Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3.3. Những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững tại đền Trần Thƣơng
đồng bằng Bắc Bộ nói chung.
Để hiện thực hóa các định hƣớng phát triển trên, một số giải pháp sau đây cần đƣợc thực hiện:
3.3. Những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững tại đền Trần Thƣơng. Thƣơng.
3.3.1 Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách
Mục tiêu giải pháp: Điều kiện chính trị ổn định, ngoại giao mở rộng, sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc đối với phát triển du lịch cùng với thành tựu phát triển du lịch giai đoạn vừa qua là cơ sở quan trọng cho du lịch phát triển lên tầm cao mới. Tuy nhiên, kết quả tăng trƣởng trên chƣa tƣơng xứng với tiềm năng to lớn của đất nƣớc, khung pháp lý, chính sách phát triển du lịch và nhận thức du lịch thiếu đồng bộ. Do vậy cần xây dựng hệ thống chính sách phù hợp nhằm tạo điều kiện cho du lịch phát triển bền vững gắn với bảo tồn đƣợc những giá trị của di tích đền Trần Thƣơng.
Nội dung giải pháp: Để phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Nhà nƣớc cũng nhƣ địa phƣơng cần có hệ thống chính sách phát triển du lịch phù hợp bao gồm chính sách dài hạn và chính sách cấp bách và thể hiện trong chiến lƣợc, quy hoạch, các chƣơng trình, đề án phát triển du lịch. Chính sách phải đảm bảo khuyến khích, huy động tập trung nguồn lực, khai thác tối ƣu tiềm năng, thế mạnh của đất nƣớc; bảo tồn và phát huy đƣợc những giá trị truyền thống; nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Quá trinh triển khai: Nhằm khai thác hợp lý và bền vững nguồn tài nguyên du lịch trên địa bàn, tạo những sản phẩm đặc thù mang thƣơng hiệu của Hà Nam, làm tăng sức hấp dẫn của đền Trần Thƣơng, chính quyền địa phƣơng cần:
- Xây dựng cơ chế chính sách và biện pháp tổ chức cụ thể tại đền Trần Thƣơng để tổ chức các hoạt động hấp dẫn, các dịch vụ tại điểm du lịch một cách hiệu quả nhất.
- Xây dựng quy chế và quản lý theo quy chế trong công tác quản lý bảo vệ di tích quốc gia. Đối với các hành vi cố tình vi phạm các quy định nhƣ huỷ hoại, làm ảnh hƣởng đến di tích… thì cần có các biện pháp nhƣ phạt tiền mạnh gấp nhiều lần trở lên đối với giá trị của từng loại.
- Bên cạnh đó nhằm đảm bảo những điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý trong quá trình tổ chức triển khai quy hoạch, chính quyền các cấp cần xây dựng và ban hành cơ chế chính sách về đầu tƣ nhằm khuyến khích các nhà đầu tƣ và thu hút vốn đầu tƣ. Cụ thể:
+ Các quy định cụ thể về thủ tục hành chính trong quá trình lập dự án đầu tƣ. Trong đó yêu cầu thực hiện công khai, minh bạch về các quy định pháp lý hiện hành về quy trình lập, xét thầu các dự án; tạo thuận lợi tối đa cho các nhà đầu tƣ về thủ tục.
+ Có cơ chế chính sách ƣu đãi rõ ràng về sử dụng đất, giải phóng mặt bằng. Ngoài các quy định chung của Nhà Nƣớc, cần có những quy định riêng của địa phƣơng nhằm khuyến khích các nhà đầu tƣ.
+ Có cơ chế chính sách hỗ trợ cộng đồng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống lâu dài cho nhân dân đối với những dự án cần thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng.
- Xây dựng cơ chế chính sách về nguồn nhân lực. Địa phƣơng cần xây dựng chính sách cụ thể thu hút, khuyến khích ngƣời lao động có tay nghề vào làm việc trong ngành. Có chính sách cụ thể đối với các nghệ nhân để khai thác họ trong việc truyền nghề cho các thế hệ trẻ. Đồng thời nhanh chóng xây dựng kế hoạch đào tạo lại và đào tạo mới đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
3.3.2. Nhóm giải pháp về xây dựng quy hoạch
Mục tiêu giải pháp: Quy hoạch du lịch là rất cần thiết để có thể quản lý và thành công trong sự phát triển của ngành Du lịch. Kinh nghiệm quốc tế và ở Việt Nam đã cho thấy những địa bàn phát triển du lịch không có quy hoạch đều gặp phải những vấn đề về xã hội và môi trƣờng, giảm lợi ích về kinh tế và không thể cạnh tranh một cách hiệu quả đối với những nơi đã có quy hoạch du lịch. Công tác quy hoạch là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên cho phát triển du lịch, nhằm đảm bảo tính tính bền vững và hiệu quả trong phát triển du lịch cũng nhƣ bảo tồn các giá trị văn hoá, lịch sử của di tích quốc gia đặc biệt.
