Lục bát Bùi Giáng

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Thơ lục bát từ truyền thống đến hiện đại (Trang 137 - 140)

Chƣơng 4 TIẾP BIẾN CỦA THƠ LỤC BÁT HIỆN ĐẠI

4.3. Thơ lục bát hiện đạ i những hiện tượng tiêu biểu

4.3.4. Lục bát Bùi Giáng

Trong trào lưu lục bát hiện đại, Bùi Giáng là một trong những tác giả có nhiều thành công ấn tượng với tổng số lượng bài thuộc thể thơ này tương đối

lớn. Độc giả biết đến ông từ năm 1962 với tập thơ Mưa nguồn nổi tiếng. Những năm sau đó ông còn công bố khoảng hơn 20 tập thơ. Cho đến thời điểm xa lìa nhân thế (1998) trở về sau, nhiều tác phẩm và tập thơ khác của ông vẫn được tái, xuất bản nhiều lần, tạo được tiếng vang trên thi đàn dân tộc như: Mười hai con mắt, Tuyết băng vô tận xứ.

Đến với thơ Bùi Giáng, chúng ta dễ nhận thấy vị trí khá đặc biệt của lục bát. Ở tập đầu tay Mưa nguồn với tổng số 139 bài thơ thì lục bát chiếm 57 bài (tỷ lệ 40%). Tỷ lệ này tiếp tục được duy trì trong các tập thơ công bố của ông về sau, ở tập Rong rêu (1995) tổng số 83 bài có 42 bài là lục bát, tập Mười hai con mắt (2001) tổng số 113 bài có 93 bài là lục bát. Trong con mắt của nhiều độc giả cũng như giới nghiên cứu, phê bình văn học, Bùi Giáng được xem là “cả đời lục bát” (Thụy Khuê). Các thi phẩm của ông đều để lại dấu ấn sâu sắc cho người đọc ở ý, tứ và lời thơ. Tiêu biểu có thể kể đến như Mắt buồn, là bài thơ có kết cấu đặc biệt, phổ biến và nổi tiếng ở câu cuối (Còn hai con mắt khóc người một con) được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sử dụng tứ thơ phát triển thành lời của ca khúc rất nổi tiếng Con mắt còn lại. Kiểu lục bát gồm hai hoặc bốn câu, hoặc sáu câu một bài có thể bắt gặp rất nhiều trong thơ ông, đây có thể là phong cách và điểm nhấn ấn tượng, bất ngờ, độc đáo của nhà thơ:

- Trăm năm tắm gội dưới trời Ngày thì tắm nắng tối rồi tắm trăng Nhớ em tắm với chị Hằng

Tận cùng tắm với ngọn đèn cô đơn (Trăm năm tắm gội)

- Trời sầu đất muộn thế ru Ban đầu em đã đi tu vội vàng Chân trời oán hận tràn lan

Lỗi từ phương trượng u hàn niềm hoa Bây giờ ngó lại người ta

Gẫm rằng thiên hạ ai là đi tu

- Em về giũ áo mù sa

Trút quần phong nhụy cho tà huy bay (Em về)

Bùi Giáng đến với lục bát một cách tự nhiên, không có sự phân biệt rạch ròi giữa biến thể và nguyên thể. Ông đặc biệt thành công với lục bát biến thể bởi kiểu loại này tựa hồ như tâm hồn, tiếng lòng, như những bão giông cồn cào, giằng xé khiến cho cảm xúc tuôn trào trong lòng ông; sự lặp đi lặp lại những biến thể tuần hoàn một cách tất yếu như quy luật bắt gặp ở riêng nhà thơ. Biến thể trong lục bát Bùi Giáng là một đột biến của lục bát hiện đại, sự gặp gỡ giữa phong cách thi sĩ với kiểu loại rất khăng khít, hòa quyện, tài tình như sự lựa chọn cho nhau. Lục bát của Bùi Giáng cũng thể hiện sự say mê, sự trân trọng và tình cảm của nhà thơ đối với thể loại này:

Vì yêu dấu quá Nàng thơ

Với em vô tận nên ngơ ngẩn buồn Thần Tiên Thánh Phật bao dung Hiểu lòng tôi lắm - tôi khùng vì thơ (Vì sao khùng)

Hay đôi khi là chút tình vu vơ thương nhớ với lối đảo vần, hiệp vần linh động tạo cho mạch thơ mượt mà mà trữ tình về cảm xúc yêu đương nam nữ:

Thương em thương nhớ những ngày Nhớ em như thể nhớ hoài mai sau Nhớ em muôn một mộng đầu Mà em nhớ mãi mối sầu tương lai Cậy em cậy suốt dặm dài

Tận cùng khổ cực đắng cay cầm bằng Yêu em có thể bảo rằng

Yêu là rất mực hằng hằng không yêu (Thương em)

Tất cả những cách mở rộng âm hưởng trữ tình đó tạo cho thơ Bùi Giáng hơi thở bình dân, có chút gì đó tự nhiên, giản dị, tự do nhưng cũng vô cùng phù hợp với kiểu nói đối đáp, sự đan xen giữa chất ca dao với hiện đại nhằm tạo dựng một lối đi riêng đáp ứng nhu cầu của ngữ cảnh giao tiếp.

Trường tồn cùng không gian văn học, văn hóa Việt Nam hiện đại, sức sống tự nhiên, mạnh mẽ của thi phẩm lục bát Bùi Giáng chính là sự phản ánh cho tầm vóc, trí tuệ Việt thời đại mới. Qua sự kết hợp nguyên tắc tự nhiên của ngữ nghĩa với dòng chảy cảm xúc của tâm hồn thi nhân theo cơ chế tự do của mạch nguồn sáng tạo nghệ thuật, có thể thấy Bùi Giáng là một hiện tượng tiêu biểu cho thơ lục bát mới. Người đọc chắc hẳn đều bị cuốn hút với Ngẫu hứng:

Một hôm gầu guốc gầm ghì Hai hôm gần gũi cũng vì ba hôm Bôm ha? Đạn hả? bao gồm Bồm gao gạo đỏ bỏ gồm gạo đen

Đó chính là lối chuyển tải, tái tạo ngôn ngữ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở nhà thơ. Sự say mê của cội nguồn cảm xúc, âm nhạc và thi vị trong thơ Bùi Giáng cho thấy đam mê và nhiệt huyết của nhà thơ trong hành trình đi tìm một lối đi mới cho lục bát biến thể:

Bỏ trăng gió lại cho đời

Bỏ ngang ngửa sóng giữa lời hẹn hoa Bỏ người yêu, bỏ bóng ma

Bỏ hình hài của tiên nga trên trời Bây giờ riêng đối diện tôi

Còn hai con mắt khóc người một con

(Mắt buồn)

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Thơ lục bát từ truyền thống đến hiện đại (Trang 137 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)