Nguyên tắc phát triển du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu giải pháp phát triển du lịch bền vững ở di tích cấp quốc gia đặc biệt đền Trần Thương, Hà Nam (Trang 28)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. Cơ sở lý luận của đề tài

1.2.1.2. Nguyên tắc phát triển du lịch

Các nguyên tắc phát triển du lịch bao gồm:

- Sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên môi trƣờng – yếu tố chính trong phát triển du lịch

- Duy trì các quá trình diễn thể sinh thái cần thiết và hỗ trợ bảo tồn di sản thiên nhiên và tính đa dạng sinh học Môi trƣờng

- Tôn trọng và bảo vệ tính xác thực của văn hóa xã hội và di sản. Tôn trọng các giá trị truyền thống. Đóng góp tích cực cho bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

- Góp phần tăng thêm sự hiểu biết và tôn trọng đối với các nền văn hóa khác - Đảm bảo lợi ích kinh tế thiết thực và lâu dài cho tất cả

- Góp phần xóa đói giảm nghèo

- Phát triển du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hƣởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ sau.

1.2.2. Môi trường và mối quan hệ giữa môi trường và du lịch

1.2.2.1. Khái niệm môi trường

Môi trƣờng là một khái niệm rất rộng, đặc biệt sau hội nghị Stockholm về môi trƣờng 1972, có rất nhiều khái niệm khác nhau về môi trƣờng đƣợc đƣa ra.

Một định nghĩa nổi tiếng của S.V.Kalesnik (1959, 1970) đã định nghĩa: “Môi trƣờng (đƣợc định nghĩa với môi trƣờng địa lí) chỉ là một bộ phận của trái đất bao quanh con ngƣời, mà ở một thời điểm nhất định xã hội loài ngƣời có quan hệ tƣơng hỗ trực tiếp với nó, nghĩa là môi trƣờng có quan hệ một cách gần gũi nhất với đời sống và hoạt động sản xuất của con ngƣời”(xem [47, tr. 209 - 212]).

Trong cuốn “Địa lí hiện tại, tƣơng lai. Hiểu biết về quả đất, hành tinh của chúng ta”, Magnard. P, 1980, đã nêu ra khá đầy đủ khái niệm môi trƣờng: “Môi trƣờng là tổng hợp - ở một thời điểm nhất định - các trạng huống vật lí, hoá học, sinh học và các yếu tố xã hội có khả năng gây ra một tác động trực tiếp hay gián tiếp, tức thời hay theo kỳ hạn, đối với các sinh vật hay đối với các hoạt động của con ngƣời”(xem [33]).

Trong Tuyên ngôn của UNESCO năm 1981, môi trƣờng đƣợc hiểu là “Toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con ngƣời tạo ra xung quanh mình, trong đó con ngƣời sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thoả mãn các nhu cầu của con ngƣời”.

Trong cuốn “Môi trƣờng và tài nguyên Việt Nam” - NXB Khoa học và kỹ thuật xuất bản năm 1984 đã đƣa ra định nghĩa: “Môi trƣờng là một nơi chốn trong số các nơi chốn, nhƣng có thể là một nơi chốn đáng chú ý, thể hiện các màu sắc xã hội của một thời kì hay một xã hội”(xem [45]).

Trong Luật bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam khoá IX, kì họp thứ tƣ thông qua ngày 27/12/1993 định nghĩa môi trƣờng nhƣ sau: “Môi trƣờng bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con ngƣời, có ảnh hƣởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con ngƣời và thiên nhiên” (Điều 1. Luật bảo vệ môi trƣờng của Việt Nam)(xem [41]).

1.2.2.2. Khái niệm môi trường du lịch

Khái niệm môi trƣờng du lịch theo nghĩa rộng là “các nhân tố về tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn trong đó hoạt động du lịch tồn tại và phát triển” (xem [30]).

Môi trƣờng du lịch đƣợc cấu thành bởi 3 bộ phận đó là: Môi trƣờng du lịch tự nhiên, Môi trƣờng du lịch nhân văn, Môi trƣờng kinh tế xã hội.

- Môi trƣờng du lịch tự nhiên: Là một bộ phận cấu thành nên môi trƣờng du lịch nói chung, bao gồm tập hợp các đối tƣợng tự nhiên hữu cơ và vô cơnhƣ: đất, nƣớc, không khí, hệ động vật trên cạn và dƣới nƣớc… và các công trình kiến tạo cảnh quan thiên nhiên – nơi tiến hành các hoạt động du lịch.