Nội dung của giải pháp: Để bảo đảm tính bền vững và hiệu quả trong phát triển du lịch cũng nhƣ bảo tồn các giá trị văn hoá, lịch sử của di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thƣơng trƣớc hết tỉnh Hà Nam cần chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Quy hoạch chi tiết 1/500 khu di tích đề Trần Thƣơng, đồng thời tiến hành công tác rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy
hoạch nếu thấy bất hợp lý và cần thiết. Hiện nay bất cập rõ nhất chính là trong khâu quy hoạch giao thông. Điều đó thể hiện rất rõ trong các dịp tổ chức lễ hội từ năm 2010 đến nay, giao thông thƣờng xuyên bị ách tắc, do đó tỉnh Hà Nam cần tiến hành điều chỉnh cho phù hợp với quy mô, tính chất của di tích khi đền Trần Thƣơng đƣợc công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt, ví dụ nhƣ cần mở rộng diện tích ao trƣớc cửa đền, khu vực bãi đỗ xe, điều chỉnh vị trí đƣờng và cầu phía Tây, bổ sung vị trí quy hoạch khu dân cƣ để phục vụ tái định cƣ giải phóng mặt bằng...
Quá trình triển khai: Trong quá trình điều chỉnh quy hoạch, cần lƣu ý những yêu cầu khắt khe trong phát triển du lịch.Ví dụ, việc tổ chức không gian các khu vực chức năng cần đƣợc tính toán sức chứa hết sức cẩn thận, đảm bảo các hoạt động du lịch không ảnh hƣởng tiêu cực đến di tích, hoặc những chi tiết tƣởng nhƣ rất nhỏ, nhƣng lại rất quan trọng đối với du lịch, đó là lộ trình tham quan chỉ đƣợc thiết kế một chiều, hoặc khu vực nào bố trí nhà vệ sinh, điểm nghỉ chân cho du khách...Tất cả những điểm đó cần đƣợc đầu tƣ nghiêm túc, chất lƣợng, không cẩu thả, dễ dãi, chỉ nhƣ vậy mới duy trì đƣợc chất lƣợng và phát huy đƣợc giá trị bền vững; tạo lập đƣợc không gian và hình ảnh đặc trƣng cho đền Trần Thƣơng tƣơng xứng với giá trị của một di tích quốc gia đặc biệt. Đồng thời địa phƣơng cần bảo đảm đúng quy định của Luật Di sản, tôn trọng và bảo tồn giá trị truyền thống của di tích:
- Toàn bộ khu vực nội tự không tiến hành điều chỉnh hay thay đổi kiến trúc, cảnh quan di tích, chỉ thực hiện xây dựng và mở rộng những hạng mục thuộc khu vực ngoài đền, đáp ứng nhu cầu tham quan, lễ hội của du khách. Do đó, việc mở rộng diện tích hai bên phía Đông và phía Tây đền cần cụ thể, bảo đảm hợp lý.
- Hai hạng mục sân trƣớc cổng đền và ao đền cần mở rộng và thực hiện điều chỉnh kết nối với hai nhánh kênh hai bên đền bảo đảm yếu tố phong thủy của đền. Đặc biệt lƣu ý điều chỉnh lại khu vực dân cƣ phía trƣớc đền, không bố trí dân khu vực quy hoạch...
- Về vấn đề đầu tƣ, cần sử dụng vốn một cách hiệu quả, hợp lý, phát huy giá trị các công trình xây dựng cũng nhƣ toàn bộ giá trị Khu di tích tâm linh đền Trần Thƣơng trên cơ sở thực hiện mở rộng quy hoạch đúng thiết kế.
- Toàn bộ khu vực mở rộng cần cắm mốc chỉ giới để thực hiện xây dựng từng hạng mục. Khu vực lễ hội phải đƣợc thiết kế cảnh quan đẹp, có cây xanh và đèn chiếu sáng bảo đảm mỹ quan.
Nhằm triển khai tốt quy hoạch, nhanh chóng tạo bƣớc chuyển mạnh mẽ trong phát triển du lịch bền vững tại đền Trần Thƣơng, chính quyền địa phƣơng và các cấp cần thành lập Ban quản lý thực hiện điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tại đền Trần Thƣơng nằm trong quy hoạch phát triển du lịch chung của tỉnh Hà Nam.
