Khái niệm hiện đại và tính hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Thơ lục bát từ truyền thống đến hiện đại (Trang 106 - 107)

Chƣơng 4 TIẾP BIẾN CỦA THƠ LỤC BÁT HIỆN ĐẠI

4.1. Khái luận về hiện đại, tiếp biến truyền thống và hiện đại

4.1.1. Khái niệm hiện đại và tính hiện đại

Hiện đại là thuật ngữ được dùng phổ biến trong xã hội ngày nay. Nguồn gốc của khái niệm này có từ thời Phục hưng ở châu Âu. Hiện đại thường được đặt theo cặp đôi với cổ xưa hoặc truyền thống. Quá trình chuyển biến xã hội từ cổ truyền sang một giai đoạn mới trên nhiều lĩnh vực với những yếu tố biến đổi trong lịch sử được hiểu là hiện đại. Hiện đại phản ánh tinh thần tiến bộ của nhân loại, phản ánh những đặc điểm của đời sống, xã hội đương thời. Hiện đại đặt trong tính lịch sử và sự biến đổi lịch sử, là nguồn gốc của sự phát triển, nếu hiểu theo phạm vi hẹp, đó là một sự giới hạn trong hoạt động của con người hướng đến cuộc sống nhân bản, chân, thiện, mỹ.

Trên phương diện nhận thức, hiện đại hiểu theo ba góc độ: đó là hành vi chống lại truyền thống; thể hiện khí phách, tinh thần của một giai đoạn, thời đại và ý thức về thời đại như khâu trung gian kết nối lịch sử với quá khứ, truyền thống, đồng thời chính là đánh dấu dự ra đời của cái mới trên nền tảng cái cũ, là sự thay đổi cần thiết của xã hội.

Đặc điểm của hiện đại không chỉ là sự phản ứng đối với tri thức cũ, mà còn cho thấy quá trình biến đổi, những xu hướng vận động đa dạng khắc phục với những gì không còn phù hợp, lạc hậu và thủ tiêu “tàn dư của xã hội cũ” vì một sự văn minh, tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn, phát triển hơn cũng như hợp lý hoá hơn những yếu tố của truyền thống. Đây là một chu trình tuần hoàn của lịch sử loài người và nhân loại.

Tính hiện đại là sự thể hiện những đặc điểm, đường hướng phát triển và khát vọng cho con người về tương lai tốt đẹp, là cái hiện thời, cái đương đại, khoảnh khắc được mặc định, một tinh thần tươi mới khác hẳn so với các xã hội truyền thống. Tính hiện đại cho thấy sự tự thức của con người trải qua quá trình lịch sử liên tục. Điều này được Hegel xem như một “siêu nguyên lý”

định hướng và quyết định tính liên tục của quá trình lịch sử, tính hiện đại mang một nghĩa rộng hơn là tinh thần của thời đại, là “ý thức của một giai đoạn tự quan hệ nó với cái quá khứ của cổ thời, để có thể tự nhận thức mình như là kết quả của sự chuyển đổi từ cái cũ sang cái mới” [64; tr.143].

Khoảng cuối thế kỷ XIX đầu XX thuật ngữ hiện đại được sử dụng phổ biến trong nhiều khoa học nói chung và đặc biệt khoa học xã hội nhân văn, trong đó có văn học nói riêng. Hiện đại cũng phản ánh quá trình giao lưu tiếp biến văn hoá Đông - Tây và được kế thừa từ truyền thống. Chính vì vậy, dòng mạch nguồn bất tận của truyền thống lại một lần nữa được khơi dậy và bảo tồn, phát huy trong hiện đại tạo nên sự hài hoà, tổng thể đặc sắc ở không gian văn học dân tộc đổi mới. Hiện đại đến từ truyền thống, đó là một tiến trình liên tục, không ngừng tiếp biến trong mọi thời đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Thơ lục bát từ truyền thống đến hiện đại (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)