- Môi trƣờng du lịch nhân văn: Môi trƣờng du lịch nhân văn là một bộ phận của môi trƣờng du lịch liên quan trực tiếp đến con ngƣời và cộng đồng, bao gồm các yếu tố về dân cƣ, dân tộc. Gắn liền với các yếu tố dân cƣ, dân tộc là truyền thống, quan hệ cộng đồng, các yếu tố về lịch sử, văn hóa… Đây đƣợc coi là những yếu tố tích cực của môi trƣờng du lịch bởi vì đây không chỉ là đối tƣợng của du lịch mà còn là yếu tố tạo sự hấp dẫn của môi trƣờng du lịch bởi tính đa dạng của những giá trị nhân văn truyền thống của các cộng đồng dân tộc khác nhau. Nhƣ vậy có thể thấy rằng văn hoá là điều kiện và môi trƣờng để cho du lịch phát sinh và phát triển. Cùng với tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hoá là một trong những điều kiện đặc trƣng cho việc phát triển du lịch của một quốc gia, một vùng, một địa phƣơng. Giá trị của những di sản văn hoá: di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, các hình thức nghệ thuật, các tập quán, lễ hội, ngành nghề truyền thống… cùng với các thành tựu kinh tế, chính trị, xã hội, các cơ sở văn hoá nghệ thuật, các bảo tàng… là những đối tƣợng cho du khách khám phá, thƣởng thức, cho du lịch khai thác và sử dụng. Chính những tài nguyên này không chỉ tạo ra môi trƣờng và điều kiện cho du lịch phát sinh và phát triển mà còn quyết định quy mô, thể loại, chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động du lịch của một quốc gia, một vùng, một địa phƣơng. Vì vậy nếu môi trƣờng văn hóa lành mạnh, tích cực sẽ tạo điều kiện để du lịch phát triển bền vững. Trong khi đó cƣ dân địa phƣơng phụ thuộc hoàn toàn vào du lịch để kiếm sống và giao dịch thƣơng mại. Sự ảnh hƣởng, giảm thiểu về nguồn kinh tế cũng dẫn đến sự phát triển không bền vững trong phát triển du lịch. Do vậy, hoạt động văn hóa du lịch vừa bảo tồn và phát huy di sản vừa góp phần cải thiện đời sống của nhân dân, trên cơ sở đó du lịch mới phát triển bền vững, hƣớng tới mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nƣớc.

- Môi trƣờng kinh tế - xã hội: Môi trƣờng kinh tế - xã hội là toàn bộ hoạt động kinh tế- xã hội của một quốc gia, khu vực hay trên toàn thế giới. Khi xem xét môi trƣờng kinh

tế xã hội thì cần xem xét rõ các yếu tố nhƣ thể chế chính sách, trình độ phát triển khoa học công nghệ, mức độ phát triển cơ sở hạ tầng, môi trƣờng đô thị và công nghiệp, mức sống của ngƣời dân, an toàn trật tự xã hội, tổ chức xã hội và quản lý môi trƣờng.

1.2.2.3. Mối quan hệ giữa môi trường và du lịch

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mà sự tồn tại và phát triển của nó tác động qua lại với nhiều ngành kinh tế - xã hội, nhiều lĩnh vực, trong đó quan hệ giữa du lịch và môi trƣờng gắn kết hữu cơ với nhau. Sự tồn tại và phát triển của du lịch gắn liền với khả năng khai thác tài nguyên, khai thác đặc tính của môi trƣờng xung quanh. Chính vì vậy hoạt động du lịch liên quan một cách chặt chẽ với môi trƣờng. Có thể nói du lịch và môi trƣờng là 2 bộ phận không thể tách rời nhau, môi trƣờng có tốt thì du lịch mới phát triển bền vững. Việc khai thác hợp lý, phục hồi, cải tạo và tái tạo tài nguyên du lịch sẽ làm tốt lên chất lƣợng môi trƣờng du lịch, làm tăng sức hấp dẫn tại các điểm, khu du lịch. Ngƣợc lại, việc khai thác không đồng bộ, không có các biện pháp phục hồi, tái tạo tài nguyên du lịch sẽ dẫn đến việc phá vỡ cân bằng sinh thái, gây nên sự giảm sút chất lƣợng môi trƣờng, và tất yếu sẽ dẫn đến sự đi xuống của hoạt động du lịch.

