Thơ lục bát truyền thống những giá trị cốt lõi

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Thơ lục bát từ truyền thống đến hiện đại (Trang 74)

Chƣơng 3 GIÁ TRỊ CỦA THƠ LỤC BÁT TRUYỀN THỐNG

3.2. Thơ lục bát truyền thống những giá trị cốt lõi

3.2.1. Những giá trị cốt lõi trên phương diện nội dung

Thơ lục bát truyền thống (từ lục bát ca dao đến lục bát trung đại) với những mảng màu đa chiều đã phản ánh hiện thực đời sống, thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam. Trước hết, đó là một không gian đầy ắp những

cảnh đẹp quê hương xứ sở, rất trữ tình đằm thắm và làm đắm say lòng người, đã tạo hồn cho câu ca dao mỹ lệ:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ

Sử dụng cách nói ước lệ và lối chơi chữ dân gian của ca dao, Bích Câu kỳ ngộ đã phác họa cảnh bốn mùa tươi đẹp, non nước thần tiên:

Đua chen thu cúc, xuân đào

Lựu phun lửa hạ, mai chào gió đông Xanh xanh dãy liễu ngàn tông Cỏ lan lối mục, rêu phong dấu tiều Một vùng non nước quỳnh giao Phất phơ gió trúc, dặt dìu mưa hoa

Dù là làng quê hay phố thị khi bước vào ca dao luôn mang nét đẹp hài hòa của đời thường; cảnh sinh hoạt của cư dân được trữ tình hóa, trở nên thật thơ mộng:

- Làng ta phong cảnh hữu tình Dân cư đông đúc như hình con long

- Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói toả ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ

Thơ lục bát có cội nguồn từ thuở ca dao, nên thường trực tiếp hoặc gián tiếp thi vị hóa cuộc sống mưu sinh lao động chân chất, cần cù, chịu thương, chịu khó của người Việt giữa muôn vàn khó khăn vất vả với tinh thần hăng say:

- Trên đồng cạn, dưới đồng sâu Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa

- Khoan khoan đợi với ơ phường

Ca ngợi nghề nghiệp là chủ đề chiếm nội dung không nhỏ trong kho tàng ca dao, dân ca. Sự thăng hoa của quần chúng nhân dân lao khổ để quên đi những lặn lội đời thường được cất lên thành những câu thơ thấm đượm niềm yêu ghét, chan chứa tâm tình và khát vọng của con người. Bài ca người thợ mộc là tâm tư, cảm xúc của người lao động về cái nghiệp thợ mộc của mình; anh thợ kín đáo bộc lộ niềm tự hào về xứ sở quê hương, về nghề nghiệp bình dị giúp đời, về tay nghề khéo léo, tài hoa và cả niềm khát khao, ước vọng về ngôi nhà tương lai hạnh phúc, bình yên:

Anh là thợ mộc Thanh Hoa

Làm cầu, làm quán, làm nhà khéo thay

Với bao tâm sự, ước mơ được gửi gắm, người miền Trung đi biển đánh cá đặt niềm tin vào bạn thuyền và mong thuận buồm xuôi gió, biển yên cá đầy cho những chuyến xa khơi:

Nốc năm mui sóng khó chèo

Muốn kết đôi với bạn, bạn chê nghèo thì thôi

Cùng với cuộc sống lao động là cuộc sống đấu tranh gian khổ với “kẻ thù hai chân và bốn chân” để vươn lên chiến thắng vì sự sinh tồn trên dải đất khắc nghiệt này. Xuất hiện vào thế kỷ XVII trong bối cảnh lục bát đang định hình và dần đi vào sự ổn định, Thiên Nam ngữ lục ca ngợi người anh hùng Đinh Bộ Lĩnh trong cuộc chiến đầy cam go và thách thức đó:

Những màng lần lữa tháng ngày Bộ Lĩnh tuổi rày đã đến mười hai Thanh cao tính khí khác người Bàn bạc sự đời mấy kẻ trượng phu

Lục bát đã phác họa sinh động hiện thực cuộc sống muôn màu từ xa xưa cho đến hiện nay của quần chúng nhân dân.

