Thơ lục bát hiện đạ i truyền thống và cách tân

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Thơ lục bát từ truyền thống đến hiện đại (Trang 108)

Chƣơng 4 TIẾP BIẾN CỦA THƠ LỤC BÁT HIỆN ĐẠI

4.2. Thơ lục bát hiện đạ i truyền thống và cách tân

4.2.1. Truyền thống và hiện đại trong nội dung phản ánh

Khởi điểm dấu mốc của thơ lục bát hiện đại được tính từ đầu thế kỷ XX đến ngày nay. Đó là một dòng chảy xuyên suốt trong văn học dân tộc, không ngừng được kế thừa các nội dung thể hiện, phản ánh từ thơ lục bát truyền thống. Giới thi sĩ lục bát trên thi đàn dân tộc đã rất khéo léo, tinh tế trong việc mượn người xưa để nói thời nay, mượn quá khứ để nói chuyện hiện tại, gợi nhớ, gợi thương những tình cảm, tình yêu quê hương, non sông, đất nước:

- Hồng Bàng là tổ nước ta Nước ta lúc ấy gọi là Văn Lang Thiếu niên ta rất vẻ vang

Trẻ con Phù Đổng tiếng vang muôn đời Tuổi tuy chưa đến chín mười

Ra tay cứu nước diệt loài vô lương

- À ơi… giấc ngủ chưa đằm

Tháp Rùa trầm mặc nghìn năm nói gì Bao thời trận mạc qua đi

Thăng Long chìm nổi uy nghi dáng Rồng

(Ru bên Hồ Gươm - Nguyễn Văn Chương) Những vấn đề về nhân sinh, quan niệm và ý nghĩa cuộc đời luôn khiến con người trăn trở, lo âu. Chính vì thế mà cha ông thường nói: “Nhân sinh tự cổ vô thuỳ tử”. Sinh - tử là lẽ vô thường, hữu hạn trước cuộc đời, để vượt qua ranh giới ấy là điều không thể. Ước muốn về một cuộc sống vĩnh hằng, bất tử, kiếm tìm sự đồng cảm, sẻ chia cho những lo sợ của con người trước cái chết cũng là nguồn cảm hứng lục bát của nhiều thi nhân: Bùi Văn Trọng Cường viết Truyền thuyết Loa Thành, Nguyễn Thanh Mừng viết Đám cưới Huyền Trân, Quang Vĩnh Khương viết Trương Chi, Vương Trọng viết Bên mộ cụ Nguyễn Du v.v… Lục bát hiện đại cũng là phương tiện truyền tải, phản ánh, tạo dựng những nhân vật của truyện, tuồng, chèo như Nguyệt Cô, Thị Mầu, Xúy Vân…, khóc, cười về cuộc đời dâu bể và những khao khát trong thực tại khổ đau:

Đã sông thì có hai bờ

Đã Mầu thì thấy của chua phải thèm Ối người ăn chả, ăn nem

Phận Mầu ăn quả táo mềm thời cho

(Xuân khúc Thị Mầu - Huy Trụ)

Tâm hồn dân tộc được gợi mở trong những khúc dân ca mượt mà, du dương:

Người ta về với người ta

Đừng buông lời ở, đừng qua câu mời Cho lòng ấm nỗi… Người ơi… Duyên xe dải yếm chơi vơi bến tình

(Ước hẹn Hội Lim - Phạm Ngọc Vĩnh) Nét đẹp truyền thống của quê hương được khắc họa qua những hình ảnh gợi hồn xưa đất nước:

Đình làng cong vút đầu đao

Nơi hồn quê chạm trăng sao ngõ trời Bút nghiên có tuổi muôn đời

Đôi câu đối cổ tạc lời ông cha Đầu làng u tịch tán đa

Nơi bình vôi ngậm trăng tà sang canh

(Làng Gồ - Lê Đình Cánh)

Thơ lục bát hiện đại trong cuộc kháng chiến cứu nước cũng luôn đồng hành với những địa danh, con người và tinh thần dân tộc sâu sắc:

Đò em lên xuống Ba Lòng

Chở người cán bộ qua vùng chiến khu Người ta giết giặc bắt thù

Em thì kháng chiến đưa đò bên sông

(Cô lái đò - Lương An)

Miền quê kháng chiến hiện về trong đau thương lửa đạn, khói bụi chiến tranh tàn phá và những bình dị, an yên, tình thương, sự lo âu tất bật của hậu phương gửi gắm cho tiền tuyến.

