Thực trạng hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu giải pháp phát triển du lịch bền vững ở di tích cấp quốc gia đặc biệt đền Trần Thương, Hà Nam (Trang 74 - 87)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3.1. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tại di tích quốc gia đặc biệt đền Trần

3.1.2.3. Thực trạng hoạt động

a) Kết quả kinh doanh

- Lượng khách du lịch: Đền Trần Thƣơng là một trong những điểm du lịch về văn hóa - lịch sử - tâm linh rất có giá trị của Hà Nam nói riêng và của cả nƣớc nói chung.

Hàng năm đặc biệt vào những dịp lễ hội tại đền đƣợc tổ chức nhƣ lễ hội đầu năm, lễ hội phát lƣơng thì có hàng ngàn lƣợt khách từ mọi miền đất nƣớc cũng nhƣ khách du lịch quốc tế đến tham gia lễ hội tại đền Trần Thƣơng. Theo báo cáo thống kê của UBND huyện Lý Nhân về số lƣợng khách du lịch, các lễ hội, danh thắng tại huyện từ năm 2006 - 2016 thì có thể thấy lƣợng khách du lịch đến đền Trần Thƣơng đông hơn hẳn so với những điểm du lịch khác tại huyện Lý Nhân. Theo thống kê thì trung bình mỗi ngày có từ 80 - 100 khách du lịch đến thăm quan đền Trần Thƣơng. Đặc biệt trong các dịp lễ hội lƣợng khách kéo đến đền thăm quan rất đông, trong đó vào dịp lễ hội phát lƣơng ƣớc tính có khoảng 45.000 - 50.000 lƣợt ngƣời, trong dịp lễ tƣởng niệm có khoảng 5.000 - 5.500 lƣợt ngƣời, số lƣợng khách quốc tế chiếm 10%, ƣớc tính trung bình có khoảng 70.000 - 75.000 khách du lịch đến đền Trần Thƣơng mỗi năm (xem [57]).

Bảng 3.7. Bảng thống kê khách du lịch về các di tích và lễ hội, các danh thắngcủa huyện Lý Nhân

(Nguồn: UBND huyện Lý Nhân, 2016). Trong đó, theo khảo sát 50 khách du lịch đến tham quan đền Trần Thƣơng thì có 16% du khách đến lần đầu, 32% lần thứ hai và có đến 52% du khách đến đền Trần Thƣơng hơn hai lần.

TT Di tích Số khách (hằng ngày) Số khách Tổng khách (B/q lƣợt ngƣời /năm) Lễ hội P.lƣơng Lễ Tƣởng niệm (ngày Giỗ) Khách QT 1 Đền Trần Thƣơng 80 - 100 45 000 – 50 000 5000 - 5500 10% 70 000 - 75 000 2 Đền Bà Vũ 20 - 30 2500 - 3000 05% 10 000- 12 000 3 KhuTN Nam Cao 30 - 45 500-800 10% 5 500 – 6 000 4 Đình Đức Bản ngoại 10-15 500-600 02% 1 500 – 2 000

Bảng 3.8. Khảo sát mục đích của khách du lịch khi đến đền Trần Thƣơng

Mục đích Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)

Tham quan 19 38

Dự lễ hội 25 50

Trải nghiệm cuộc sống nông thôn 0 0.0

Trải nghiệm văn hóa địa phƣơng 4 8.0

Mục đích khác 2 4.0

Tổng 50 100.0

(Nguồn: Nghiên cứu của luận văn) Khảo sát mục tiêu của khách du lịch khi đến đền Trần Thƣơng cho thấy 50% số khách du lịch đƣợc hỏi đều đến đền Trần Thƣơng để dự lễ hội, 38% đến để thăm quan, chỉ có 8% là muốn đƣợc trải nghiệm văn hóa địa phƣơng, và 4% với mục đích khác.