Trong thơ ca Việt Nam, bên cạnh rất nhiều các giá trị về văn hóa, đạo đức, nhân sinh, thì tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc luôn chiếm vị trí cốt

tủy, được nhiều thế hệ trao truyền, gìn giữ. Trong bối cảnh dân tộc bị nạn ngoại xâm, tinh thần ấy càng được tỏa sáng và phát huy cao độ. Trong Đại Nam quốc sử diễn ca (Lê Ngô Cát biên soạn, Phạm Đình Toái nhuận chỉnh), những tình cảm yêu quý, xót thương của người Việt đối với non sông, Tổ quốc, thể hiện trách nhiệm công dân được đề cao. Các tác giả cũng dành nhiều lời lẽ vàng ngọc, biết ơn, nêu gương đối với những anh hùng dân tộc đã xả thân vì quê hương trong lịch sử:

Tống binh xâm nhiễu biên thùy

Tướng quân Thường Kiệt dựng cờ Bắc chinh …Trần Hưng Đạo đã anh hùng

Mà Trần Nhật Duật kể công cũng nhiều Hoài Văn tuổi trẻ chí cao

Cờ đề sáu chữ quyết vào lập công

Cũng có những bài thơ thể hiện niềm u uẩn, tiếc thương, hoài niệm về ký ức đã xa hay bộc lộ tình yêu nước nồng nàn, thiêng liêng, thầm kín:

Sông kia rày đã nên đồng

Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai Vẳng nghe tiếng ếch bên tai

Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò

(Sông lấp - Trần Tế Xương)

Ngư tiều y thuật vấn đáp (Nguyễn Đình Chiểu) cho thấy tinh thần, thái độ sống và một tư thế hiên ngang, bất khuất giữa dòng đời, đau với nỗi đau của đất nước, trăn trở với những khổ hạnh của nhân dân, và vượt lên trên tất cả là hào khí anh hùng, kiên quyết giữ vững nhân cách, khí tiết, đạo lý của nước nhà, của dân tộc, của gia đình, không chung sống, không hợp tác với kẻ thù:

Thà cho trước mắt mù mù

Chẳng thà ngồi thấy kẻ thù quân thân Thà cho trước mắt vô nhân

Chẳng thà ngồi ngó sinh dân nghiêng nghèo Thà cho trước mắt vắng hiu

Chẳng thà thấy cảnh trời chiều phân xâm

Chẳng thế mà Nguyễn Đình Chiều với niềm đau vô bờ bến về cảnh lầm than cơ cực của nhân dân bị kẻ thù giày xéo, bóc lột, cảnh nước mất, nhà tan, dân tộc bị chia cắt và chiếm đóng đã thốt lên: “Thà đui mà giữ đạo nhà”. Với tinh thần yêu nước thương dân, ông vô cùng căm giận lũ giặc ngoại xâm, kiên quyết không chấp nhận sự tồn tại đầy tàn bạo và đê hèn của chúng trên quê hương mình.

Tinh thần nhân văn, nhân đạo truyền thống của người Việt đã thấm sâu vào mỗi vần thơ nói chung và lục bát nói riêng, đó là những chân giá trị cao đẹp, những phẩm chất, nhân cách đôn hậu như: thương người, trân trọng tình người, cần cù, chịu thương, chịu khó,… hướng con người tới cái thiện và một cuộc sống hạnh phúc. Không gian xã hội và những quan điểm, thái độ, tình cảm của người xưa về các mối quan hệ trong xã hội được phản ánh trong ca dao:

- Thà rằng chiếu rách có đôi Còn hơn chiếu gấm lẻ loi một mình

- Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

Truyện Kiều cho thấy sự đồng cảm, thấu hiểu sâu sắc với những thân phận con người, đặc biệt với người phụ nữ đang bị xã hội phong kiến thối nát chà đạp lên danh dự và nhân phẩm: “Thương thay cũng một kiếp người… Đau đớn thay phận đàn bà…”. Khóc Dương Khuê là tình cảm chân thành, giọt lệ đau buồn cuối đời mà Nguyễn Khuyến ép lấy để tỏ lòng thương tiếc hương hồn người bạn tri kỷ:

Bác Dương thôi đã thôi rồi

Thi nhân không chỉ khóc cho mình, khóc cho người, khóc cho non sông, đất nước và vận mệnh dân tộc, mà còn khóc cho cuộc đời dâu bể, cho nhân tình thế thái bằng một tấm lòng nhân ái bao la. Sơ kính tân trang (Phạm Thái) lại là lối dùng thơ lục bát để kể câu chuyện tình yêu:

Chiều xuân một khúc gửi trao Cậy lòng dì gió đưa vào xuân cung

Mối tình của hai người Phạm Kim và Trương Quỳnh Thư được nói tới trong tác phẩm chính là sự phản chiếu mối tình giữa Phạm Thái và Trương Quỳnh Như ngoài đời. Bằng cách thi vị hóa mối tình tự do, đẹp đẽ, thơ mộng, có phần kỳ ảo, huyền thoại, Phạm Thái cho người đọc thấy được những khát vọng vươn lên trong cuộc đời, khát vọng của tình yêu lứa đôi và những mưu cầu quyền được sống hạnh phúc mà bất cứ ai cũng có thể được thụ hưởng. Bản sắc văn hoá dân tộc thể hiện trước hết ở vẻ đẹp của con người theo quan niệm truyền thống. Đây là hình ảnh cô gái Việt thuở xưa trong ánh mắt của chàng trai si tình:

