Sơ đồ vị trí quy hoạch chi tiết đền TrầnThƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu giải pháp phát triển du lịch bền vững ở di tích cấp quốc gia đặc biệt đền Trần Thương, Hà Nam (Trang 63 - 66)

3.1.2.2. Công tác đầu tư phát triển nguồn lực

a) Đầu tư quy hoạch, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan, môi trường

Để bảo tồn và phát huy các gá trị của di tích trong phát triển du lịch, năm 2009, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã phê duyệt quy hoạch tổng thể và chi tiết di tích Lịch sử - Văn hóa đền Trần Thƣơng giai đoạn 2009-2015, với 5 khu chức năng chính gồm: Khu vực bảo tồn các di tích Lịch sử - Văn hóa: Đền Trần Thƣơng, đình Tróc, chùa Di, đền Khu Hoàng; Khu du lịch thƣơng mại, khu du lịch sinh thái; khu vực lễ hội và khu các trò chơi dân gian với tổng diện tích quy hoạch 100ha, trong đó đất di tích là 4,76 ha, đất sân lễ hội là 13,2 ha, đất văn hoá là 0,9 ha, đất dịch vụ là 0,195 ha, đất cây xanh là 4,950 ha, đất mặt nƣớc là 17,561 ha, đất bãi đỗ xe là 3,4 ha, đất giao thông là 33,183 ha, và các loại đất khác(xem [60]). Quần thể đền Trần Thƣơng trong quy hoạch với nhiều phân khu chức năng nhƣ: Khu nội tự; khu vƣờn tƣởng niệm, vƣờn hoa, nhà quản lý (phía sau khu nội tự); khu cửa đền, gồm ao đền, sân lễ hội, đƣờng giao thông phía trƣớc cửa đền; bãi đỗ xe và các khu vực chức năng cùng các tuyến đƣờng giao thông kết nối.

Nhìn chung, đền Trần Thƣơng đã đƣợc quy hoạch thành các phân khu cụ thể để phục vụ cho công tác tổ chức các hoạt động của đền cũng nhƣ để phục vụ các hoạt động du lịch tại nơi đây. Tuy nhiên, trong tổng thể quy hoạch đền Trần Thƣơng ta thấy rằng còn một số điểm chƣa hợp lý nhƣ diện tích một số khu chức năng chƣa phù hợp với cảnh quan cũng nhƣ chƣa phù hợp với mục đích sử dụng. Cụ thể diện tích đất dịch vụ, đặc biệt là đất bãi đỗ xe còn hạn chế, điều này sẽ gây khó khăn cho việc phát triển các dịch vụ du lịch, cho công tác quản lý giao thông, xe cộ của khách du khách đến thăm đền. Hay diện tích cây xanh cần đƣợc mở rộng thêm để mở rộng cảnh quan, tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp hơn cho đền Trần Thƣơng.

Ngày 22 tháng 10 năm 2012, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ - UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, trong đó quy hoạch cụm du lịch huyện Lý Nhân, lấy Đền Trần Thƣơng làm trung tâm. Với hạt nhân là trung tâm văn hóa tâm linh Đền Trần Thƣơng và các điểm du lịch tiềm năng nhƣ: khu du lịch tƣởng niệm nhà văn Liệt sỹ Nam Cao, Đền Bà Vũ và các điểm du lịch khác trong vùng nhƣ: Đình Văn Xá, khu tƣởng niệm 32 cụ già và thanh thiếu niên Đức Bản hy sinh trong kháng chiến chống Pháp.

Ngày 27/2/2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam có Công văn số 312/UBND-DTXD điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng, tỷ lệ 1/500 khu trung tâm lễ hội thuộc quần thể di tích lịch sử, văn hóa đền Trần Thƣơng. Cho đến nay, nhiều hạng mục đã đƣợc đầu tƣ theo quy hoạch nhƣ: trùng tu khu đền, xây dựng một số hạng mục trong khu di tích và công trinh phụ trợ phục vụ lễ hội; xây dựng hai tuyến đƣờng dọc hai bên đền; tuyến đƣờng phía sau đền, kè đá hồ sen quanh đền; nâng cấp đƣờng cống Tróc - Đội Xuyên. Cùng với đó, nhiều hạng mục công trình đang đầu tƣ nhƣ: chùa Trần Thƣơng, đƣờng trục chính kết nối vào sân lễ hội, hệ thống thoát nƣớc trên đƣờng N2, N1; tuyến đƣờng bao sân lễ hội (N2)... Những hạng mục khác chƣa đầu tƣ nhƣ kè ao đền và một số phân khu chức năng khác.

