Tiếp biến truyền thống và hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Thơ lục bát từ truyền thống đến hiện đại (Trang 107 - 108)

Chƣơng 4 TIẾP BIẾN CỦA THƠ LỤC BÁT HIỆN ĐẠI

4.1. Khái luận về hiện đại, tiếp biến truyền thống và hiện đại

4.1.2. Tiếp biến truyền thống và hiện đại

Truyền thống và hiện đại là quá trình tiếp biến liên tục. Những giá trị cổ xưa của truyền thống được không ngừng biến đổi và pha trộn thêm vào nhiều yếu tố mới, góp phần hình thành yếu tố hiện đại. Hiện đại hoá là sự dựa trên cả lợi ích sinh tồn và lợi ích khai phóng để giải quyết các vấn đề đang xuất hiện trong đời sống con người. Hồ Chí Minh [90] cho rằng, truyền thống mang tính ổn định, bền vững có lịch sử lâu đời như: yêu nước, đoàn kết, tương thân, tương ái, cần cù lao động, kiên cường chống giặc ngoại xâm. Truyền thống gồm hai loại: truyền thống tốt đẹp (truyền thống quý báu, truyền thống vẻ vang) và truyền thống lạc hậu. Giữa truyền thống và hiện đại luôn có sự kế thừa, tiếp biến và quan hệ chặt chẽ, tác động, bổ sung lẫn nhau. Có thể xem, hiện đại bắt nguồn từ truyền thống, là sự kế thừa, tiếp bước truyền thống ở một cấp độ, trình độ cao hơn đồng thời chứa đựng ít nhiều những giá trị truyền thống. Giữa truyền thống và hiện đại luôn bộc lộ ra những điểm lạc hậu, nhưng cũng vẫn chọn lọc và thâu nhận các giá trị mới. Hiện đại có cơ sở từ truyền thống, phù hợp với các giá trị truyền thống. Truyền thống là khâu trung gian, phương tiện truyền tải các giá trị hiện đại và

khởi bày những yếu tố nội tại. Giữa truyền thống và hiện đại luôn có sự thống nhất chặt chẽ với nhau. Hiện đại chính là cái động, chỉ sự phát triển. Truyền thống là cái tĩnh, ổn định, bền vững. Hiện đại thể hiện tính năng động, sự cách tân và thích ứng với thời cuộc, truyền thống khẳng định bản sắc, sức sống trường tồn của mỗi dân tộc trước những thách thức và sự thay đổi của thời cuộc. Truyền thống và hiện đại chỉ rõ ranh giới và sự phân định một cách tương đối. Tiếp biến giữa truyền thống và hiện đại là một phương thức của văn hoá, văn học để tồn tại và phát triển, nhằm khẳng định những sắc thái và bản sắc riêng của mỗi dân tộc cũng như mỗi nền văn hoá hay các giai đoạn lịch sử của văn học. Đối với nền văn học Việt Nam, truyền thống và hiện đại thể hiện qua tính đa dạng về thể loại, chủ đề, sắc thái và loại hình. Lục bát hiện đại là một thí dụ điển hình cho sự tiếp nối của truyền thống cũng như phương thức cách tân.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Thơ lục bát từ truyền thống đến hiện đại (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)