Cách tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu giải pháp phát triển du lịch bền vững ở di tích cấp quốc gia đặc biệt đền Trần Thương, Hà Nam (Trang 42)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. Cách tiếp cận

Để thực hiện nội dung và phạm vi nghiên cứu đã xác định ở trên, luận văn đã xác định cách tiếp cận toàn diện, hệ thống và logic, kết hợp nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn trên cơ sở kế thừa tri thức, kinh nghiệm và cơ sở dữ liệu đã có một cách chọn lọc. Cụ thể bao gồm:

- Tổng hợp, đánh giá các vấn đề cơ sở lý thuyết về phát triển bền vững nói chung, phát triển du lịch bền vững nói riêng, trên cơ sở đó xác định khung nguyên lý các tiêu chí phát triển du lịch bền vững phù hợp đối với đền Trần Thƣơng.

- Nghiên cứu mang tính chọn lọc một số kinh nghiệm điển hình trong và ngoài nƣớc, đánh giá những mặt mạnh và mặt hạn chế, những kinh nghiệm tƣơng tự với điều kiện đền Trần Thƣơng để đúc rút những bài học thực tế giúp xây dựng những định hƣớng và giải pháp đúng đắn có thể áp dụng.

- Nghiên cứu điền giã, quan sát trực tiếp và khảo cứu các nhân tố tham gia vào du lịch đền Trần Thƣơng nhằm đánh giá chính xác thực trạng toàn diện các điều kiện phát triển, đánh giá quá trình phát triển du lịch bền vững tại khu vực nghiên cứu trên cơ sở các tiêu chí đã đƣa ra.

- Nghiên cứu phân tích các xu hƣớng phát triển của thị trƣờng du lịch, phân tích các số liệu thống kê, nghiên cứu phân tích đối sánh; dự báo triển vọng trong phát triển du lịch bền vững tại đền Trần Thƣơng cũng nhƣ đối với phát triển du lịch nói chung.

Luận văn không chỉ nghiên cứu riêng biệt đền Trần Thƣơng mà đặt trong tổng thể liên kết với các tài nguyên du lịch khác của địa phƣơng, của vùng. Bởi vì du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, chuỗi giá trị du lịch không thể gói trong một không gian riêng lẻ. Để phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa tại di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thƣơng thì cần có sự liên kết với các giá trị văn hóa, các tài nguyên du lịch khác của vùng, từ đó cho phép khai thác những lợi thế tƣơng đối, lợi thế so sánh và bổ khuyết cho nhau về tài nguyên du lịch, hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khác để phát triển du lịch. Sự liên kết này sẽ tạo ra các tuyến du lịch văn hoá có tính liên vùng, giúp tăng cƣờng năng lực cạnh tranh không chỉ đối với du lịch tại đền Trần Thƣơng, đối với các điểm du lịch liên kết mà còn đối với sự phát triển du lịch của toàn vùng. Với cách tiếp cận toàn diện vấn đề nghiên cứu, luận văn sẽ có cơ sở khoa học xác đáng trong đề xuất các định hƣớng và giải pháp khả thi cho phát triển du lịch bền vững tại đền Trần Thƣơng.

2.4. Các phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn dựa trên phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta, bám sát quan điểm

và định hƣớng về phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn, phát huy các di tích văn hoá. Bên cạnh đó còn sử dụng phƣơng pháp tiếp cận liên ngành, đa ngành. Cụ thể, luận văn sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau:

(1) Phƣơng pháp thu thập và xử lý tƣ liệu:

- Thu thập và xử lý thông tin thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu dễ thu thập, ít tốn thời gian nhƣng là loại tài liệu quan trọng trong việc nghiên cứu khoa học xã hội. Để phục vụ cho nghiên cứu luận văn, ngƣời viết đã tiến hành thu thập thông tin thứ cấp, trong đó bao gồm 2 loại:

+ Thứ nhất là thông tin thứ cấp bên trong: Luận văn đã thu thập các thông tin, số liệu từ các báo cáo về quản lý du lịch, tổng kết về quá trình phát triển du lịch cũng nhƣ hoạt động bảo tồn văn hoá tại đền Trần Thƣơng qua các văn bản, báo cáo của chính quyền địa phƣơng, các cơ quan quản lý hữu quan. Đây là nguồn tài liệu rất quan trọng và có tính chính xác cao khi đƣợc cung cấp bởi chính cơ quan quản lý đền Trần Thƣơng, nó giúp cho luận văn có đƣợc cái nhìn tổng thể và là cơ sở để tiến hành nghiên cứu.

+ Thứ hai là thông tin thứ cấp bên ngoài: Luận văn sử dụng các tài liệu, thông tin, các kết quả nghiên cứu đã có của các tác giả đi trƣớc. Nguồn thông tin này đƣợc lấy từ sách, báo chí, các thông tin trên internet, trong đó bao gồm các nội dung nhƣ cơ sở lý luận về vấn đề phát triển du lịch bền vững tại các di tích văn hoá, các nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững gắn với các khu, các điểm di tích văn hoá tại một số điểm cụ thể, trên cơ sở đó để tiến hành lập hệ thống tiêu chí, tiến hành phân tích, nghiên cứu nội dung của luận văn.

Các dữ liệu thứ cấp giúp cho luận văn xây dựng đƣợc kế hoạch, nội dung nghiên cứu, giúp luận văn xác định đƣợc hƣớng đi, từ đó đƣa ra các phân tích, đánh giá, giải pháp để giải quyết vấn đề nghiên cứu. Đây cũng là cơ sở để tiến hành xác định nội dung thu thập về thông tin sơ cấp.

- Thu thập và xử lý thông tin sơ cấp

Các dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập trực tiếp từ đối tƣợng nghiên cứu, còn đƣợc gọi là các dữ liệu gốc, chƣa đƣợc xử lý. Để thu thập thông tin sơ cấp, luận văn sử dụng kết hợp 3 phƣơng pháp cụ thể sau:

+ Phƣơng pháp phỏng vấn bảng hỏi: Để phục vụ nghiên cứu, luận văn đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến, đánh giá của các đối tƣợng liên quan đến vấn đề nghiên cứu, ngƣời viết đã thực hiện bằng phƣơng pháp định lƣợng thông qua bảng câu hỏi khảo sát đối với ngƣời dân địa phƣơng tại khu vực đền Trần Thƣơng, đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và các cán bộ, quản lý vấn đề phát triển du lịch cũng nhƣ phát triển văn hoá tại đền Trần Thƣơng.

Phiếu khảo sát đƣợc phát trực tiếp cho đối tƣợng khảo sát. Mẫu điều tra đƣợc chọn theo phƣơng pháp ngẫu nhiên với kích thƣớc mẫu phát ra là 150 mẫu, trong đó 50 cho ngƣời dân địa phƣơng, 50 mẫu cho khách du lịch, 25 mẫu cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch và 25 mẫu cho cán bộ quản lý các hoạt động du lịch, văn hoá trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Phiếu điều tra thu về đƣợc kiểm tra để loại bỏ những phiếu không hợp lệ trƣớc khi xử lý, phân tích dữ liệu. Theo đó, mẫu đƣợc thu thập bằng phƣơng pháp thu mẫu thuận tiện với 50 mẫu hợp lệ/50 mẫu phát đi cho ngƣời dân địa phƣơng, 50 mẫu hợp lệ/50 mẫu phát đi cho khách du lịch, 25 mẫu hợp lệ/25 mẫu phát đi cho doanh nghiệp và 25 mẫu hợp lệ/25mẫu phát đi cho cán bộ quản lý.