Qua các số liệu thống kê cũng nhƣ qua khảo sát khách du lịch khi đến đền Trần Thƣơng đã cho ta thấy đƣợc những giá trị về lịch sử - văn hóa - tâm linh chính là sức hút, hấp dẫn đối với du khách đến với đền Trần Thƣơng, vì thế hàng năm lƣợng khách đến đền Trần Thƣơng tham quan, cầu lễ ngày càng đông, tập trung chủ yếu vào dịp lễ hội.

- Doanh thu du lịch: Hoạt động du lịch huyện Lý Nhân từ khi có Luật du lịch năm 2005 đến nay, mới chỉ mang tính khởi đầu nhằm thu hút, quảng bá hoặc kêu gọi hảo tâm, thu công đức ở một số di tích và lễ hội chỉ đảm bảo phục vụ việc trùng tu tôn tạo. Một số cơ sở cung cấp hàng hóa, sản phẩm du lịch thì tự thu chi để đảm bảo tái sản xuất. Một số nhà nghỉ nhỏ lẻ có dịch vụ thuê phòng thì nộp thuế theo luật định. Tại đền Trần Thƣơng, trong những năm qua số lƣợng khách du lịch trong nƣớc cũng nhƣ tại địa phƣơng đến thăm quan ngày càng đông, tuy nhiên do chủ yếu là các hoạt động tự phát, nên doanh nghiệp chƣa có đƣợc lợi ích cụ thể, mặc dù đã mang lại một nguồn thu lớn cho di tích cũng nhƣ đóng góp vào kinh tế của địa phƣơng.Vì thế khi khảo sát các nhà kinh doanh du lịch về lợi ích của việc phát triển du lịch tại đền Trần Thƣơng mang lại cho doanh nghiệp thì tất cả các nhà kinh doanh đều cho rằng bên cạnh việc góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của doanh nghiệp, quảng bá thƣơng hiệu của doanh nghiệp thì hoạt động du lịch tại đền Trần Thƣơng còn mang lại nguồn doanh thu lớn cho địa phƣơng.

b) Đánh giá những ảnh hưởng của du lịch trên tiêu chí phát triển bền vững

Những hoạt động phát triển du lịch tại đền Trần Thƣơng thực tế cũng đã đem lại nguồn lợi lớn cho cộng đồng ngƣời dân tại đây. Du lịch đem đến công việc trực tiếp cho rất nhiều lao động, nhân dân địa phƣơng, nhƣ kinh doanh các dịch vụ lƣu trú nhƣ cho thuê nhà nghỉ, nhà trọ, nhƣ các công việc bảo vệ, nhân viên vệ sinh, những ngƣời tạo dáng cây cảnh, chăm sóc khuôn viên sân vƣờn, lực lƣợng an ninh... Bên cạnh đó, các dịch vụ lữ hành tạo ra việc làm cho rất nhiều ngƣời thông qua các công việc vận chuyển nhƣ lái taxi, các phƣơng tiện thô sơ có xích lô, xe ôm và xe kéo... để phục vụ khách du lịch. Ngoài ra, các dịch vụ ăn uống cũng thu hút một lƣợng lớn lao động tham gia. Nhờ có du lịch, mà các dịch vụ ăn uống có điều kiện phát triển, nhiều gia đình mở quán ăn dịch vụ ăn uống. Các sản phẩm độc đáo địa phƣơng nhƣ Cá kho làng Vũ Đại, Chuối ngự Đại Hoàng, Bánh đa Nem làng Chều, hạt sen, long nhãn xã Nhân Đạo, rƣợu Hợp Lý, gạo nếp cái hoa vàng, gạo tám thơm… Để làm nên những sản phẩm du lịch nổi tiếng này ngoài cần số lƣợng lao động phổ thông phục vụ, còn cần đến những lao động có chuyên môn, những bàn tay và sự sáng tạo của các nghệ nhân, đầu bếp chuyên cần chăm chút cho từng món ăn, khẩu vị từng du khách.