3.3.3 Nhóm giải pháp về tăng cường đầu tư
Mục tiêu của giải pháp: Đầu tƣ cho du lịch có nghĩa là đầu tƣ cho phát triển kinh tế và xã hội, góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đã đề ra. Thực tế cho thấy phát triển du lịch tại đền Trần Thƣơng còn nhiều hạn chế nhƣ công tác nghiên cứu chƣa đƣợc thực hiện đƣợc quan tâm, đầu tƣ đúng mức, các sản phẩm du lịch tại đền Trần Thƣơng chƣa thực sự đa dạng, không có sự đổi mới, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, môi trƣờng còn nhiều bất cập, trong khi đó trình độ năng lực nguồn nhân lực còn hạn chế. Vì thế địa phƣơng cần tăng cƣờng công tác đầu tƣ nhằm phát triển du lịch bền vững và bảo tồn đƣợc những giá trị của đền Trần Thƣơng.
Nội dung giải pháp: Trong đầu tƣ du lịch thì địa phƣơng cần đầu tƣ cho công tác nghiên cứu nhằm bảo tồn các giá trị của di tích, đầu tƣ cho công tác xây dựng xản phẩm du lịch, nâng cấp cơ sở hạ tầng, môi trƣờng và đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao nhằm để đảm bảo thúc đẩy phát triển du lịch, đặc biệt là tạo điều kiện thu hút khách du lịch và cải thiện điều kiện dân sinh cho cộng đồng dân cƣ. Vì vậy, cần tiếp tục thực hiện chƣơng trình hỗ trợ đầu tƣ hạ tầng du lịch, đồng thời chú trọng lồng ghép đầu tƣ hạ tầng với du lịch với các chƣơng trình, đề án phát triển kinh tế-xã hội; trong giai đoạn tới cần chú trọng đầu tƣ vào các khu điểm du lịch quốc gia để tạo đà bứt phá cho du lịch Việt Nam.
Quá trình triển khai:
Thứ nhất, đầu tƣ cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di tích: Để bảo tồn, phát huy các giá tri ̣ đền Trần Thƣơng cần sƣ̣ đóng góp trí tuê ̣ cô ng sƣ́c của nhiều ngƣời, nhất là các học giả, nhà quản lý. Thực tế, nhìn chung những hiểu biết về đền Trần Thƣơng mới đạt ở mƣ́c tổng thể, kể cả khi tiến hành xây dƣ̣ng bô ̣ hồ sơ khoa ho ̣c đề nghi ̣ xếp ha ̣ng Di tích quốc
gia đă ̣c biê ̣t. Vì vậy, để tạo cơ sở cho việc bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị của ngôi đền thì cần nghiên cứu sâu sắc, toàn diện hơn, đi sâu vào tƣ̀ng lĩnh vƣ̣c: cảnh quan, kiến trúc, mỹ thuâ ̣t, văn chƣơng, lễ hô ̣i, ẩm thƣ̣c, xã hội học..., sƣ̉ du ̣ng phƣơng pháp nghiên cƣ́u chuyên ngành và liên ngành. Địa phƣơng cần tổ chức điều tra đánh giá tổng thể nguồn tài nguyên du lịch Hà Nam nói chung và của đền Trần Thƣơng nói riêng, nhằm xác định các giá trị, tình trạng cụ thể của các tài nguyên. Đồng thời nghiên cứu khôi phục những yếu tố gốc mà do biến thiên thời gian đã bị mai một. Chẳng ha ̣n nhƣ:
- Khai thông dòng chảy của tiểu hồ (ao) quanh di tích, bắc mô ̣t chiếc cầu nối Nghi môn ngoa ̣i với đƣờng chính đa ̣o. Cũng có thể khai thông đoạn sông Hồng cổ trƣớc đền.
- Khôi phu ̣c và tổ chƣ́c thƣờng xuyên các giá hầu Đức Thánh Trần.
- Mă ̣t khác ma ̣nh da ̣n đƣa mô ̣t số nghi thƣ́c , trò hội phù hợp không phá vỡ cấu trúc lễ h ội, thí dụ tổ chức thuyền chở lƣơng trên khúc sông cổ trƣớc đền , tái hiện múa Bài bông, hát Trống quân thời Trần...
- Định vị các biển chỉ dẫn/ biển báo, bảng nội quy trong và xung quanh di tích đền Trần Thƣơng cũng nhƣ tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ công tác bảo tồn các giá trị của đền Trần Thƣơng.