Bảng hỏi đƣợc thiết kể bằng tiếng Việt, gồm 2 phần: Phần thứ nhất là giới thiệu chung về đối tƣợng đƣợc khảo sát, phần thứ hai là phần chính khảo sát ý kiến về vấn đề nghiên cứu. Bảng hỏi đƣợc thiết kế với các câu hỏi trắc nghiệm, các đối tƣợng đƣợc khảo sát sẽ chọn các phƣơng án đã đƣợc đƣa ra. Bảng câu hỏi đƣợc xây dựng dựa trên các nội dung nghiên cứu, mục đích để hiểu thêm về đánh giá của các đối tƣợng bao gồm ngƣời dân địa phƣơng, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và các cán bộ quản lý địa phƣơng.

+ Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Ngoài những câu hỏi trắc nghiệm, trong bảng hỏi khảo sát điều tra ngƣời viết đã xây dựng thêm 1 số câu hỏi phỏng vấn sâu, để thu thập các ý kiến, quan điểm của các đối tƣợng nghiên cứu thông qua các câu hỏi về các khía cạnh thái độ và cảm nghĩ của các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn về vấn đề quá trình phát triển du lịch cũng nhƣ hoạt động bảo tồn văn hoá tại đền Trần Thƣơng.

+ Phƣơng pháp điều tra, quan sát: Bên cạnh việc tiến hành điều tra qua bảng hỏi thì ngƣời viết thu thập các thông tin sơ cấp qua việc quan sát, ghi chép hoặc tiếp xúc trực tiếp với đối tƣợng nghiên cứu.

- Phƣơng pháp thống kê: Những tài liệu thống kê của hoạt động du lịch liên quan nhƣ lƣợng khách tham quan, doanh thu...là những số liệu mang tính định lƣợng, trên cơ sở khai thác nguồn từ Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, phòng Nghiệp vụ Du lịch, Trung tâm xúc tiến du lịch...các số liệu đƣợc đƣa vào sử lý và phân tích từ đó rút ra kết luận, đánh giá có tính thực tiễn cao.

- Phƣơng pháp so sánh, tổng hợp: Phƣơng pháp này định hƣớng cho ngƣời viết thấy đƣợc tính tƣơng quan giữa các yếu tố, từ đó thấy đƣợc hiện trạng và sự ảnh hƣởng của các yếu tố tới hoạt động du lịch tại nơi đang nghiên cứu. Việc so sánh,tổng hợp các thông tin, số liệu đã thu thập đƣợc giúp ngƣời viết hệ thống một cách khoa học những thông tin số liệu cũng nhƣ các vấn đề thực tiễn. Phƣơng pháp này giúp thực hiện đƣợc mục tiêu dự báo, đề xuất các giải pháp mang tính khoa học và hiệu quả cao.

- Phƣơng pháp bản đồ: Sử dụng bản đồ để định vị vị trí của đền Trần Thƣơng và các điểm có giá trị về tiềm năng du lịch trong vùng liên kết, nghiên cứu đánh giá các điều kiện không gian khu di tích, các đặc điểm về tài nguyên, đồng thời đề xuất các ý tƣởng tổ chức không gian phù hợp cho việc phát triển du lịch bền vững ở khu di tích.

- Phƣơng pháp dự báo: Phƣơng pháp này xác định, đánh giá các vấn đề trong nội dung có liên quan dựa trên các nguyên nhân, hệ quả và tính hệ thống, đồng thời dự báo các chỉ tiêu của du lịch trong tƣơng lai.

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tại di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thƣơng Thƣơng

3.1.1. Tiềm năng phát triển du lịch tại di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương

3.1.1.1. Khái quát lịch sử đền Trần Thương

Đền Trần Thƣơng thuộc thôn Trần Thƣơng, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Huyện Lý Nhân nằm về phía Đông của tỉnh Hà Nam, đƣợc phân bố với 1 thị trấn và 22 xã. Phía Bắc Giáp với Duy Tiên, phía Nam giáp với Bảo Lộc - Nam Định, phía Tây giáp với huyện Bình Lục đƣợc ngăn cách bởi sông Châu; phía Đông nằm về tả ngạn sông Hồng giáp với tỉnh Thái Bình và Hƣng Yên (xem [57]).