Nhờ sự đóng góp từ du lịch mà đời sống kinh tế của ngƣời dân địa phƣơng đƣợc nâng cao. Từ năm 2001 – 2005 GDP bình quân đầu ngƣời của tỉnh Hà Nam chỉ đạt 5,14 triệu đồng, trong đó cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp đạt 41,3%, công nghiệp, xây dựng đạt 28,5%, dịch vụ đạt 30,5% (xem [55]). Từ năm 2005 khi có Luật du lịch, hoạt động phát triển du lịch của địa phƣơng đƣợc quan tâm và đầu tƣ hơn. Do đó từ 2005 đến nay, kinh tế - xã hội của Hà Nam đã có những bƣớc tiến vƣợt bậc và đạt đƣợc những thành tựu quan trọng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị, nông thôn đƣợc đầu tƣ phát triển; đời sống nhân dân đƣợc cải thiện, bộ mặt đô thị và nông thôn có nhiều khởi sắc. Tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4%/năm, công nghiệp và xây dựng tăng 23,4%/năm và các ngành dịch vụ tăng 18,6%/năm. Nhiều dự án đã đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho gần 20 nghìn lao động, nộp ngân sách Nhà nƣớc gần 300 tỷ đồng/năm (xem [53]). Từ năm 2012 tỉnh xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, đặc biệt từ đầu năm 2015 sau khi đền Trần Thƣơng chính thức đón nhận bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt thì tình hình phát triển du lịch của tỉnh có nhiều khởi sắc, qua đó góp phần vào thúc

đẩy tăng trƣởng kinh tế của địa phƣơng. Năm 2012 GDP bình quân đầu ngƣời đạt 26,102 triệu đồng, sang đến năm 2013 đạt 30,2 triệu đồng tăng (xem [59]), năm 2015, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm GDP bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 18,9 triệu đồng (xem [24]). Về mức đóng góp, tổng mức hàng hoá bán lẻ và dịch vụ của tỉnh năm 2012 đạt 10.708,96 tỷ đồng, năm 2013 đạt 12.186,8 tỷ (xem [59]), năm 2015 đạt 6.735 tỷ đồng (xem [24]).

Khách du lịch đến đền Trần Thƣơng đặc biệt trong những dịp lễ hội rất đông, nên các nhà hàng, quán ăn cần một số lƣợng lớn nhân viên phục vụ, điều đó góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phƣơng. Ngoài ra, còn các dịch vụ vui chơi giải trí cũng góp phần tạo ra việc làm, thu hút số lƣợng lớn nhân lực phục vụ. Khảo sát ngƣời dân địa phƣơng về lợi ích của hoạt động du lịch đền Trần Thƣơng mang lại cho ngƣời dân thì ngoài lợi ích nâng cao đời sống văn hóa thì có hơn 50% ngƣời dân cho biết du lịch đã tao công ăn việc làm, mang lại nguồn thu nhập cho các hộ dân tại địa phƣơng.

Bảng 3.9. Lợi ích của hoạt động du lịch tại đền Trần Thƣơng đối với ngƣời dân địa phƣơng dân địa phƣơng

Lợi ích Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)

Tạo công ăn việc làm 28 56.0

Mang lại nguồn thu nhập 28 56.0

Nâng cao đời sống văn hóa 31 62.0

Không mang lợi ích gì 0 0.0

(Nguồn: Nghiên cứu của luận văn) Cụ thể, trong khảo sát điều tra 50 ngƣời dân địa phƣơng thì có 8 ngƣời (16%) làm nghề vận chuyển, vận tải; 22 ngƣời (44%) bán hàng lƣu niệm; 13 ngƣời (26%) kinh doanh các dịch vụ lƣu trú, nhà hàng phục vụ khách du lịch tại đền Trần Thƣơng.

