CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA
2.2. Nghiên cứu tình huống điển hình của một số quốc gia dựa trên 3 nhóm năng lực
2.2.1. Phân tích nhóm năng lực thứ nhất – “TÂM”
2.2.1.1. Tình huống 1 (Thủ tướng Đông Timor Mari Alkatiri của Dean Williams (2005) trong tác phẩm “Lãnh đạo đích thực: giúp con người và các tổ chức đối mặt với những thách thức lớn nhất”)
Năm 2005, một nhóm ngƣời biểu tình trong cơn giận dữ đã đốt nhà Thủ tƣớng Alkatiri và phá hủy các tòa nhà chính phủ, các cơ sở kinh doanh và nhà cửa ngƣời dân. Họ giận dữ vì sự thay da đổi thịt tại Đông Timo đã không diễn ra nhanh nhƣ họ mong đợi. Trong cảnh hỗn loạn, các cảnh sát non nớt, thiếu kinh nghiệm đã nổ súng vào những ngƣời phản đối, giết chết một thanh niên và làm nhiều ngƣời khác bị thƣơng. Vị thủ tƣớng chỉ mới đƣơng nhiệm chƣa đƣợc một năm. Hơn nữa, ông còn là vị lãnh đạo ngƣời địa phƣơng đầu tiên của Đông Timo - một đất nƣớc đã nằm dƣới ách thống trị thuộc địa của Tây Ban Nha và Inđônêxia hơn 400 năm qua. Vị thủ tƣớng phải gánh vác một trọng trách không tƣởng: đó là xây dựng một chính phủ mới trung thực và hiệu quả, cùng với việc tái thiết đất nƣớc từ đống tro tàn (chƣa kể đến việc tái thiết ngôi nhà bị đốt thành tro của ông). Cả nƣớc Đông Timo nhƣ một thùng thuốc súng mà bất cứ lúc nào cũng có nguy cơ bùng nổ. Thủ tƣớng biết rằng ông cần phải thật sự nhạy bén và có trách nhiệm trong việc sử dụng quyền lực của mình trong tình huống đầy bất trắc và đòi hỏi nhiều nỗ lực của đất nƣớc ông.
Nói tóm lại, về bản chất ông đang phải xem xét câu hỏi, “Đối diện với những vấn đề này, một nhà lãnh đạo đích thực sẽ phải hành động nhƣ thế nào?”
Kết quả cuối cùng cho thấy ông Alkatiri đã xử lý cuộc khủng hoảng rất tốt. Ông đã quyết định không đả kích, không trả thù cũng nhƣ không có các hành động chính trị vô bổ. Ông nhận ra rằng bản khế ƣớc xã hội giữa chính phủ của ông và ngƣời dân còn rất mỏng manh và cần nhiều thời gian
để củng cố. Ông đã đứng trƣớc nhân dân và lặp lại lời cam kết sẽ xác lập một chế độ dân chủ, nhắc nhở mọi ngƣời về mối nguy cơ đang đe dọa đất nƣớc và đích thân tìm kiếm những thành phần bất mãn và cô thế để cam đoan rằng ý kiến của họ vẫn luôn đƣợc tôn trọng trong quá trình xây dựng đất nƣớc. Những lựa chọn này đã bảo đảm rằng nội chiến sẽ không xảy ra ở Đông Timo và đất nƣớc sẽ tiếp tục phát triển theo con đƣờng tự trị dân chủ.
Trong tình huống trên có thể thấy điểm nổi bật thể hiện rất rõ cái “TÂM” của nhà lãnh đạo trong tình huống – ông Alkatiri, cụ thể là năng lực “Vì cộng đồng” – cách Alkatiri phản ứng với những cuộc bạo động trong cơn giận dữ của ngƣời dân và giải quyết cuộc khủng hoảng một cách đầy
trách nhiệm với cộng đồng. Với quyền lực trong tay, ông có thể dễ dàng ra lệnh cho lực lƣợng cảnh sát và thậm chí là cả quân đội tiến hành những hành động vũ trang nhằm dẹp loạn (thậm chí là “trả đũa” những kẻ đã đốt phá nhà riêng của ông), nhƣng ông đã không làm nhƣ vậy mà đã đặt quyền lợi của đất nƣớc, của nhân dân lên trên hết, với những hành động đƣợc đƣa ra luôn dựa trên phƣơng châm hướng tới cộng đồng. Một nhà lãnh đạo nhƣ vậy sẽ luôn luôn đƣợc nhân dân tôn trọng, lắng nghe và coi là một nhà lãnh đạo chân chính.
2.2.1.2. Tình huống 2 (Lee Kuan Yew (Lý Quang Diệu) của Terry McCarthy (1999) trong bài viết “Lee Kuan Yew” trên Tạp chí Time số ra ngày 23/8/1999)
Điều khiến cho con ngƣời phức tạp này khác biệt hẳn so với nhiều nhà lãnh đạo có công “khai quốc” ở các quốc gia châu Á khác là: ông không bị nhiễm căn bệnh tham nhũng và ông không tại vị quá lâu.
Một trong những phẩm chất dễ nhận ra nhất của Lý Quang Diệu là nói thẳng nói thật, không vòng vo. Ông không ngại khi phải nói ra sự thật mà có thể làm những ngƣời khác lo lắng. Mặc dù ai đó có thể cảm thấy phật lòng hoặc không thoải mái nhƣng ông nhận đƣợc rất nhiều sự tôn trọng vì khi làm
nhƣ vậy, công việc sẽ đƣợc hoàn thành trôi chảy.
Lý Quang Diệu đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất khi Malaysia quyết định ly khai khỏi Singapore. Tuy nhiên, ông không bao giờ từ bỏ, càng thêm quyết tâm và luôn tin tƣởng rằng mình có thể làm thay đổi Singapore và khiến đảo quốc trở nên nhƣ hình ảnh hiện tại ngày hôm nay của nó.
Một nhà lãnh đạo phải có quyết tâm và sự kiên định bất kể hoàn cảnh khó khăn đến mức nào. Đây chính là phẩm chất để phân biệt giữa nhà lãnh đạo giỏi và nhà lãnh đạo xuất sắc. Ai cũng có thể lãnh đạo hiệu quả khi hoàn cảnh thuận lợi nhƣng chính những hoàn cảnh khắc nghiệt mới thực sự làm bạn nổi lên nhƣ một nhà lãnh đạo thực sự.
Theo tình huống này, có thể thấy chỉ riêng việc là một “khai quốc công thần” miễn nhiễm với tham nhũng và không tham quyền cố vị cũng đã thể hiện rõ nét cái “TÂM” của nhà lãnh đạo Lý Quang Diệu – mà cụ thể ở đây là tinh thần trách nhiệm và vì cộng đồng (vì nhân dân, vì đất nƣớc) của ông. Sự quyết tâm và kiên định của ông trong những hoàn cảnh khó khăn và khắc nghiệt nhƣ đã nói ở trên có thể đƣợc sử dụng để minh họa cho năng lực “Hành động nhất quán” thuộc nhóm năng lực “Trách nhiệm” trong Khung năng lực lãnh đạo khu vực công ở trên.