CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA
3.3. Đánh giá năng lực lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo tỉnh thông qua kết quả phát triển kinh
kết quả phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Nam
Trong nhiệm kỳ 2015 – 2020, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam khóa XIX đã chỉ đạo quyết liệt công tác nâng cao chất lƣợng, trách nhiệm đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, trọng tâm là cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành, ngƣời đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị; ngƣời đứng đầu các đơn vị đều rất quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dƣỡng phát triển nguồn nhân lực, góp phần phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hàng năm tỉnh tổ chức nhiều lớp đào tạo, bồi dƣỡng với hàng nghìn lƣợt CBCCVC, cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp tham dự các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ, kiến thức quản lý nhà nƣớc, kiến thức quản trị doanh nghiệp. Nhờ đó, chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, ngƣời lao động của tỉnh đƣợc nâng lên, phát triển mạnh về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu.
Trong văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam khóa XIX, lãnh đạo tỉnh Hà Nam xác định công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phải đƣợc coi là nhiệm vụ trọng tâm và thƣờng xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các thành phần kinh tế và toàn xã hội; đặt mục tiêu xây dựng đội ngũ công chức hành chính theo hƣớng chuyên nghiệp hóa; đào tạo, bồi dƣỡng phải gắn với quy
Chính những quyết sách, chủ trƣơng và hành động nói trên đã đem lại những thay đổi tích cực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành của tỉnh Hà Nam trong thời gian qua.
Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, tỉnh Hà Nam đã có tốc độ phát triển kinh tế-xã hội tăng cao, ổn định (GPD 5 năm 2011-2015 đạt 13,1%, GDP bình quân đầu ngƣời đạt 42.410.000 VND, tăng 18,9%). Cơ cấu kinh tế đƣợc chuyển đổi đáng kể: ngành công nghiệp-xây dựng trong cơ cấu kinh tế đạt 54,68%, nông - lâm thủy sản giảm còn 12,6%, ngành dịch vụ chiếm 29,1%. Thu ngân sách tăng 21,4%/năm, vốn đầu tƣ phát triển tăng 15,9%/năm; kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, 2011-2015 bình quân tăng 41,1%. Tỷ lệ hộ nghèo còn 5%, đời sống nhân dân đƣợc nâng lên, bộ mặt đô thị, nông thôn đổi mới nhiều, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo, ổn định.
Về nông nghiệp và dịch vụ, tỉnh đã tích cực chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành theo hƣớng sản xuất hàng hóa, tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản. Các vụ lúa nhiều năm đƣợc mùa, góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực và ổn định đời sống nhân dân. Năm 2015, giá trị chăn nuôi, thủy sản chiếm 45,2% trong cơ cấu ngành nông nghiệp, tăng 5,7% so với năm 2010.
Về công nghiệp tăng trƣởng với tốc độ nhanh, bình quân giai đoạn 2011- 2015 đạt 22,6%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp 5 năm 2011-2015 đạt khoảng 54.425 tỷ đồng, vƣợt 27.425 tỷ đồng so với 5 năm 2005-2010. Tích cực đổi mới công tác xúc tiến đầu tƣ, tập trung vào thị trƣờng tiềm năng nhƣ: Nhật Bản, Hàn Quốc, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nƣớc... Từ năm 2011 đến nay đã thu hút đƣợc 165 dự án đầu tƣ mới (80 dự án FDI) với tổng vốn đăng ký 9.679,3 tỷ đồng và 668,7 triệu USD; trong đó có một số dự án lớn nhƣ Nhà máy sản xuất xe gắn máy Honda Việt Nam (120,5 triệu USD), Nhà máy NumberOne Hà Nam – nhà máy nƣớc giải khát lớn nhất miền Bắc (240 triệu USD), Dự án xi măng Xuân Thành giai đoạn 2. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 476 dự án đầu tƣ
còn hiệu lực (130 dự án FD) với tổng vốn đầu tƣ 1.059,3 triệu USD và 31.875,3 tỷ đồng.
