Lục bát Nguyễn Duy

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Thơ lục bát từ truyền thống đến hiện đại (Trang 140 - 145)

Chƣơng 4 TIẾP BIẾN CỦA THƠ LỤC BÁT HIỆN ĐẠI

4.3. Thơ lục bát hiện đạ i những hiện tượng tiêu biểu

4.3.5. Lục bát Nguyễn Duy

Tiếp theo dòng chảy lục bát hiện đại ở Bùi Giáng, Nguyễn Duy cũng là một trong những nhà thơ có nhiều đóng góp cho thể thơ này. Được trưởng thành qua cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông có nhiều thành tựu trên

thi đàn dân tộc, từng đạt giải nhất cuộc thi thơ của Tuần báo Văn nghệ năm 1973 với chùm thơ ba bài, trong đó có hai bài lục bát Bầu trời vuôngTre Việt Nam. Song hành cùng nhiều thế hệ người Việt qua các chương trình văn học được giảng dạy trong nhà trường ở cấp tiểu học, Tre Việt Nam là một bài thơ hay, chứa đựng nhiều giá trị nghệ thuật cũng như nội dung, có sức sống trường tồn cho tới tận ngày nay. Mặc dù qua nhiều lần cải cách chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học, nhưng bài thơ đó của Nguyễn Duy vẫn được đề cao và chiếm vị trí quan trọng. Đến với lục bát như một “nhân duyên tiền định”, ông luôn ý thức bảo tồn và phát triển lục bát để truyền tải cảm hứng sáng tác của mình, suốt hành trình ấy, Nguyễn Duy đã công bố, xuất bản và giới thiệu tới độc giả cả nước hơn 10 tập thơ từ năm 1973 tới 2002. Tuyển tập Thơ Nguyễn Duy (Nxb Hội Nhà văn, 2010) là tác phẩm chọn lọc những bài tiêu biểu nhất, toàn bộ tập thơ gồm 381 bài thơ, trong đó lục bát chiếm 151 bài (tỷ lệ 40% toàn tập). Cũng có khá nhiều câu lục bát của Nguyễn Duy không còn nằm trong khuôn khổ của tác phẩm mà do thị hiếu và sở thích của người đọc, nó vượt ra khỏi phạm vi tác phẩm để tồn tại độc lập, gắn bó, gần gũi, quen thuộc với nhiều người, nhiều thế hệ truyền khẩu, khiến không ít độc giả lầm tưởng đó là ca dao:

- Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)

- Có gì lạ quá đi thôi

Khi gần thì mất xa xôi lại còn

(Thơ tặng người xa xứ)

Khác với các nhà thơ lục bát đi trước luôn lấy ca dao làm chất liệu chính cho cảm xúc sáng tạo lục bát, ở Nguyễn Duy, người ta bắt gặp khẩu ngữ được sử dụng lặp lại nhiều lần một cách nhuần nhuyễn, xen trộn hòa hợp trong thơ:

Giọt rơi hơi bị trong veo Mắt đi hơi bị vòng vèo lôi thôi

Chân mây hơi bị cuối trời Em hơi bị đẹp, anh hơi bị nhàu (Chạnh lòng 1)

Thơ Nguyễn Duy cũng đầy tính triết lý, là những nghĩ suy về cái nhỏ bé của đời sống, sự giản dị cũng như những cái tầm thường, cái cao cả gắn với tính chất lãng mạn, có khi đắm mình trên cỏ sương ngắm sao trời để “buông thõng” tâm hồn trước nhân gian trần thế:

Bao nhiêu là bóng siêu nhân

khuất trong bóng cỏ giữa trần gian thôi (Cỏ dại)

Chất liệu ca dao cũng là yếu tố được Nguyễn Duy sử dụng trong thơ của mình theo cách tự nhiên, đúng chỗ, đúng thời điểm mà sâu sắc, thâm thúy, đầy dụng ý nghệ thuật, góp phần đưa ra một định nghĩa mới, một triết lý, một cách hiểu mới hiện đại hơn, tinh tế hơn trong hàm súc tận cùng nội dung của ý thơ. Các hình ảnh thôn quê, cây đa, bến nước, sân đình, lũy tre làng… đều là bức tranh tự hào gắn bó với người Việt Nam. Để nói về văn hóa truyền thống, nói về tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, biểu tượng cây tre trở nên sáng giá trong thơ Nguyễn Duy tựa như tinh thần, tâm hồn, lối sống bình dị, ý chí quật cường của con người thôn dã. Nguyễn Duy thể hiện điều ấy một cách hiện đại - tách câu lục thành hai dòng, viết thường chữ đầu câu bát:

Tre xanh

Xanh tự bao giờ

chuyện ngày xưa, đã có bờ tre xanh (Tre Việt Nam)

Tâm hồn Nguyễn Duy cũng như thơ của ông vốn rất gần gũi với hơi hướng ca dao, đó là sự xen lẫn, hòa hợp lẫn nhau qua ngôn từ hiện đại để tạo ra những câu thơ “chìm nổi với đám đông”. Cách thức kết hợp của những phép “tập ca dao” trong thơ ông đầy màu sắc, uyển chuyển, linh động, thuần nhất

và nhuần nhuyễn, rất khó có thể tách biệt giữa ca dao và thơ nếu như không thực sự chú ý:

- Bồng bồng cái ngủ trên tay Nghe trong gió có gì say lạ lùng Chừng như cây lúa đơm bông

Chừng như trái bưởi vàng đung đưa cành (Lời ru mùa thu)

- Ai làm ra lúng liếng sông để đưa tu hú sổ chồng sang ngang (Vải thiều)

Lối “đề từ” thường thấy trong thơ Nguyễn Duy cũng khá đặc biệt, được sử dụng bằng ca dao, khiến cho các bài thơ đậm chất truyền thống nhưng lại hiện đại ở chỗ từ tứ của những câu đề từ ấy, nhà thơ tạo ra tứ mới. Để chuyển tải mọi sắc thái tình cảm phức tạp, đa diện đôi khi tác giả chỉ thay một hoặc hai từ nhưng vẫn có hiệu dụng tuyệt vời. Ví dụ, những từ trong ca dao “Yêu ai quá đỗi mà mê tiếng đàn” được ông chuyển thể sang thơ thành “Mê ai quá đỗi mà ghê tiếng đàn” (Đàn bầu). Hoặc cũng có khi là các ý tứ dưới con mắt của tác giả hoàn toàn đối lập với ý tứ thông thường trong ca dao nhưng vẫn đặc sắc, không hề triệt tiêu, đối lập nhau. Có thể chính sự đối lập ấy đã tạo hiệu ứng sâu sắc, bay bổng, sinh động hơn cho cả thơ và ca dao. Đó là sự nâng đỡ, thống nhất và đấu tranh của hai mặt đối lập trong một chỉnh thể, vừa “phản” nhau nhưng thực chất là nâng nhau lên, làm rõ nhau hơn trong mạch đời hiện đại, đa dạng, đa chiều:

Con cò bay lả bay la

Theo câu quan họ bay ra chiến trường Nghe ai hát giữa núi non

Mà hương đồng cứ rập rờn trong mây

Chất giọng tâm tình ngọt ngào của ca dao, sự bình dị và thân thuộc của những khúc hát ru như mê đắm lòng người đã huyễn hoặc, chế ngự trái tim, khối óc, tình cảm của thi sĩ. Cái chất nông dân, thô kệch của người đàn ông, đấng nam nhi, bậc quân tử thẳng thắn, thậm chí cứng cỏi đó ở Nguyễn Duy đã được mềm hóa, trở nên dịu dàng, thanh thoát qua những lời ru như ca dao, dân ca trong thơ ông. Người thi sĩ của lời ru, thi sĩ của tiếng nhạc trong thơ gắn liền với nhiều thi phẩm mượt mà như “Lời ru con cò biển”, “Lời ru trong bão”, “Lời ru mùa thu”, “Lời ru đồng đội, Lời ru từ Mũi Cà Mau, và nhiều hơn thế nữa đó là hẳn hai tập thơ toàn lời ru - “Tập ru con”, “Liền anh đi chợ”… Các nhân vật trữ tình trong ca dao, dân ca, truyện cổ nhẹ bước vào thơ ông như Thị Mầu, Thị Kính, Thị Đốp, Thị Nở; cả những Tố Nữ, những bà, những mẹ, những “chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”… từ cuộc sống dân dã đã bước vào thơ ông với “sáu nổi tám chìm” đầy đằm thắm, chứa chan. Ông day dứt, yêu thương và trân trọng từng gốc lúa, nhành cây, mỗi cuộc đời, mỗi con người cụ thể trong thơ lục bát đồng quê của mình.

Dù là nhà thơ hoài cổ, gắn bó với truyền thống nhưng biến thể lục bát của Nguyễn Duy vẫn đảm bảo được những quy tắc bất di bất dịch của dòng 6 và dòng 8, đồng thời toát lên được cái khí chất ngang tàng, phóng túng, mạnh mẽ qua mỗi nhịp thơ cũng như ngôn từ được sử dụng trong thơ ông.

Tuy nhiên, trong các sáng tác của mình, Nguyễn Duy với con mắt sắc sảo và tư duy sắc bén luôn nhận thức được tính hạn chế của việc sử dụng đều đặn nhịp chẵn sẽ không cho hiệu quả biểu đạt như mong muốn của những sắc thái tình cảm phức tạp trong đời sống nội tâm, cho nên Nguyễn Duy đã tăng cường sử dụng nhịp lẻ để thay đổi thói quen truyền thống đó, góp phần diễn đạt tốt hơn dụng ý nghệ thuật của mình:

Tay nhè nhẹ chút người ơi

Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng Dễ rơi là hạt đầu bông

Công một nén/ của một đồng/ là đây (Gặt lúa)

Lục bát Nguyễn Duy đã dung hòa, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất truyền thống và hiện đại để sáng tạo ra những biến thể mới thống nhất, hòa hợp mà không xung đột. Bằng tài năng, trí tuệ sắc bén của mình, ông đã xây dựng, định hình và khẳng định được phong cách nghệ thuật riêng đặc sắc. Chứa chất trong lục bát của ông cũng chính là cái hồn dân gian bình dị, khỏe khoắn, trẻ trung và hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Thơ lục bát từ truyền thống đến hiện đại (Trang 140 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)