Tác động của phát triển du lịch đến môi trường - Tác động tích cực:

+ Tác động đến môi trƣờng tự nhiên: Du lịch có tác động tích cực làm góp phần tăng hiệu quả sử dụng đất nhờ sử dụng quỹ đất còn trống hoặc sử dụng không hiệu quả; Du lịch phát triển sẽ thu hút sự tham gia của ngƣời dân, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng, nâng cao thu nhập cho quốc gia cũng nhƣ cộng đồng ngƣời dân các địa phƣơng,… Khi ngƣời dân cảm nhận đƣợc những lợi ích mang lại, sẽ tích cực tham gia vào công tác bảo tồn tài nguyên, môi trƣờng, từ đó làm giảm sức ép khai thác nguồn lợi tự nhiên phục vụ nhu cầu cuộc sống của ngƣời dân địa phƣơng tại các khu vực nhạy cảm nhƣ vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên...; Các hoạt động du lịch ở một khía cạnh khác, đã làm tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du lịch nhờ những dự án có các công viên cảnh quan, khu nuôi chim thú... hoặc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua nuôi trồng nhân tạo phục vụ du lịch; Hạn chế các lan truyền ô nhiễm cục bộ trong khu dân cƣ nếu nhƣ các giải pháp hạ tầng kỹ thuật đồng bộ đƣợc áp dụng.

+ Tác động đến môi trƣờng kinh tế, xã hội: Du lịch đƣợc xem là ngành kinh tế không khói quan trọng trên thế giới, có đóng góp rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, góp phần làm tăng giá trị nền kinh tế quốc dân, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nƣớc thông qua xuất khẩu.

Biểu đồ 1.1. Tổng doanh thu từ khách du lịch của Việt Nam từ năm 2005 - 2015(Đơn vị: Nghìn tỷ đồng) 2005 - 2015(Đơn vị: Nghìn tỷ đồng)

(Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 2016)

Du lịch phát triển tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho ngƣời lao đông, tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời cho nhân dân và làm thay đổi bộ mặt địa phƣơng. Theo báo cáo của Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới, trong năm 2015, ngành du lịch và lữ hành đã tạo ra 7,2 triệu việc làm và đem lại 7,2 nghìn tỷ USD cho GDP toàn cầu (xem [30]). Riêng ở Việt Nam, tổng thu trực tiếp từ khách du lịch năm 2015 đạt 337,83 nghìn tỷ đồng (tƣơng đƣơng 15,3 tỷ USD), chiếm khoảng 6% GDP (xem [61]). Đồng thời, ngành du lịch có tác động tích cực đến chuyển đổi cơ cấu kinh tế của cả nƣớc và từng vùng, du lịch phát triển tác động mạnh đến lĩnh vực lƣu thông và quá trình tái sản xuất xã hội của nhiều ngành công nghiệp, nông nghiệp, thủ công nghiệp.

+ Tác động đến môi trƣờng nhân văn: Du lịch góp phần cải thiện điều kiện về hạ tầng và dịch vụ xã hội cho địa phƣơng kèm theo các hoạt động phát triển du lịch, góp phần bảo tồn và khôi phục các di sản văn hóa, vật thể và phi vật thể, góp phần giáo dục lòng yêu quê hƣơng đất nƣớc, giữ gìn và nâng cao truyền thống dân tộc. Du lịch phát triển

3000 5100 5600 6000 6800 9600 13000 16000 20000 23000 33783 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

còn góp phần giới thiệu về đất nƣớc và con ngƣời của mỗi quốc gia, tăng cƣờng mối quan hệ hợp tác quốc tế, từ sự tiếp thu có chọn lọc làm phong phú thêm nền văn hóa nhân loại và góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

- Tác động tiêu cực:

+ Đối với môi trƣờng tự nhiên: Hoạt động du lịch làm tăng áp lực về chất thải sinh hoạt, góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc, sử dụng, tiêu hao nguồn nƣớc sinh hoạt hơn cả nhu cầu nƣớc sinh hoạt của địa phƣơng. Các hệ sinh thái và môi trƣờng tài nguyên thiên nhiên dễ bị tổn thƣơng, biến đổi do sức ép của phát triển du lịch.

+ Đối với môi trƣờng kinh tế xã hội: Những hoạt động Du lịch đƣợc tổ chức quản lý chƣa tốt dễ tạo ra sự mất cân đối và mất ổn định trong một số ngành . Phát triển du lịch nếu không đƣợc quản lý tốt, sẽ dễ dẫn đến những hệ lụy khôn lƣờng, ảnh hƣởng tiêu cực đến môi trƣờng kinh tế - xã hội.