Bảng 3.10. Đóng góp của ngƣời dân địa phƣơng với các hoạt động du lịch tại đền Trần Thƣơng Đóng góp Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Làm hƣớng dẫn viên 0 0.0 Vận chuyển, vận tải 8 16.0 Bán hàng lƣu niệm 22 44.0 Các dịch vụ lƣu trú, nhà hàng 13 26.0

Đầu tƣ, xây dựng các tour du lịch 0 0.0

Không tham gia gì 7 14.0

Tổng 50 100.0

Nhƣ vậy phát triển du lịch tại đền Trần Thƣơng đã giải quyết một số lƣợng việc làm cho ngƣời lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp của địa phƣơng, qua đó mang lại nguồn thu nhập, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ngƣời dân địa phƣơng.

- Về mặt văn hóa xã hội

Trong những năm qua địa phƣơng đã thực hiện nhiều giải pháp để bảo tồn những giá trị văn hóa của đền Trần Thƣơng, khai thác một cách hiệu quả để trở thành những giá trị phát triển du lịch. Qua khảo sát về tác động của du lịch đến phát triển văn hóa tại đền Trần Thƣơng cho thấy: Đối với ngƣời dân địa phƣơng thì đa số cho rằng các hoạt động du lịch góp phần bảo tồn, phát huy rất tốt văn hóa của địa phƣơng; một số khách cho rằng du lịch có đóng góp phần nào vào bảo tồn và phát huy văn hóa địa phƣơng, tuy nhiên cũng có một số rất ít cho rằng chính hoạt động du lịch đang làm suy thoái truyền thống văn hóa của địa phƣơng. Trong khi đó các nhà quản lý cũng nhƣ các nhà kinh doanh du lịch nhận định rằng du lịch đang góp phần bảo tồn, phát huy rất tốt văn hóa của địa phƣơng.

Bảng 3.11.Đánh giá tác động của du lịch đến phát triển văn hóa tại đền TrầnThƣơng

Đánh giá

Ngƣời dân địa

phƣơng doanh du lịch Nhà kinh Cơ quan quản lý Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Góp phần bảo tồn, phát huy rất

tốt văn hóa của địa phƣơng 32 64.0 25 100.0 25 100.0 Đóng góp phần nào vào

bảotồn, phát huy văn hóa địa

phƣơng 16 32.0 0 0.0 0 0.0

Không có tác động gì 0 0.0 0 0.0 0 0.0

Làm suy thoái truyền thống

văn hóa của địa phƣơng 2 4.0 0 0.0 0 0.0

Ý kiến khác 0 0.0 0 0.0 0 0.0

Tổng 50 100.0 25 100.0 25 100.0

(Nguồn: Nghiên cứu của luận văn) Thực tế để tăng sức hấp dẫn, thu hút đƣợc nhiều khách du lịch hơn nữa, địa phƣơng đã có nhiều chiến lƣợc, quy hoạch để tôn tạo các giá trị văn hóa của đền Trần Thƣơng với tính chất là trung tâm lễ hội và điểm tham quan du lịch văn hóa lịch sử, tâm linh, sinh thái. Du lịch văn hóa tâm linh tại đền Trần Thƣơng đƣợc gắn với hệ sinh thái đồng bằng

chiêm trũng. Đồng thời, ngoài sức hút tâm linh của Đền Trần Thƣơng đang đƣợc đầu tƣ toàn diện ở quy mô lớn thì khu tƣởng niệm nhà văn Liệt sỹ Nam Cao - với các giá trị sinh thái nông thôn điển hình của “làng Vũ Đại ngày ấy” và các nhân vật văn học nổi tiếng. Đây sẽ là điều kiện hết sức thuận lợi để khu di tích Lịch sử - Văn hóa tâm linh đền Trần Thƣơng phát huy tốt các giá trị, trở thành điểm du lịch tâm linh, tín ngƣỡng quan trọng của tỉnh Hà Nam, là điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nƣớc. Nhƣ vậy có thể thấy việc phát triển du lịch đang tạo ra những đóng góp lớn nhằm góp phần củng cố, bảo vệ môi trƣờng văn hóa tại đền Trần Thƣơng.