Quê hương, cội nguồn chính là nơi gắn bó với gia đình, cha mẹ, họ hàng, làng xóm thiêng liêng trong trái tim mỗi con người cũng như các thi sĩ lục bát. Những người thân yêu, lam lũ đó khiến cho biết bao nhà thơ day dứt mỗi khi nghĩ về:

Chị tôi giặt áo bên sông

Mẹ tôi mang áo ra hong dậu ngoài Cha tôi nén tiếng thở dài

Tiếng con cuốc cuốc gọi ai ngoài đồng

(Sang hè - Phạm Công Trứ)

Người cha lưng còng chở nắng, che con, trĩu nặng tình thương một đời hằn lên khóe mắt chân chim cũng đi vào thơ Nguyễn Duy một cách trìu mến, thương yêu:

không răng… cha vẫn cười khì đời là rứa kể làm chi cho rầu… ruột ta thắt, mặt ta nhăn

Cha ta thì cứ không răng cười cười Ta đi mơ mộng trên đời

để cha cuốc đất một đời chưa xong (Về làng)

Lối sống cha ông răn dạy con cháu bao đời phải luôn giữ được tinh thần lạc quan trong mọi hoàn cảnh, sự nhẫn nại và tin yêu vào cuộc đời để có được hạnh phúc, bình an. Từ nụ cười khốn khó toát lên được hạnh phúc, tương lai làm hành trang nuôi nấng, bao bọc tâm hồn, xoa dịu xót xa, nén đau thương, vượt mọi khó khăn, cười “khì” vô tư nhưng đầy tâm cảm, vững chãi để làm chỗ dựa cho con cái. Hình ảnh người cha trong thơ Nguyễn Duy là như vậy, vừa cụ thể vừa phổ quát - tác giả miêu tả cha mình nhưng hình ảnh đó cũng mang dáng dấp của biết bao người cha khắp mọi miền Tổ quốc.

Thơ lục bát đến từ truyền thống, phát triển, tiếp nối trong tâm thức hiện đại, phản ánh một cách chân thực thời đại. Thơ lục bát hiện đại vẫn có chất cổ xưa của làng quê nhưng cũng mang tinh thần dân tộc trong bối cảnh mới. Những năm đầu thế kỷ XX, non sông lầm than, cơ cực dưới ách thống trị của thực dân Pháp, những tiếng kêu đau đớn, nghẹn ngào trước cảnh nước mất nhà tan, sự đàn áp, bóc lột của thực dân khiến cho người dân khốn khổ cùng cực. Đó là những người phu làm đường ở Lào Cai, Yên Bái uất hận trước cuộc sống bất công, khổ đau:

Ăn cho ngày độ vài xu

Việc làm gian khổ, công phu lạ lùng Độc thay phong chướng nghìn trùng Nước sâu quẳng xác, hang cùng chất xương (Á tế á ca - Phan Bội Châu)

Trần Huyền Trân đã cảm nhận được nỗi đau thế thái nhân tình, đó là những cái bi ai, đau đớn được nhà thơ sống tận cùng với đời, tận cùng với niềm day dứt để có thể gánh vác, san sẻ cùng nó rồi thốt lên:

Cụ hâm rượu nữa đi thôi

Be này chừng sắp cạn rồi còn đâu Rồi lên ta uống với nhau

Rót đau lòng ấy vào đau lòng này (Với Tản Đà)

Đi vào thơ lục bát còn là hình ảnh người anh hùng, chiến sĩ, đồng bào quả cảm, đấu tranh cho lý tưởng cách mạng, xả thân mình trong cuộc kháng chiến chống Pháp, giải phóng dân tộc:

Những ai xứng đáng là người Hãy hy sinh hết cho nòi giống ta Hãy nên vì nước quên nhà

Coi thường thân sống mới là trượng phu

(Đồng Tháp Mười - Nguyễn Bính)