Nhƣ vậy việc điều chỉnh Quy hoạch tổng thể và chi tiết di tích Lịch sử - Văn hóa đền Trần Thƣơng đã khắc phục đƣợc phần nào những hạn chế của bản Quy hoạch năm 2009. Tuy nhiên bên cạnh đó công tác quy hoạch tại đền Trần Thƣơng còn gặp khó khăn, đặc biệt trong việc giải tỏa dân cƣ phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng xây dựng đƣờng giao thông.

b) Đầu tư phát triển hạ tầng

+ Về hệ thống giao thông: Đền Trần Thƣơng thuộc huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam - đây là khu vực có hệ thống giao thông khá thuận lợi. Hệ thống giao thông xã bao gồm: Giao thông đối ngoại (có tuyến đƣờng tỉnh lộ ĐT 491 chạy qua); Tỉnh lộ 491( hƣớng Đông Tây); Giao thông đối nội (đƣờng trục liên xã tƣơng đối hoàn chỉnh kết nối liên hoàn các thôn xóm và các khu vực sản xuất. Nền đƣờng rộng 5,8m, kết cấu bê tông rộng 3,5m); Ngoài ra có các đoạn đƣờng trong thôn bằng bê tông, và đƣờng đất ra ruộng. Vì vậy điều kiện thuận lợi về giao thông cả về đƣờng bộ và đƣờng thủy tạo sự phát triển tốt trên lĩnh vực du lịch của huyện nói chung và đền Trần Thƣơng nói riêng.

Khảo sát đánh giá của khách du lịch về hệ thống giao thông tại khu vực đền Trần Thƣơng cho thấy có 8% rất hài lòng với hệ thống giao thông, 46% cảm thấy hài lòng, 42% thấy bình thƣờng và cũng có 4% khách du lịch cảm thấy không hài lòng. Điều này cũng có thể thấy qua thực tế là hệ thống đƣờng giao thông tại khu vực đền Trần Thƣơng đã đƣợc nâng cấp, đi vào hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch khi đến thăm quan. Tuy nhiên vào những dịp lễ hội, tình trạng tắc nghẽn giao thông vẫn không tránh khỏi, điều này đã tạo ấn tƣợng không tốt đối với một số khách du lịch.

+ Phƣơng tiện vận chuyển: Ở Lý Nhân có những Hợp tác xã vận tải, hoạt động cổ phần hóa là chủ yếu, phục vụ chở khách và nhận chở ngƣời thăm quan du lịch theo hợp đồng tập thể. Có cơ sở doanh nghiệp xe vận tải, xe ít chỗ ngồi, một số tƣ nhân nhận chở thuê chỉ hoạt động mùa vụ, không có tính thƣờng xuyên liên tục phục vụ du lịch. Cụ thể cho đến nay các dịch vụ xe du lịch, đi theo tour du lịch trong huyện từ Trần Thƣơng đi Bà Vũ, Nam Cao mới chỉ có hệ thống tƣ nhân nhỏ lẻ ở nơi khác đăng ký làm dịch vụ để phục vụ khách du lịch. Theo khảo sát về phƣơng tiện của khách du lịch thì đa số đến 56% khách du lịch sử dụng xe máy, 38% sử dụng ô tô và 6% sử dụng phƣơng tiện khác. Qua đó cho thấy khách du lịch đến đền Trần Thƣơng chủ yếu bằng phƣơng tiện tự túc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu giải pháp phát triển du lịch bền vững ở di tích cấp quốc gia đặc biệt đền Trần Thương, Hà Nam (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)