phi và lần đầu tiên một ngƣời da đen, ông Nelson Mandela đã thắng cử và trở thành Tổng thống đất nƣớc này. Ngày 19/12/1994, Đại hội lầnthứ 49 Đại hội dân tộc Phi đã bầu lại Nelson Mandela làm Chủ tịch. Trong nhiệm kỳ Tổng thống của mình từ năm 1994 đến 1999, Mandela thƣờng ƣu tiên cho vấn đề hòa giải dân tộc. Điều này đƣợc thể hiện rõ nhất qua việc ông mời ông De Klerk, một ngƣời da trắng thuộc Đảng Quốc gia, vào vị trí Phó Tổng thống thứ nhất.

Tình huống trên đã thể hiện rõ cái “TẦM” của Nelson Mandela – ông đã chứng minh năng lực lãnh đạo xuất chúng của mình thông qua tài tập hợp lực lƣợng, không những chỉ trong phạm vi những ngƣời cùng màu da với mình mà còn trong khả năng hòa giải dân tộc, cùng chung tay với ngƣời da trắng xây dựng đất nƣớc.

2.2.2.3. Tình huống 4 (Simon Peres – the Biography của Michael Bar- Zohar (2007), Random House Publishing)

Simon Peres là Tổng thống thứ 9 của Israel từ năm 2007 đến 2014, ông cũng từng 2 lần giữ chức vụ Thủ tƣớng Israel và 2 lần là Thủ tƣớng tạm quyền, là thành viên của 12 nội các chính phủ Israel trong một sự nghiệp chính trị kéo dài 66 năm, đại diện cho 5 chính đảng trong Quốc hội Israel. Peres đƣợc nhận Giải thƣởng Nobel Hòa bình cùng với Yitzhak Rabin và Yasser Arafat vì những đối thoại hòa bình mà ông đã tham gia trên cƣơng vị Ngoại trƣởng Israel dẫn đến Hiệp ƣớc Oslo. Đảng Alignment của Peres và đảng Likud đã từng có một thỏa thuận “luân phiên lãnh đạo” hiếm có, theo đó Peres giữ vị trí Thủ tƣớng còn lãnh đạo đảng Likud Yitzhak Shamir giữ vị trí Ngoại trƣởng và 2 năm sau đó (1986), Peres và Shamir hoán đổi vị trí. Trong thời gian tại vị, Peres luôn khuyến khích ứng dụng Internet tại Israel và tạo ra website đầu tiên của một thủ tƣớng ngƣời Israel.

Thực tế trên đã chứng tỏ cái “TẦM” của Peres – ông đã luôn kiên định với một tầm nhìn đặt lợi ích quốc gia, hòa hợp dân tộc lên trên hết, và cũng

chính nhờ tầm nhìn và phƣơng châm hành động nhƣ vậy đã giúp ông trở thành một trong những chính khách và nhà lãnh đạo có sự nghiệp chính trị lâu bền nhất trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) năng lực lãnh đạo của cán bộ khu vực công nghiên cứu trường hợp tỉnh hà nam (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)