Đó còn là tinh thần an nhiên, tự tại, trong trẻo, vô tư của người lính trẻ giữa chiến trường Quảng Trị ngày đêm bom rền đạn xé trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; họ vẫn hăng say, yêu đời, yêu tiếng chim hót trên đồi, yêu từng mảnh đất, mỗi nhành hoa của non sông đất Việt:

Mũ tai bèo khẽ nghiêng nghiêng

Nghe lăn lăn những tiếng chim xuống hầm Yêu chim mà chẳng lên thăm

Bởi vì điểm chốt phải nằm lặng im

(Nghe chim kể chuyện trên đồi chốt - Hoàng Nhuận Cầm) Thơ lục bát miền Nam nơi vùng tạm chiếm những năm tháng ấy là tâm tư, nỗi buồn thương u uất, sầu đau bao trùm một thế hệ:

Non sông bóng mẹ sầu u

Mòn trong ngưỡng cửa, chiều lu mái sầu Thôi em xanh mắt bồ câu

Vàng tơ sợi nhỏ xin hầu kiếp sau

(Kiếp sau - Cung Trầm Tưởng)

Những hình ảnh đời thường thơ mộng, ngọt ngào, êm đềm, hàng ngày bình yên của thời hậu chiến luôn là cảm hứng sáng tác của thi sĩ. Bên cạnh đó, lục bát cũng hình thành dòng thơ thế sự với cảm hứng chân thật, nội dung phản ánh sự thật và thái độ của người viết cũng thành thật. Trước nỗi đau cô đơn, sự dằn vặt của ý thức và chiêm nghiệm, trải lòng để con người khẳng định mình, vừa thành thực vừa xót xa, cái tôi bản ngã được phơi bày đến tận cùng:

Ta lang thang khắp phố phường Người đông lòng vẫn lạnh lùng, phố ơi

(Thiếu khoảng trời xanh - Nguyễn Thị Thu Hồng) Niềm chua xót khôn nguôi, những hối hận, dằn vặt, than thở, trách hờn, trách mình vẫn mênh mang giằng xé tâm can người thi sĩ trong tình yêu thương, ước hẹn với xóm nghèo, tiêu điều, xơ xác:

- Một lần nào đó, xóm nghèo

Về thăm lòng hứa yêu thương trọn đời Rồi ta đi, rồi ta vui

Rồi ta quên dòng nước trôi xa mình

(Đuốc lá dừa - Bế Kiến Quốc)

- Gia tài của mẹ cha đây

Tôi đem trang trải đất này quê kia Dòng sông từng hẹn tôi về Qua cầu… để rớt lời thề với em

Giữa dòng đời biến chuyển, giữa cuộc sống xoay vần, những giá trị truyền thống cũng dần vì thế mà hao hụt khiến cho thi nhân trăn trở, day dứt, ám ảnh bằng những câu hỏi:

Ai đưa em đến chốn này

Rượu bia tràn cốc, lả say mềm người? Ai hay nước mắt tiếng cười

Mưa trong tím nắng cuộc đời gốc dân?

(Ai? - Phạm Đông Hưng)

Đôi khi còn là tình cảm người con xa xứ, hướng vọng từ vạn dặm nghìn trùng về quê hương, về nhân tình thế thái:

Ngày đi Mat, đêm về Len Mặt em thì dại, mặt tiền thì khôn

(Tình cờ gặp người quen trên tàu tốc hành Xêvaxtôpôn-Matxcơva - Trần Nhuận Minh) Đó là những góc cạnh đa sắc, đa âm, đa hình, đa diện, đa chiều của cuộc sống mà lục bát hiện đại đã phản ánh một cách đầy ưu tư, sâu sắc với nỗi trăn trở khôn nguôi.

