Lục bát Truyện Kiều

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Thơ lục bát từ truyền thống đến hiện đại (Trang 98 - 101)

Chƣơng 3 GIÁ TRỊ CỦA THƠ LỤC BÁT TRUYỀN THỐNG

3.3. Thơ lục bát truyền thống những trường hợp điển hình

3.3.4. Lục bát Truyện Kiều

Truyện Kiều là một trong những kiệt tác thơ ca lục bát nổi tiếng của dân tộc Việt Nam. Mở đầu tác phẩm, đó là những câu thơ lục bát hàm súc nhưng ẩn chứa ý nghĩa sâu xa được đại thi hào Nguyễn Du sử dụng dẫn dắt cốt truyện rất tài tình:

Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

Tương tự cách mở đầu, cách kết thúc cũng hết sức ấn tượng, sâu sắc:

Lời quê chắp nhặt dông dài

Mua vui cũng được một vài trống canh

Đây chính là kiểu nói khiêm nhường, tế nhị để tránh đi cái họa, sự đụng chạm đến những tư tưởng, quan điểm của chế độ phong kiến.

Xét về hình thức, thể thơ chính là những quy định để phân loại tác phẩm văn học. Lục bát là một trong những thể thơ dân gian, được truyền tụng và phát triển, giữ gìn, kế thừa qua nhiều thế hệ, được người Việt sử dụng nhằm “đúc” nên những bài ca, khúc hát mượt mà, sâu lắng, dân dã, bình dị. Tuy nhiên, để hình thành một mạch nối dài liên tiếp, một cốt truyện tự sự sâu sắc nhằm nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến cổ xưa thì phải đến Truyện Kiều của Nguyễn Du. Bằng tài năng thiên phú, sự sáng tạo lỗi lạc, khéo léo của ông, những câu lục bát trác tuyệt của Truyện Kiều được ra đời. Đây là tác phẩm được đúc rút trên cơ sở của lối sử dụng ngôn ngữ tinh tế, biến đổi, uốn nắn khuôn hình lục bát truyền thống khiến cho nó trở nên thuần

khiết và điển phạm nhất, cũng là khuôn mẫu cho muôn đời và nhiều thế hệ đã sử dụng như lối dân gian, bói Kiều, lảy Kiều…

Qua Truyện Kiều của Nguyễn Du, thể lục bát được sử dụng với cách gieo vần đặc trưng, đã cho thấy tính ưu việt của nó hơn hẳn so với những thể thơ khác. Với hàng ngàn câu thơ lục bát hàm súc, giàu tính biểu tượng, đề cao chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo cao cả, tác phẩm này được người Việt vô cùng yêu thích. Đặc biệt, tài năng sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du được đánh giá cao trong cách xây dựng các tuyến nhân vật và cách sử dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt ngôn ngữ dân tộc. Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều là một bước tiến mới góp phần nâng cao và hoàn thiện, làm mới thể thơ lục bát. Qua đó, thể lục bát trở nên phổ biến với đời sống người dân Việt. Phần lớn, hầu hết người Việt Nam thuộc mọi thành phần xã hội từ trí thức tới nông dân, thậm chí cả những người không biết chữ nhưng cũng đã từng được nghe và thuộc lòng ít nhiều câu thơ lục bát Truyện Kiều. Cũng khá nhiều câu chữ Truyện Kiều đi vào lời nói hàng ngày. Được sáng tác bằng thơ lục bát, đây là tác phẩm nổi tiếng cho thấy sức hấp dẫn lớn đối với người đọc. Do đó, trong vòng một trăm năm qua, rất nhiều công trình tiếp cận từ nhiều góc độ và phương pháp khác nhau nghiên cứu về Truyện Kiều. Từ góc độ ngôn ngữ, tác phẩm đã cho thấy mối quan hệ giữa chữ nghĩa với các giá trị tư tưởng và đạo lý xã hội, những nghiên cứu theo góc độ này mang nặng tính văn chương. Với cấu trúc và hệ thống ngôn ngữ mượt mà, sâu sắc, trọn vẹn về số lượng cũng như chất lượng,

Truyện Kiều của Nguyễn Du đã sử dụng hiệu quả tính đa dạng của nhịp điệu thơ lục bát, khiến cho mỗi câu thơ được đọc lên giàu hình ảnh, âm nhạc cũng như màu sắc tựa hồ trong cảnh giới Phật, tiên.

