Khái niệm truyền thống và truyền thống văn học

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Thơ lục bát từ truyền thống đến hiện đại (Trang 66 - 67)

Chƣơng 3 GIÁ TRỊ CỦA THƠ LỤC BÁT TRUYỀN THỐNG

3.1. Khái luận về truyền thống và giá trị truyền thống trong thơ

3.1.1. Khái niệm truyền thống và truyền thống văn học

Với mỗi nền văn hóa các dân tộc trên thế giới, truyền thống luôn được ví như bệ phóng, có vai trò nền tảng định hướng sự phát triển trong hiện tại và tương lai. Danh từ truyền thống được hiểu là toàn bộ những thói quen có lịch sử hình thành lâu đời gắn với lối sống, nếp nghĩ được gìn giữ và trao truyền, bảo tồn các giá trị và bản sắc qua nhiều thế hệ. Đó là những giá trị đại diện cho tính cách, lịch sử và ý thức cộng đồng cần được bảo tồn, phát huy. Truyền thống có tính lịch sử của nó, phản ánh sự ổn định và đặc tính dân tộc. Đối với dân tộc Việt Nam, truyền thống gắn với chủ nghĩa yêu nước, gắn với cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, đó là những đặc trưng của lối sống, phong tục tập quán, giá trị văn hoá ngàn đời của nhân dân ta. Xét về nội hàm, khái niệm truyền thống văn học được dùng theo nghĩa rộng để chỉ các điểm nổi bật, đặc sắc của một thành tố, thể loại, hoặc bộ phận văn học có lịch sử lâu đời, bộc lộ bản chất, đặc điểm, đặc trưng cho nền văn học (ví dụ: vẻ đẹp của Đường thi đã trở thành truyền thống văn học của thơ ca phương Đông), hoặc cũng có thể là mảng chủ đề, loại hình nghệ thuật tiêu biểu cần được bảo tồn, khai thác ở nội dung và hình thức của nền văn học dân tộc trong tiến trình văn học (ví dụ: mùa thu, làng quê Việt Nam là đề tài mang tính truyền thống của nền văn học dân tộc… ).

Truyền thống văn học đặt trong bối cảnh lịch sử và đời sống xã hội cũng không ngừng vận động, biến đổi và thích nghi. Đó là quá trình chọn lọc và thâu nhận những giá trị tích cực, loại bỏ những yếu tố tiêu cực, lỗi thời, là sự vận động không ngừng nghỉ như một quá trình của lịch sử tự nhiên, vừa đảm bảo tính kế thừa nhưng đồng thời cũng chứa đựng những giá trị canh tân, hiện đại. Sự ra đời của những tác phẩm nghệ thuật luôn là quá trình phản ánh

xuyên suốt tính tất yếu, sự trân trọng quá khứ, thích ứng với hiện tại và hướng tới tương lai. Đó là một quá trình bền bỉ đòi hỏi người nghệ sĩ, người sáng tạo nghệ thuật không ngừng học tập, trau dồi, sáng tạo ra những giá trị mới hiện đại, bồi đắp cho những giá trị, sự tích luỹ kinh nghiệm của các thế hệ đi trước đến từ truyền thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Thơ lục bát từ truyền thống đến hiện đại (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)