4.2.2. Kế thừa và cách tân về nghệ thuật biểu hiện

Nghệ thuật là những sáng tạo để hình thành các sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể bao chứa trong nó những giá trị về tư tưởng, thẩm mỹ cũng như văn hoá. Lục bát hiện đại được tiếp biến trong quá trình kế thừa truyền thống và cách tân nghệ thuật. Biểu hiện rõ nhất, đó là những cách tân về ngôn ngữ thơ. Các thi sĩ đã chọn lọc, sáng tạo và sử dụng ngôn ngữ mang tính hiện đại và táo bạo thông qua tạo lập từ ngữ mới, sử dụng kiểu láy đậm chất biểu cảm, gợi tả sinh động:

- Tai nương nước giọt mái nhà

Nghe trời nặng nặng, nghe ta buồn buồn

(Buồn đêm mưa - Huy Cận)

- Con cá nó ở dưới ao

Con chim nó ở trên non

Nghe nói đến lộc thòn lòn mắt chim Con người thời đại thông tin Nghe nói đến lộc lim dim mắt người

(Lộc - Phạm Công Trứ)

Thi nhân lục bát hiện đại không ngại sử dụng những từ ngữ dân dã, “bụi”, quen thuộc với khẩu ngữ bình dân: “Thò tay bốc phứa một trang/ Mong Kim Trọng lại vớ chàng Sở Khanh”, “Xin nghe anh nói cực nghiêm”, “yêu lăn yêu lóc la đà đã chưa” (Nguyễn Duy). Lại có cách nói rất lạ, ám ảnh, giàu liên tưởng:

- Em ngồi giặt áo lặng thinh

Vò cho sạch những vết tình còn vương Giũ cho rơi hết giọt buồn

Phơi cho khô hết nhớ thương xa vời (Thanh Nguyên)

- Xui mãi gái chẳng bỏ chồng Đành về ăn vạ cánh đồng heo may (Đồng Đức Bốn)

Kết cấu thơ lục bát hiện đại không hướng tới xác lập sự hoàn chỉnh trong một dòng thơ, các tác giả thường sử dụng lối diễn đạt một ý trọn vẹn qua những câu liên tiếp nhau có mối quan hệ mật thiết để tạo thành những đoạn thơ dài. Làm nhiệm vụ kết nối giữa các câu là nhiều từ liên kết để, để cho, cho nên, , cũng, như, , …; ví dụ:

- Giả vờ chuyện gẫu ngu ngơ Như anh em chả bao giờ quen nhau

(Giả vờ - Hoàng Cầm)

- Câu rằng chị ngã em nâng

qua được hết mọi vùng khó qua

- Cháu đừng khóc để mưa rơi Để chim không hót để người xót xa

(Gửi bạn thơ nhỏ tuổi - Hồ Minh Hà) Nguyễn Bính sử dụng các dấu gạch nối để tạo ý diễn tả những chắp nối, ngập ngừng, da diết:

Đừng em! - quên đấy - thôi nàng! Đất Hồ xa quá, nàng sang sao đành! (Một con sông lạnh)

Thơ lục bát hiện đại mang phong cách phức âm, đa giọng điệu, thể hiện cái tôi bản ngã, cá tính. Đó là chất giọng tráng khí, bi phẫn những năm đầu thế kỷ XX, như cách nói của thơ Trần Huyền Trân:

Đói nghèo đầy chiếu đầy chăn

Bút khôn làm kiếm chém phăng bất bình (Say ca)

Đó là yếu tố trữ tình chính trị, giọng điệu thương mến, gần gũi, gắn bó, thân thiết, hướng về đồng bào, đồng chí như lời nhắn nhủ, tâm tình, tâm sự trong lục bát kháng chiến của Tố Hữu:

Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh (Việt Bắc)

Lục bát hiện đại trong cuộc sống đời thường nhiều biến động còn thể hiện nhiều giọng điệu khác. Có thể là giọng trầm tư, thể hiện cái chiêm nghiệm của con người, thường là giọng độc thoại tự ý thức:

- Bao mùa mưa giật bão giây

Cánh cò trắng muốt còn bay ngang đầu Trăm lần triết lý nông sâu

Để ta về lại với câu thật thà

- Và hình như chiếc quan tài Sơn màu sặc sỡ che ngoài nỗi đau

(Hình như là… hình như - Tự Huy) Cũng có thể là giọng phóng túng được nhiều nhà thơ sử dụng để bộc lộ cái tôi của mình, hay chút bất cần, dửng dưng trong thơ lục bát Hồ Tăng Ấn: Mặc cho thế sự đảo điên

Tiền khô gạo cạn chẳng thèm buồn đau

(Quát thơ)

Còn đây là chút tưng tửng, thản nhiên, ngậm ngùi và xót xa đầy cá tính trong thơ Nguyễn Thị Đạo Tĩnh:

Buồn tình ngồi ngắm trăng suông Chẳng ai thương đến thì thương lấy mình (Bùa lá)

Lại có chút bộc bạch, phơi bày đến tận cùng cái tôi bản ngã, với giọng đùa cợt, mạnh mẽ đến quyết liệt:

Nào là

Núi sập sông khô Nào là

Mặn muối chua mơ cay gừng Thương nhau thề biển nguyền rừng Phụ nhau tỉnh mặt quay lưng giữa cầu

(Lục bát lỡ nhịp - Nguyễn Thái Sơn) Con người hiện đại với tình ý mới cũng được diễn tả trong cấu trúc hình thức của lục bát với những câu thơ có hình dáng rất khác lạ so với lục bát truyền thống. Lối xếp hình các chữ trong câu thơ tạo thành bậc thang, điểm nhấn cho lời thơ:

Ta đi

đầu sát

Mắt em

thăm thẳm đựng

màu trời quê

(Hoa lúa - Hữu Loan)

Có khi ngắt nhịp ngắn để nhấn mạnh cảm xúc bằng cách chấm giữa dòng: Giọt mưa. Như thể men say

Chạnh lòng Hà Nội. Một ngày nhẹ tênh Chợt mưa. Chợt nắng. Bồng bênh Con cò trắng. Mãi lênh đênh giữa đời

(Sài Gòn - Lê Huy Quang)

Và cũng không loại trừ khả năng nhiều câu thơ gần như không ngắt nhịp: Một người nhỏ nhẹ xưng ‘em’

Mở đầu tiếng sét có tên ‘ái tình’ Bầu trời đột ngột bình minh

Chôn chân anh đứng một mình thu lôi

(Sự tích cột thu lôi - Bùi Chí Vinh) Hoặc ngắt nhịp rất linh hoạt, một câu được ngắt thành 3, 4 hoặc 5 tiết tấu, trong đó có đến 1 hoặc 2 nhịp một:

Chiều nay/ nhìn/ phượng/ đỏ cây Ngoài hiên/ gió thoảng/ lắt lay/ bên thềm Ve/ ngân/ bất chợt/ lặng im

Tim/ nghe/ giá buốt/ rũ mềm/ mi cay

(Hạ về nhớ anh - Hoàng Mai)

Với lối sống đề cao cái tôi cá nhân, con người trong thời đại mới cũng phải không ngừng đổi mới trong việc biểu hiện cảm xúc. Lục bát cũng nhịp nhàng bắt kịp với những xoay vần biến chuyển ấy, nó không chỉ đổi mới về nội dung phản ánh mà còn cả nghệ thuật biểu hiện trước những tác động của cuộc sống,

của con người. Mặt khác, cũng chính nhu cầu nội tại và bắt buộc của thơ ca hiện đại đã dẫn đến những cách tân của lục bát hiện đại.

4.3. Thơ lục bát hiện đại - những hiện tƣợng tiêu biểu

4.3.1. Lục bát Tản Đà

Tản Đà tên thật Nguyễn Khắc Hiếu (1889 - 1939) là một người gắn bó với truyền thống. Thơ lục bát của ông phản ánh cái chân thực của lớp người trung trực đương thời; những ao ước, băn khoăn, khát vọng, thậm chí là chán nản của con người trước thời cuộc đều được đi vào trong thơ ông. Lời than trách, hoài nghi về trời, đất, tạo vật cùng tình yêu, cách ăn uống chơi bời, những thói ngông nghênh, đều được diễn tả trong những vần thơ trong trẻo, giản dị, tinh tế của Tản Đà.

Nhà thơ thật tài tình và khéo léo để đưa cái tôi cá nhân đa tình, sâu sắc của mình vào thơ. Chính những mối tình thực ngoài đời đã gợi mở cho thi sĩ cảm hứng sáng tác:

Ôi hồng nhan, hỡi hồng nhan! Khôn thiêng cũng chẳng ai van ai mời Trời Nam thằng kiết là tôi

Chùa Tiên, đất khách, khóc người bên Ngô Cô với tôi, tôi với cô

Trước sân lễ bạc có mồ nào đây Hồn cô ví có ở đây

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Thơ lục bát từ truyền thống đến hiện đại (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)