Về hoạt động thƣơng mại, dịch vụ phát triển đa dạng về quy mô, ngành nghề, thị trƣờng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hoá 4 năm 2011 – 2015 đạt 40.315 tỷ đồng, tăng bình quân 21,2%/năm. Xuất khẩu tăng mạnh; tổng kim ngạch xuất khẩu 4 năm 2011-2015 ƣớc đạt gần 2 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 43,3%/năm. Hoạt động du lịch có chuyển biến tích cực; doanh thu du lịch tăng bình quân gần 50%/năm.
Về văn hóa - xã hội đạt kết quả khá toàn diện. Phục dựng và tổ chức thành công các lễ hội truyền thống của địa phƣơng nhƣ Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn, Lễ phát lƣơng Đền Trần Thƣơng... Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở đƣợc tăng cƣờng. Các phong trào văn hóa, thể thao đƣợc triển khai sâu rộng, đạt nhiều kết quả tích cực. Hoàn thành chuyển đổi 112 trƣờng mầm non bán công sang công lập; Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; triển khai dạy đại trà môn tiếng Anh cho học sinh lớp 3- 5. Tiến hành sáp nhập, điều chuyển, sắp xếp các trƣờng thuộc ngành giáo dục theo Quy hoạch đã đƣợc phê duyệt. Đẩy mạnh xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia, đến nay toàn tỉnh có 270 trƣờng đạt chuẩn Quốc gia, trong đó 70 trƣờng Mầm non, 120 trƣờng Tiểu học, 71 trƣờng THCS và 9 trƣờng THPT. Chất lƣợng giáo dục toàn diện đƣợc củng cố và nâng cao, chất lƣợng giáo dục mũi nhọn có bƣớc tiến mới (tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT đứng trong tốp 10 toàn quốc, kết quả thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế đứng trong tốp 20 đơn vị có giải nhất; năm 2012, Hà Nam có 1 học sinh đạt Huy chƣơng vàng tại kỳ thi Olympic Vật lý Quốc tế).
Các chế độ, chính sách xã hội đƣợc thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định. Quan tâm chăm lo đời sống, thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động tình nghĩa, thăm hỏi, tặng quà đối với các gia đình chính sách, ngƣời có công, các đối tƣợng bảo trợ xã hội. Đẩy mạnh giải quyết việc làm, ổn định đời sống ngƣời
cầu và phối hợp tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp. 5 năm 2011-2015, giải quyết việc làm mới cho khoảng 63.748 lao động. Tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung của Chƣơng trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011- 2015; tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2014 giảm còn 5%.
Trong số những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam nói trên, có thể tổng hợp lại một số thành tựu chính sách nổi bật sau đây thể hiện rõ tầm nhìn và năng lực của các cấp lãnh đạo của tỉnh Hà Nam, qua đó giúp tỉnh có những bƣớc phát triển mang tính đột phá:
+ Chính sách tích tụ ruộng đất giúp tạo cơ chế hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh; quy hoạch 2250 ha đất cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao với 3 khu nông nghiệp công nghệ cao ứng dụng công nghệ của Israel và Nhật Bản; phát triển đàn bò sữa và chăn nuôi heo theo chủ trƣơng liên kết “4 nhà”.
+ Chính sách xúc tiến đầu tƣ trọng điểm – tập trung thu hút mạnh các nhà đầu tƣ Nhật Bản và Hàn Quốc vào tỉnh Hà Nam, tạo ra diện mạo mới về đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài vào tỉnh Hà Nam (thu hút FDI lọt vào Top 10 của cả nƣớc), góp phần đáng kể tăng ngân sách cho tỉnh.
+ Chính sách định vị Hà Nam tạo điểm nhấn về phát triển các dịch vụ y tế và giáo dục: phát triển cụm các bệnh viện lớn trên diện tích 940 ha (cơ sở 2 bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, bệnh viện lão khoa, phụ sản trung ƣơng …); phát triển cụm các trƣờng đại học, cao đẳng tại tỉnh trên diện tích 975 ha (đã chấp thuận 15 trƣờng đại học, cao đẳng vào đầu tƣ xây dựng trƣờng gồm các trƣờng công nghiệp, y, xây dựng, sƣ phạm, thƣơng mại, công an …).
Tóm lại, có thể kết luận rằng nhờ những chính sách, chủ trƣơng đúng đắn về nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý các cấp của tỉnh Hà Nam trong thời gian qua, bộ mặt kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam đã có những thay đổi vƣợt bậc so với giai đoạn trƣớc năm 2011.