Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.2. Cơ sở lý luận của đề tài
1.2.3.2. Các nguyên tắc phát triển bền vững
Đối với Việt Nam, để đạt đƣợc các mục tiêu về phát triển bền vững cần tuân theo các nguyên tắc chính sau:
- Lấy con ngƣời là trung tâm của phát triển. Đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ và văn minh là kim chỉ nam phát triển của đất nƣớc.
- Coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm của giai đoạn phát triển sắp tới, bảo đảm an ninh lƣơng thực, năng lƣợng để phát triển bền vững, bảo đảm vệ sinh và an toàn thực phẩm cho nhân dân; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa với phát triển xã hội; phát triển phải gắn kết với bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
- Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên đặc biệt là những tài nguyên không thể tái tạo lại đƣợc, bảo đảm đáp ứng một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại tới cuộc sống và nhu cầu khai thác tài nguyên của các thế hệ tƣơng lai.
- Bảo vệ và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng phải đƣợc coi là một yếu tố không thể tách rời của quá trình phát triển. Tích cực và chủ động phòng ngừa, ngăn chặn những tác động xấu đối với môi trƣờng do hoạt động của con ngƣời gây ra, gìn giữ và cải thiện môi trƣờng sống, phát triển hệ thống sản xuất sạch và thân thiện với môi trƣờng; xây dựng lối sống lành mạnh, hài hoà, gần gũi và yêu quý thiên nhiên.
- Quá trình phát triển phải tạo lập điều kiện để mọi ngƣời và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển, đƣợc tiếp cận tới những nguồn lực chung và đƣợc phân phối công bằng những lợi ích công cộng, tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hoá tốt đẹp cho những thế hệ mai sau.
- Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh và bền vững đất nƣớc.
- Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển bền vững đất nƣớc.