Những định hƣớng chính trong phát triển du lịch bền vững đền Trần Thƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu giải pháp phát triển du lịch bền vững ở di tích cấp quốc gia đặc biệt đền Trần Thương, Hà Nam (Trang 87 - 90)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3.2. Những định hƣớng chính trong phát triển du lịch bền vững đền Trần Thƣơng

3.2.1. Căn cứ đề xuất định hướng

Thứ nhất: Cơ cấu nguồn khách sẽ ngày càng đa dạng. Không chỉ những ngƣời giàu có từ các nƣớc phát triển mới đi du lịch mà tất cả các tầng lớp khác nhau, từ nhiều độ tuổi, giới tính, và đến từ nhiều quốc gia khác nhau.

Thứ hai: Xu hướng chọn các dịch vụ, hàng hoá bền vững, có nhãn sinh thái, thân thiện với môi trường. Đây là xu hƣớng của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, nhất là khách đến từ các nƣớc châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật, Thái Lan. Họ có ý thức và nhu cầu cao về an toàn và sức khoẻ, ngày càng nhiều ngƣời muốn quay về với thiên nhiên. Vì vậy, cần triển khai thực hiện các chƣơng trình, dịch vụ thân thiện với môi trƣờng.

Thứ ba: ngày càng nhiều người sử dụng thời gian nhàn rỗi và thu nhập để nghỉ ngơi và hưởng thụ các dịch vụ có lợi cho sức khoẻ và sắc đẹp. Đáp ứng xu hƣớng này, cần tạo những khu vực dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, sức khỏe với môi trƣờng trong lành - sạch đẹp; các dịch vụ du lịch kết hợp chữa bệnh…

Thứ tư: Xu hướng ngày càng tăng nhu cầu khách lựa chọn chương trình du lịch có sự kết hợp giữa các loại hình du lịch. Ví dụ: du lịch văn hóa kết hợp du lịch sinh thái, du lịch biển kết hợp với hội nghị, du lịch nghỉ dƣỡng ngắn ngày kết hợp với casino..v.v.

Thứ năm: xu hướng chọn tour du lịch tự thiết kế, đặt chỗ qua mạng; tự lựa chọn dịch vụ, không đi theo tour trọn gói. Các doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển, khách sạn thƣờng kết hợp tổ chức các chƣơng trình chỉ cung ứng một phần dịch vụ du lịch. Nếu có nhu cầu, khách có thể tiếp tục mua tour lẻ và các dịch vụ khác tại điểm đến. Nhƣ vậy, để hỗ trợ thúc đẩy xu hƣớng này, cần hỗ trợ nâng cao năng lực tiếp cận thị trƣờng của các doanh nghiệp, cơ quan xúc tiến du lịch bằng các công cụ cập nhật theo đời sống hiện đại nhƣ các mạng mobile, mạng xã hội nhƣ Facebook, Twitter…

Thứ sáu: Xu hướng đi nghỉ rời xa những nơi đô thị ồn ào, đến những nơi yên tĩnh, biệt lập. Đây là một xu hƣớng khiến các điểm du lịch ở các vùng xa trung tâm đô thị ngày càng đông khách. Theo đó cần đẩy mạnh liên kết vùng theo chuỗi cung ứng, hình thành các mô hình giúp phát triển sản phẩm du lịch mới: du lịch văn hóa, du lịch chăm sóc sức khỏe cá nhân, du lịch MICE, du lịch tàu biển, định vị du lịch cho từng khu vực.

3.2.1.2. Các chủ trương, chính sách phát triển du lịch của tỉnh Hà Nam

Tỉnh Hà Nam là một tỉnh có lợi thế là vị trí chiến lƣợc quan trọng, kề cận Thủ đô Hà Nội; có quan hệ hữu cơ với các điểm du lịch quan trọng trong vùng và có tài nguyên

du lịch đa dạng về chủng loại, đặc biệt tài nguyên du lịch nhân văn. Để phát huy những lợi về phát triển du lịch, xây dựng ngành “Công nghiệp không khói”, tạo dựng thƣơng hiệu riêng cho du lịch Hà Nam; năm 2012 Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, trong đó mục tiêu tổng quát: Bảo tồn và phát huy một cách có hiệu quả những giá trị văn hoá truyền thống, nét bản sắc văn hóa địa phƣơng Hà Nam; kết hợp hài hoà giữa bảo tồn di sản văn hoá với phát triển du lịch và kinh tế, xã hội bền vững. Tạo sự chuyển biến về chất lƣợng trong phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá và xây dựng nông thôn mới. Đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất văn hóa, thể thao cấp tỉnh, cấp huyện, thành phố hiện đại và đồng bộ. Trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn hoá đia phƣơng xác định: Bảo tồn và phát huy có hiệu quả giá trị văn hóa truyền thống, nét bản sắc văn hóa địa phƣơng Hà Nam trong đời sống đƣơng đại. Nâng cao nhận thức của chính quyền và mọi tầng lớp nhân dân trong việc bảo tồn di sản văn hóa truyền thống. Xây dựng các bảo tàng, khu di tích lịch sử văn hóa trở thành nơi học tập, tham quan và điểm đến hấp dẫn của du khách trong nƣớc và quốc tế. Bảo tồn di sản văn hóa truyền thống có sự kết hợp hài hòa với phát triển du lịch, kinh tế, xã hội bền vững.

3.2.2. Những định hướng chính nhằm phát triển du lịch bền vững đền Trần Thương.

Trên cơ sở những tiềm năng du lịch của đền Trần Thƣơng, trên cơ sở xu hƣớng phát triển du lịch trên thế giới cũng nhƣ trong nƣớc, phát triển du lịch tại khu di tích đền Trần Thƣơng cần tập trung vào một số định hƣớng sau:

- Kiên trì chủ trƣơng phát triển du lịch tại đền Trần Thƣơng theo hƣớng bền vững, với các nội dung bền vững về kinh tế, bền vững về môi trƣờng, tài nguyên và bền vững về văn hóa xã hội; nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di tích cấp quốc gia đặc biệt đề Trần Thƣơng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng và cộng đồng

- Mở rộng và tăng cƣờng liên kết nhằm sáng tạo thêm nhiều hình thức hoạt động mớiđể thu hút khách du lịch, nhằm đa dạng hoá các sản phẩm du lịch nhƣ: Du lịch văn hóa tâm linh gắn với hệ sinh thái đồng bằng chiêm trũng: Du lịch tâm linh tại Đền Trần Thƣơng; du lịch danh nhân; du lịch ẩm thực; du lịch mua sắm: các sản phẩm nông nghiệp sạch; du lịch sinh thái cuối tuần; du thuyền sông Châu và sông Hồng....hƣớng tới mục tiêu biến du

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu giải pháp phát triển du lịch bền vững ở di tích cấp quốc gia đặc biệt đền Trần Thương, Hà Nam (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)