+ Đối với môi trƣờng nhân văn: Các giá trị văn hóa truyền thống rất dễ bị biến đổi do tiếp xúc với các nền văn hóa xa lạ, do xu hƣớng thị trƣờng hóa các hoạt động văn hóa. Một khi các hoạt động du lịch đƣợc tổ chức, các điểm du lịch văn hóa này thƣờng chịu rất nhiều áp lực. Ngoài ra đi kèm với sự phát triển là nạn lan tràn các sản phẩm văn hóa giả, các hiện tƣợng buôn thần bán thánh, hoặc lợi dụng du lịch làm biến tƣớng lễ hội vì mục đích kinh doanh...Tất cả điều đó đã và đang diễn ra tại các điểm du lịch văn hóa của chúng ta, làm xấu đi môi trƣờng xã hội nhân văn của du lịch.

Tác động của môi trường đối với du lịch

- Môi trƣờng tự nhiên: Môi trƣờng tự nhiên có tác động vô cùng lớn đến du lịch. Nƣớc ta đƣợc bạn bè quốc tế đánh giá là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất ở khu vực nhờ những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, nguồn tài nguyên nhân văn phong phú, đa dạng. Đó là một môi trƣờng thuận lợi cho du lịch. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mà sự tồn tại và phát triển của nó chịu chi phối rất lớn bởi hoạt động của toàn bộ hệ thống các ngành kinh tế quốc gia. Các hoạt động kinh tế này thƣờng tác động rất lớn đến môi trƣờng, đôi khi dẫn đến hệ lụy chung cho toàn thể cộng đồng, và trực tiếp tác động đến du lịch.

- Môi trƣờng nhân văn. Nói đến môi trƣờng nhân văn là nói đến trình độ năng lực quản lý xã hội tốt hay chƣa tốt. Điều này đƣợc đánh giá qua việc ban hành và thực thi các

cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc. Những năm gần đây, nhận thức cũng nhƣ những hành vi bảo vệ môi trƣờng trong cộng đồng đã có những tiến bộ rõ rệt. Mặc dù vậy vẫn chƣa thể nói đƣợc một môi trƣờng nhân văn bền vững và trong một chừng mực nào đó đã có tác động tiêu cực đến phát triển du lịch.

Nhƣ vậy, rõ ràng rằng hoạt động du lịch và môi trƣờng có tác động qua lại, tƣơng hỗ lẫn nhau và nếu khai thác, phát triển hoạt động du lịch không hợp lý có thể sẽ là nguyên nhân làm suy giảm giá trị của các nguồn tài nguyên, suy giảm chất lƣợng môi trƣờng và cũng có nghĩa là làm suy giảm hiệu quả của chính hoạt động du lịch.

1.2.3. Phát triển du lịch bền vững

1.2.3.1. Khái niệm phát triển bền vững chung

Lý thuyết “Phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lƣợc bảo tồn Thế giới (Công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN). Khái niệm này đƣợc phổ biến rộng rãi vào năm 1987 trong Báo cáo Brundtland của Ủy ban môi trƣờng và Phát triển Thế giới – WCED(nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: “Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng đƣợc những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hƣởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tƣơng lai…”.

Khái niệm “Phát triển bền vững” đƣợc biết đến ở Việt Nam vào khoảng cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8 năm 1980 đã chính thức đề cập đến khía cạnh “Môi trƣờng sinh thái, sử dụng hợp lý tài nguyên nhƣ một cấu thành không thể tách rời trong phát triển bền vững”(xem [5]).Có khá nhiều mô hình phát triển bền vững, trong đó sơ đồ kinh điển mô hình PTBV thƣờng đƣợc đề cập nhƣ là sự dung hoà giữa ba lĩnh vực: Kinh tế - Môi trƣờng - Xã hội

Hình 1.1. Mô hình phát triển bền vững

1.2.3.2. Các nguyên tắc phát triển bền vững

Đối với Việt Nam, để đạt đƣợc các mục tiêu về phát triển bền vững cần tuân theo các nguyên tắc chính sau:

- Lấy con ngƣời là trung tâm của phát triển. Đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu giải pháp phát triển du lịch bền vững ở di tích cấp quốc gia đặc biệt đền Trần Thương, Hà Nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)