Hình 3.1. Bản đồ vị trí của du lịch tỉnh Hà Nam trong vùng du lịch “Đồng bằng sông Hồng và Duyên Hải Bắc Bộ”

Sau khi chiến thắng quân Nguyên – Mông, Trần Hƣng Đạo đã cắm sinh phần ở đây từ đó thôn có tên là thôn Trần Thƣơng. Theo cuốn Tìm về ngọn nguồn chữ Hán: Thƣơng có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là thƣơng mại, nghĩa thứ hai là kho lƣơng thực. Nhƣ vậy Trần Thƣơng nghĩa là kho lƣơng của nhà Trần.

Trần Thƣơng là mảnh đất địa linh, trù phú, đền Trần Thƣơng là một trong ba ngôi đền lớn của cả nƣớc, nơi thờ chính vị anh hùng dân tộc Quốc công Tiết chế Hƣng Đạo Đại Vƣơng Trần Quốc Tuấn cùng gia quyến và các Bộ tƣớng có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông thế kỷ XIII.

Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn: Là con An Sinh Vƣơng Trần Liễu và bà Nguyệt phu nhân, cháu ruột vua Trần Thái Tông. Ông quê ở hƣơng Tức Mặc, phủ Thiên Trƣờng, trấn Sơn Nam hạ, nay là huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Thuở nhỏ, ông có tƣ chất hơn ngƣời, thông minh tài trí, lại đƣợc giáo dục toàn diện, nên sớm trở thành một trang tuấn kiệt, văn võ song toàn. Năm 18 tuổi, đƣợc phong tƣớc Thƣợng Võ Hầu. Cuộc đời và sự nghiệp của Trần Hƣng Đạo gắn liền với cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông xâm lƣợc, với những chiến công vĩ đại của nhân dân Đại Việt trong sự nghiệp đánh giặc giữ nƣớc. Có thể nói cả cuộc đời, ông đã cống hiến cho đất nƣớc, làm rạng danh nền nghệ thuật quân sự nƣớc nhà và để lại cho đời sau những tác phẩm quý nhƣ: Vạn Kiếp Tông Bí Truyền Thƣ, Binh Thƣ Yếu Lƣợc, Hịch Tƣớng sĩ… Với công lao to lớn trong ba cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông, với đức độ và tấm lòng trong sáng: luôn đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích của gia tộc, Quốc công tiết chế Hƣng Đạo Đại Vƣơng đã góp phần không nhỏ, mang tính quyết định để giữ yên và xây dựng giang sơn Đại Việt. Và với lòng ngƣỡng mộ, nhân dân lập đền thờ “Đức Thánh Trần Hƣng Đạo” ở khắp mọi nơi. Ở tỉnh Hà Nam, đền thờ Trần Hƣng Đạo có quy mô bề thế nhất là đền Trần Thƣơng.

Thánh phụ:Trần Liễu (1211 - 1251), hay còn gọi là An Sinh vƣơng hoặc Khâm Minh đại vƣơng. Ông là con đích trƣởng của Trần Thái Tổ, anh ruột của Trần Thái Tông, cha ruột của Hƣng Đạo đại vƣơng Trần Quốc Tuấn

Thánh mẫu: Mẹ của Hƣng Đạo đại vƣơng Trần Quốc Tuấn là Thiện Đạo quốc mẫu, húy là Nguyệt, bà là một ngƣời trong tôn thất họ Trần.

Nguyên Từ Quốc Mẫu - Thiên Thành Công chúa (? - 1288): Nguyên từ Quốc Mẫu - Thiên Thành Thái Trƣởng công chúa (phu nhân của Hƣng Đạo Vƣơng), huý là Anh, con gái lớn của vua Trần Thái Tông.