Anh đi khắp bốn phương trời Chẳng đâu lịch sự bằng người ở đây Gặp em má đỏ hây hây

Răng đen nhưng nhức, tóc mây rườm rà

(Ca dao)

Phương thức biểu đạt trực tiếp, giản dị, tự nhiên về ý nghĩ, tâm tư, tình cảm của nhân vật trữ tình luôn là cách mà thơ lục bát lựa chọn. Trong sinh hoạt và nghi lễ, người dân thường sử dụng ngôn ngữ tự sự bình dân để đưa vào thơ lục bát, tạo nên tính trang trọng, sâu sắc, đầy ẩn dụ. Dân tộc Việt Nam ta không thiếu các câu hát kể về sự tích và nêu gương công đức các anh hùng dân tộc:

Ngô Quyền quê ở Đường Lâm, Cứu dân ra khỏi cát lầm ngàn năm

Văn hóa vùng miền đặc sắc cũng thường được biểu thị trong những nhân vật trữ tình của ca dao. Khi đề cập đến thân phận, cuộc đời, tương lai, trên miền sông nước phương Nam, người con gái bày tỏ nỗi lo sợ mơ hồ:

Bướm vàng đậu đọt mù u

Lấy chồng càng sớm, lời ru càng buồn

Cô gái miền Trung cũng thể hiện tâm trạng, tình cảm đó:

Thân em như cá rô thia

Ra sông mắc lưới, vào đìa mắc câu

Còn cô gái Bắc Bộ nói về tâm trạng mình:

Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân

Đặc biệt, một giá trị cốt lõi của bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam, xứ sở trồng lúa nước, là chất đồng quê, là văn hoá làng quê. Đó là kết quả của quan niệm nhân sinh và thẩm mỹ đặc thù kết tinh từ những giá trị nhân văn tích cực của cuộc sống con người đồng quê, làng quê, mà sự phản ánh, mô tả, thể hiện các cảnh quê, tình quê chính là những biểu hiện cụ thể nhất. Cái phong vị đồng quê, văn hoá làng quê thấm đẫm trong lời ca dao:

Người ta đi cấy lấy công Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề Trông trời trông đất trông mây

Trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm Cái tình quê sâu đậm dạt dào trong lời thơ lục bát Truyện Kiều:

Lối mòn cỏ nhợt mùi sương

Lòng quê đi một bước đường một đau

Văn hóa làng xã, chất liệu đồng quê, bình dân đã mang ý nghĩa khái quát, biểu trưng cho những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc.

3.2.2. Những giá trị cốt lõi trên phương diện nghệ thuật

Nghệ thuật biểu hiện là một trong những loại hình thẩm mỹ giàu màu sắc và có tác động mạnh, trực tiếp đến cảm thụ và thị hiếu con người. Không chỉ đối với các loại hình âm nhạc, diễn xướng mới có nghệ thuật biểu hiện rõ rệt mà ngữ văn dân gian cũng có nghệ thuật biểu hiện riêng của nó. Ký hiệu ngôn ngữ là phương tiện tác động của nghệ thuật ngữ văn dân gian. Thơ lục bát thuộc một tiểu loại của nghệ thuật ngữ văn dân gian với hình thức biểu hiện bằng hệ thống tín hiệu ngôn ngữ góp phần hình thành, định hướng, xây dựng các hình tượng thẩm mỹ phong phú và linh hoạt. Nội dung phản ánh của thơ lục bát phản ánh mọi mặt đời sống sinh hoạt, tâm tư, tình cảm và khát vọng con người. Ngôn ngữ lục bát dân dã, đậm chất dân gian, cho thấy bản tính bình dị, chất phác, hồn nhiên, mộc mạc của nhân dân lao động. Những lời nói thông dụng, hàng ngày, được dùng phổ biến trong lục bát ca dao:

Lấy chồng từ thuở mười lăm

Chồng chê tôi bé, không nằm cùng tôi Đến năm mười tám, đôi mươi

Tôi nằm dưới đất, chồng lôi lên giường Một rằng thương, hai rằng thương Có bốn chân giường, gãy một, còn ba!

