Các tiêu chí cơ bản để phát triển du lịch bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu giải pháp phát triển du lịch bền vững ở di tích cấp quốc gia đặc biệt đền Trần Thương, Hà Nam (Trang 39 - 42)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. Cơ sở lý luận của đề tài

1.2.3.7. Các tiêu chí cơ bản để phát triển du lịch bền vững

- Các tiêu chí về kinh tế

+ Chỉ tiêu khách du lịch: Đây là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu đối với quá trình phát triển du lịch, quyết định sự thành công hay thất bại, sự phát triển bền vững hay không bền vững của ngành du lịch. Trong chỉ tiêu khách du lịch bao gồm: số lƣợng tuyệt đối về khách, số ngày lƣu trú trung bình, số khách quay trở lại, khả năng thanh toán, mức độ hài lòng của khách…

+ Chỉ tiêu thu nhập và tổng sản phẩm quốc nội ngành du lịch (GDP du lịch): Thu nhập du lịch bao gồm tất cả các khoản thu đƣợc do khách du lịch chi trả cho dịch vụ lƣu trú, ăn uống, vận chuyển khách du lịch, các dịch vụ vui chơi giải trí, mua săm hàng lƣu niệm và các dịch vụ bổ sung khác. Tỷ trọng càng cao, ổn định và tăng trƣởng theo thời gian thì ngành du lịch càng phát triển gần với mục tiêu phát triển bền vững.

+ Chỉ tiêu hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (bao gồm các cơ sở lƣu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, các phƣơng tiện vận chuyển,các văn phòng lữ hành…) là thƣớc đo phản ánh trình độ phát triển của ngành du lịch. Sự phát triển cả về mặt số lƣợng, chất lƣợng, chủng loại của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ảnh hƣởng rất lớn đến việc đáp ứng nhu cầu của khách và khả năng hấp dẫn, thu hút khách đến với điểm du lịch đó.

+ Chỉ tiêu nguồn nhân lực trong du lịch: Chất lƣợng đội ngũ lao động sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng của sản phẩm du lịch, chất lƣợng dịch vụ và kết quả cuối cùng là ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh, sự tăng trƣởng của các chỉ tiêu du lịch khác.

Theo xu thế phát triển hiện nay ở trong nƣớc và trên thế giới, các chỉ tiêu kinh tế đƣợc phát triển liên tục trong nhiều năm ở mức trung bình khoảng 7 – 10%/ năm thì đƣợc coi là phát triển bền vững. Tuy nhiên tùy thuộc vào trình độ phát triển và mức khởi điểm của các chỉ tiêu kinh tế ở mỗi nƣớc, mỗi địa phƣơng mà mức độ tăng trƣởng sẽ cao hay thấp khác nhau đƣợc lựa chọn để đánh giá tính bền vững.

Đặc biệt trong đó phải xét đến tính chất quản lý tổ chức của con ngƣời trong hoạt động du lịch. Các nhà điều hành và quản lý du lịch luôn có sự cộng tác chặt chẽ với các nhà quản lý của những khu di tích văn hóa và cả cộng đồng địa phƣơng để thiết lập những nguyên tắc quản lý với mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa, cải thiện cuộc sống và nâng cao sự hiểu biết chung giữa ngƣời dân địa phƣơng và khách du lịch.

- Các tiêu chí về tài nguyên môi trường

+ Số lƣợng các khu, điểm, du lịch đƣợc đầu tƣ tôn tạo và bảo tồn: Đây là hạt nhân trong phát triển du lịch, trong dó tài nguyên du lịch đóng vai trò trung tâm. Tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc thì sức hấp dẫn và hiệu quả du lịch càng cao. Đây là tiêu chí không thể thiếu trong việc đánh giá sự phát triển du lịch bền vững về mặt tài nguyên - môi trƣờng

+ Áp lực lên môi trƣờng - tài nguyên tại các khu, điểm du lịch: Một trong những mục tiêu mà phát triển bền vững hƣớng tới là bảo vệ môi trƣờng. Việc phát triển quá nhanh hoạt động du lịch mà không chú trọng đến công tác đánh giá và quản lý tác động đến môi trƣờng tại các khu vực phát triển du lịch sẽ là nguyên nhân chính gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trƣờng và kết quả là sự phát triển du lịch thiếu bền vững.

Để hạn chế đến mức tối đa các tác động có thể có do hoạt động du lịch gây ra cho tự nhiên và môi trƣờng, do đó phải tính đến điều kiện “sức chứa” hoặc “sức tải”. Sức chứa về khía cạnh vật lý đƣợc hiểu là lƣợng khách tối đa mà điểm đến du lịch có thể tiếp nhận, điều này liên quan đến những tiêu chuẩn tối thiểu về không gian đối với mỗi du khách cũng nhƣ đối với nhu cầu sinh hoạt của họ.

- Các tiêu chí về xã hội

+ Những đóng góp cụ thể cho quá trình phát triển của toàn xã hội: Tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động, tham gia xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lƣợng cuộc sống, chia sẻ lợi ích từ các hoạt động du lịch, đảm bảo sự công bằng trong phát triển, góp phần hỗ trợ các ngành kinh tế khác cùng phát triển.

+ Tác động đến xã hội từ các hoạt động du lịch: Du lịch là một ngành mang tính xã hội hóa cao, vì vậy các hoạt động phát triển du lịch không tránh khỏi những tác động mạnh mẽ lên lên nhiều mặt của đời sống xã hội trong đó bao gồm cả 2 mặt tích cực và tiêu cực.

+ Mức độ hài lòng và hợp tác của cộng đồng địa phƣơng đối với các hoạt động du lịch: Để đảm bảo phát triển du lịch bền vững cần có sự ủng hộ, hợp tác của cộng đồng địa phƣơng. Họ chính là ngƣời bảo vệ những tài nguyên và môi trƣờng du lịch. Mức độ hài lòng của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng đối với các hoạt động du lịch sẽ phản ánh mức độ bền vững của du lịch trong quá trình phát triển.

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu giải pháp phát triển du lịch bền vững ở di tích cấp quốc gia đặc biệt đền Trần Thương, Hà Nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)