Quyên Thanh công chúa (? - 1293): Quyên Thanh công chúa huý là Trinh, con gái thứ nhất của Trần Hƣng Đạo và Nguyên Từ Quốc Mẫu; là Bảo Thánh hoàng hậu (phu nhân của vua Trần Nhân Tông).

Anh Nguyên Quận chúa: Anh Nguyên Quận chúa (Thuỷ Tiên công chúa), là con gái nuôi của Trần Hƣng Đạo, phu nhân của Phạm Ngũ Lão.

Tứ vị Vương tử: Tứ vị vƣơng tử - bốn con trai của Trần Hƣng Đạo, đều là danh tƣớng lập nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, gồm: Hƣng Vũ vƣơng Trần Quốc Nghiễn ; Hƣng Hiến Đại vƣơng Trần Quốc Uất (Uy); Hƣng Nhƣợng Đa ̣i vương Trần Quốc Tảng; Hƣng Trí Đại vƣơng Trần Quốc Hiện

Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320): Phạm Ngũ Lão ngƣời làng Phù Ủng, huyện Đƣờng Hào, phủ Thƣợng Hồng (nay thuộc xã Đô Lƣơng, huyện Ân Thi, tỉnh Hƣng Yên), con rể Trần Hƣng Đạo lấy con gái nuôi của Trần Hƣng Đạo

Về nguồn gốc, “Trần Thƣơng” có nghĩa là “kho lƣơng nhà Trần”. Theo truyền thuyết các cụ già ở xã Nhân Đạo cho biết thì “Làng Trần Thƣơng xƣa có thế đất hình nhân bái tƣớng” tức là thế đất của ngƣời con gái đang lễ lạy. Trên đƣờng hành quân qua đây, Hƣng Đạo vƣơng thấy thế đất đẹp, không phải chỉ là “hình nhân bái tƣớng” mà còn là “ngũ mã thất tinh” mới cho cắm “sinh phần” và thấy địa thế nơi đây lợi hại, Trần Quốc Tuấn đã chọn khu vực này để cất giữ lƣơng thảo, khí giới phục vụ quân đội trong cuộc chống giặc Nguyên - Mông lần thứ 2 (1285).Việc chọn nơi đây để đặt kho lƣơng là một quyết định vô cùng sáng suốt, thể hiện tầm nhìn của ngƣời làm tƣớng, bởi xét về tâm lý thì bất ngờ đối với địch, an lòng đối với tƣớng sĩ; xét về thuật của ngƣời dùng binh thì đây là nơi mở mà kín, xuất nạp đều dễ, tiến thoái đều nhanh, ở trong lòng dân, đi ra sông lớn, thật là tầm nhìn của bậc đại trí. Cuộc chiến giành thắng lợi vẻ vang, Trần Hƣng Đạo đã trở về khu vực kho lƣơng chính (Trần Thƣơng) để cắm sinh phần, miễn tô thuế cho dân. Khi ông mất, ngƣời dân địa phƣơng đã dựng đền thờ trên vị trí kho lƣơng chính và tôn ông làm Đức Thánh Trần. Đền Trần Thƣơng hiện nay tƣơng truyền là nền kho chính, còn xung quanh nó còn có 5 kho nhỏ, mà hiện nay gò đống vẫn còn nổi lên.

3.1.1.2. Những giá trị lịch sử, văn hóa của đền Trần Thương a. Giá trị lịch sử

Thứ nhất, đền Trần Thương là minh chứng sinh động cho một giai đoạn hào hùng của lịch sử dân tộc

Cùng với Kiếp Bạc - Hải Dƣơng, Bảo Lộc - Nam Định, mảnh đất Trần Thƣơng, Lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu giải pháp phát triển du lịch bền vững ở di tích cấp quốc gia đặc biệt đền Trần Thương, Hà Nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)