Lục bát Truyện Kiều mang tính chất thuần khiết, tổng số 3.254 câu lục bát, được Nguyễn Du sáng tạo đã ôm trọn gần hết các bộ vần của tiếng Việt. Mỗi cặp lục bát Truyện Kiều cấu tạo gồm ba chữ theo vần, tuy nhiên giữa các chữ có vần lại ở một vị trí cố định: câu sáu có 1 chữ thứ 6, câu tám có 2 chữ thứ 6

và thứ 8. Mặt khác, đối với hai chữ mang vần ở câu tám theo tính chất thanh điệu đối xứng nhau, một chữ mang thanh không dấu thì chữ còn lại buộc mang thanh huyền và ngược lại.

Xuyên suốt Truyện Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng những chữ khác vần để tạo tính liên tục và mới mẻ, không nhàm chán, lặp lại cho câu thơ lục bát. Quy luật gieo vần lục bát Truyện Kiều của Nguyễn Du về căn bản như sau: ở câu tám và câu sáu, các chữ thứ 6 vần với nhau, cứ như vậy tạo thành một chuỗi liên tục, giữa các câu trên dưới cách đổi vần điệu của chữ thứ sáu này trong các câu sáu và câu tám rất linh hoạt, thông minh. Lục bát Truyện Kiều với chuỗi vần sinh động giữa các chữ “Sáu - sáu, đổi vần và đổi thanh điệu, tám - sáu” rồi lại “Sáu - sáu, đổi vần và đổi thanh điệu, tám - sáu”... Sự tự do, linh hoạt trong cách đổi vần của lục bát Truyện Kiều được Nguyễn Du sử dụng nhằm tạo thành chu kỳ gieo vần bốn câu rất tinh tế và sáng tạo.

Nhạc điệu trong mỗi lời thơ lục bát Truyện Kiều cũng được tạo ra bằng cách bố trí ngôn từ, vần điệu đặc sắc:

Cánh hồng bay bổng tuyệt vời Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm

Với nhịp chẵn, lẻ xen kẽ cùng các động từ “bay bổng”, “mòn”, “đăm đăm” cho thấy những giai điệu được liền mạch vút bay, xa xăm cùng trời xanh muôn trùng, yên bình bao la. Tiếng nhạc trong thơ không hẳn được tạo ra bởi dấu phẩy, cách ngắt nhịp mà nó là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, gồm cả âm thanh, hình ảnh, màu sắc, giai điệu…. Ở Nguyễn Du, lục bát ngấm sâu vào trí óc, tâm hồn cũng như ngôn ngữ, hơi thở. Ông đã không ngừng làm mới thể thơ này để tạo ra một kiệt tác nghệ thuật được muôn đời và hậu thế đánh giá cao, đó là Truyện Kiều. Lục bát qua thơ Nguyễn Du đã đạt một tầm cao mới cho vóc dáng thơ ca dân tộc. Đây là giai đoạn đỉnh cao và là “son vàng, thước ngọc” của lục bát, mà cách đó ba thế kỷ trước ông hoặc sau ông cho đến ngày nay vẫn chưa thể xuất hiện một thi nhân nào có thể vượt qua được. Bằng trí

tuệ và sự sáng tạo không ngừng cùng những tình cảm yêu mến cho lục bát dân tộc, Nguyễn Du cùng với Truyện Kiều đã trở nên gần gũi, thân thuộc, là giá trị văn hóa, di sản văn học quan trọng đối với người Việt Nam, đồng thời có sức lan tỏa, khẳng định được địa vị vinh quang của mình trên văn đàn quốc gia và thế giới trong bối cảnh hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Thơ lục bát từ truyền thống đến hiện đại (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)