- Một vấn đề quan trọng là nguồn đầu tƣ. Cần đẩy mạnh xã hội hóa công tác đầu tƣ, tạo ƣu đãi cần thiết để thu hút các nhà đâu tƣ, giảm nhẹ gánh nặng ngân sách, đồng thời tăng thêm trách nhiệm xã hội đối với sự nghiệp phát triển du lịch theo hƣớng bền vững tại đền Trần Thƣơng.
Thứ hai đầu tƣ cho công tác xây dựng sản phẩm du lịch: Cần đa dạng hóa hơn nữa các sản phẩm du lịch của đền Trần Thƣơng trên cơ sở khai thác hiệu quả các tài nguyên của di tích, đặc biệt khai thác hiệu quả các giá trị du lịch của địa phƣơng nhƣ các sản vật, cảnh quan thiên nhiên trong toàn tỉnh. Địa phƣơng cần tiến hành khảo sát, đánh giá chất lƣợng, sản phẩm du lịch hiện có, tập trung vào sản phẩm du lịch văn hóa, tâm linh, sản phẩm của làng nghề, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm nông nghiệp đặc sắc nhƣ: nghệ thuật hát Chầu văn, dân ca Hà Nam, cá kho Nhân Hậu và chuối ngự Đại Hoàng...
- Xây dựng, khai thác, phát triển các điểm du lịch địa phƣơng, tuyến du lịch địa phƣơng nhƣ tua du lịch văn hóa, tâm linh đền Trần Thƣơng - Nhà tƣởng niệm Nam Cao - làng Vũ Đại, du lịch làng nghề trống Đọi Tam - thêu Thanh Hà - sừng An Lão…; liên kết
tuyến du lịch liên tỉnh trong vùng và liên vùng. Chú trọng tuyến du lịch tâm linh Chùa Hƣơng - Tam Chúc - Bái Đính, tuyến du lịch tín ngƣỡng thờ Mẫu Hƣng Yên - Nam Định - Hà Nam.
- Tăng cƣờng hợp tác phát triển du lịch giữa Hà Nam với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc, trọng tâm là Ninh Bình, Nam Định, Hà Nội, Hải Dƣơng, Hải Phòng và Quảng Ninh trong phát triển sản phẩm du lịch, kết nối tour, tuyến, hợp tác xúc tiến, quảng bá du lịch.
- Hƣớng dẫn các doanh nghiệp du lịch nâng cao chất lƣợng các sản phẩm du lịch hiện có; khuyến khích đầu tƣ xây dựng mới, mở rộng quy mô, tăng cƣờng dịch vụ của các khách sạn, nhà hàng, các khu, điểm du lịch đáp ứng yêu cầu của khách du lịch, đặc biệt khi tỉnh đăng cai tổ chức các sự kiện lớn của khu vực và quốc gia.
- Xây dựng các chƣơng trình kích cầu du lịch, vận động các doanh nghiệp thƣơng mại, các làng nghề truyền thống tham gia để thu hút khách du lịch
Thứ ba đầu tƣ cho hoạt động đảm bảo vệ sinh môi trƣờng địa phƣơng:
- Thực hiện và kiểm tra thƣờng xuyên việc bảo vệ tài nguyên du lịch, vệ sinh môi trƣờng, an ninh trật tự, văn hóa ứng xử trong các cơ sở kinh doanh du lịch, điểm tham quan du lịch tại đền Trần Thƣơng.
- Ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý tài nguyên môi trƣờng, giúp các nhà quản lý nắm vững và quản lý bền vững nguồn tài nguyên du lịch tại đền Trần Thƣơng nói riêng và các điểm du lịch trên địa bàn nói chung.
- Kiểm tra giám sát chặt chẽ các biện pháp kỹ thuật xử lý nƣớc thải, chất thải rắn tại các công trình du lịch.
- Tăng cƣờng công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Nhà vệ sinh đạt chuẩn tại các khu, điểm du lịch.
- Kịp thời thanh kiểm tra, chấn chỉnh việc kinh doanh lấn chiếm lòng lề đƣờng, nạn bán hàng rong, ăn xin, chèo kéo khách.
Thứ tư, đầu tƣ cho công tác nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực: Con ngƣời là yếu tố then chốt trong bất kỳ một hoạt động nào. Vì thế để nâng cao chất lƣợng phục vụ du lịch tại di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thƣơng cần thực hiện giải pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân lực nhƣ lập kế hoạch chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực du lịch,
ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý nhân lực, từng bƣớc nâng cao trình độ nghiệp