Thành ngữ, tục ngữ, khẩu ngữ quen thuộc trong dân gian cũng được thơ lục bát sử dụng để làm giàu chất liệu ngôn từ của mình: “Nằm lăn em mới ngủ đi/ Vừa hết canh một, sang thì canh năm” (Phạm Công - Cúc Hoa); “Ra tuồng mèo mả gà đồng”; “Kiến trong miệng chén có bò đi đâu”; “Cho người thăm ván bán thuyền biết tay” (Truyện Kiều); “Quán rằng: Ghét việc tầm phào/ Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm” (Lục Vân Tiên) v.v…

Thơ ca dân gian vốn giàu cảm xúc và gần gũi, bình dân, là tiếng nói dân dã của người nông dân trong xã hội phong kiến chịu những áp bức bất công, do đó giọng điệu than, vãn được cất lên như tiếng lòng, tiếng thở dài ai oán hờn

trách thân phận bọt bèo. Người phụ nữ xưa tưởng như rất quen thuộc mỗi khi ca dao bắt đầu bằng những ngôn từ em như, thân em như:

- Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

- Thân em như dải lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Đôi khi là tiếng nói của người vợ lẽ với chất giọng chì chiết, than thân trách phận “kiếp chồng chung” qua điệp từ, điệp vần nhiều lần:

Chia từ cây cải chia ra

Chia cửa, chia nhà, chia sáng, chia đêm

Tác giả dân gian đã vô cùng sáng tạo khi vận dụng tối ưu vai trò của biện pháp tu từ so sánh theo hướng cụ thể hoá nhằm lột tả sự chua xót, buồn thương da diết trong mỗi lời than:

Em như quả ớt chín cây

Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng

Thơ thầy Thông Chánh (Nam Bộ) dùng lối cường điệu, thậm xưng của ngôn ngữ dân gian để khắc ghi, hằn sâu nỗi đau trong lời than ai oán:

Đêm nằm nát ruột nát gan

Oán thù Biện lý chẳng an trong lòng

Thơ lục bát có cấu trúc linh hoạt, chuyển đổi theo cách nói, suy tư, cảm xúc, tình cảm dân gian giữa đời thường. Lục bát có luật âm vận tương đối chặt chẽ, tuy nhiên, số tiếng trong mỗi câu ca dao vẫn có thể tự do về số lượng, nhiều ít tùy theo mục đích diễn tả tâm tư, tình cảm:

- Buồn ngủ buồn nghê

Buồn ăn cơm nếp cháo kê thịt gà

- Em thương nhớ ai ngơ ngẩn bên đầu cầu Lược thưa em biếng chải, gương tầu em biếng soi Cái sập đá hoa em bỏ vắng không ngồi

Quá trình thay đổi vần, nhịp một cách tự do, phá cách đã tạo được sự hấp dẫn, tính mới mẻ trong cấu trúc âm luật, khác xa so với lục bát thông thường. Ví như việc sử dụng cùng lúc trong câu tám và câu sáu đều là vần trắc trong tiếng thứ sáu:

Con cò mắc giò mà chết

Con quạ ở nhà mua nếp làm chay

Hoặc giữa dòng lục và dòng bát đều hiệp vần theo tiếng thứ sáu và tiếng thứ tư:

Có con đỡ gánh đỡ gồng

Con đi lấy chồng vai gánh tay mang (Ca dao)

Trong cách thả nhịp của mỗi câu thơ mang màu sắc đa dạng, phối hợp chẵn lẻ, gấp gáp hơn, dồn nén hơn, thể hiện sâu sắc nhiều thang bậc tình cảm:

- Vì sông/ nên phải luỵ đò Vì chiều tối/ phải/ luỵ cô bán hàng

(Ca dao)

- Khi sương sớm/ khi trà trưa Bàn vây điểm nước/ đường tơ hoạ đàn (Truyện Kiều)

Thơ lục bát có quá trình phát triển theo hướng dân gian hóa, vận dụng lối nói đăng đối quen thuộc của dân gian để sáng tạo ra hình thức tiểu đối khiến cho lối thơ rõ ràng, nhịp thơ trau chuốt, ý thơ súc tích, cô đọng, cho thấy giá trị thẩm mỹ của sự hài hòa, nhịp nhàng và cân đối:

- Làn thu thuỷ//nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm//liễu hờn kém xanh (Truyện Kiều)

- Rằng: Xưa Trọng Thuỷ, Mỵ Châu Hôn nhân là giả//khấu thù là chân

Tác giả Nguyễn Phan Cảnh rất tinh tế khi cho rằng hình thức đối này chính là “sự kiện đánh dấu một bước tiến hoá mới quan trọng và có tính chất quyết định của thể lục bát, đưa lục bát tới sự toàn thắng” [17; tr.114].

Thơ ca dân gian còn cho thấy tính lịch sử cụ thể, biểu hiện lịch đại và đồng đại, mối quan hệ biện chứng giữa thời gian và không gian. Không gian thì vô tận mà thời gian thì cụ thể:

- Đêm nằm ở dưới bóng trăng

Thương cha nhớ mẹ không bằng nhớ em

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Thơ lục bát từ truyền thống đến hiện đại (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)