Các khái niệm du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu giải pháp phát triển du lịch bền vững ở di tích cấp quốc gia đặc biệt đền Trần Thương, Hà Nam (Trang 27 - 28)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. Cơ sở lý luận của đề tài

1.2.1.1. Các khái niệm du lịch

“Du lịch là một khái niệm có thể đƣợc giải thích khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh” (xem [67]). Do hoàn cảnh khác nhau, dƣới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau mà mỗi ngƣời có một cách hiểu về du lịch khác nhau.

Khái niệm “du lịch”đầu tiên đƣợc đƣa ra vào năm1937, tại Hội Quốc Liên (LON) (xem [64, tr. 91-114]), theo đó thuật ngữ “du lịch” đƣợc xác định để chỉ bất kỳ ngƣời nào đi du lịch trong thời gian 24 giờ hoặc nhiều hơn trong một đất nƣớc khác hơn là nơi thƣờng cƣ trú

Khái niệm “du lịch” đƣợc Liên hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO) đƣa ra, trong đó “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với điạ điểm cư trú thường xuyên cuả mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống...”(xem [71]).

Năm 1963, tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma - Italia (21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đƣa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú cuả cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên cuả họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc cuả họ”(xem [66]).

Năm 1995, Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO)đƣa ra một định nghĩa về “du lịch”, trong đódu lịch đƣợc hiểu là “hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người không quá 1 năm liên tục và ở lại đó để thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến” (xem [69, tr. 12-21]).Sau đó, định nghĩa về du lịch của WTO đã đƣợc mở rộng hơn:

Du lịch còn xem xét đến cả sự tiêu dùng của khách du lịch, các đơn vị sản xuất cung cấp hàng hóa và dịch vụ đặc biệt cho khách du lịch, hoặc thậm chí đến một tập hợp các đơn vị pháp lý hay của khu vực địa lý có liên quan trong một cách này hay cách khác cho khách du lịch” (xem [76]).

Tại điều 10 trong Pháp lệnh Du lịch của Việt Nam (20/02/1999) khái niệm “Du lịch” đƣợc hiểu nhƣ sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.Trong Luật Du lịch Việt Nam (27/06/2005), du lịch đƣợc định nghĩa là “các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

Nhƣ vậy có thể thấy rằng khái niệm “Du lịch” rất đa dạng. Dƣới mỗi góc độ khác nhau, nôi dung và tính chất của du lịch cũng có sự thay đổi. Từ những định nghĩa, những góc độ, quan điểm nhìn nhận khác nhau ta thấy: Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh từ tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình hoạt động du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu giải pháp phát triển du lịch bền vững ở di tích cấp quốc gia đặc biệt đền Trần Thương, Hà Nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)