Tuy nhiên mặt khác, du lịch cũng tạo ra những thách thức đối với tình hình văn hóa, xã hội của địa phƣơng. Lƣợng khách du lịch ngày càng đông, họ đến từ các vùng miền khác nhau, đặc biệt trong các dịp lễ hội lƣợng ngƣời đổ về đền Trần Thƣơng kín mít, gây ra tình trạng mất an ninh trật tự, chen lấn xô đẩy để lấy lƣơng đức thánh Trần vẫn diễn ra. Ngoài ra nhiều ngƣời lợi dụng để biến những tín ngƣỡng thờ cúng thiêng liêng thành cơ hội kiếm lợi, thực hiện nuôn thần, bán thánh. Những điều đó đã tác động xấu tới di tích, ảnh hƣởng tới phong cách sinh hoạt và nét văn hóa của ngƣời dân nơi đây.

- Ảnh hưởng đến trật tự, an ninh, xã hội tại khu vực

Hàng năm, đặc biệt vào các dịp lễ hội nhƣ lễ phát lƣơng đền Trần Thƣơng khách du lịch đến tham gia lễ hội rất đông. Hàng ngàn ngƣời kéo đến, thậm chí chen lấn, xô đẩy để mong nhận đƣợc túi lƣơng, bất chấp sự bảo vệ nghiêm ngặt của lực lƣợng an ninh. Lƣợng ngƣời dồn về quá lớn nên cảnh chen lấn xô đẩy đã diễn ra phức tạp, nhiều tình trạng nhân cơ hội đã trộm, cƣớp tài sản của khách đến lễ hội, do đó vấn đề an ninh, trật tự tại khu vực là điều địa phƣơng cần phải giải quyết để đảm bảo an toàn cho khách du lịch. Vì thế khi khảo sát đánh giá của khách du lịch khi đến tham quan đền Trần Thƣơng thì có 22% du khách thấy hài lòng với vấn đề an ninh, 46% thấy bình thƣờng, và có 32% cảm thấy không hài lòng với vấn đề an ninh trật tự tại đây. Một số khách du lịch không hài lòng với vấn đề chen lấn, xô đẩy trong những dịp lễ hội, ngoài ra không hài lòng với tình trạng chèn ép khách, nâng giá của các dịch vụ ăn uống, bán hàng quanh khu du lịch.

Bảng 3.12. Đánh giá của ngƣời dân địa phƣơng và cơ quan quản lý về tác động của hoạt động du lịch đến an ninh, trật tự của đền Trần Thƣơng

Đánh giá Số lƣợng (ngƣời) Ngƣời dân địa phƣơng Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Cơ quan quản lý Tỷ lệ (%)

Rất tốt 0 0.0 0 0.0 Tƣơng đối tốt 17 34.0 9 36.0 Tốt 8 16.0 5 20.0 Bình thƣờng 18 36.0 6 24.0 Không tốt 7 14.0 5 2.0 Tổng 50 100.0 25 100.0

(Nguồn: Nghiên cứu của luận văn) Còn đối với các nhà quản lý và ngƣời dân địa phƣơng khi đƣợc hỏi về vấn tác động của các hoạt động du lịch đến tình hình an ninh trật tự của địa phƣơng thì có 34% ngƣời dân cho rằng hoạt động du lịch tác động tƣơng đối tốt đến vấn đề an ninh, trật tự; 16% cho rằng có tác động tốt, 36% cho là bình thƣờng và có 14% ngƣời dân cho rằng hoạt động du lịch đang ảnh hƣởng không tốt đến vấn đề an ninh của địa phƣơng. Trong khi đó có 36% cán bộ quản lý đánh giá hoạt động du lịch có tác động tƣơng đối tốt, 20% cho rằng có tác động tốt, 24% cho là bình thƣờng và vẫn có 20% cán bộ đánh giá có tác động không tốt. Nhƣ vậy có thể thấy vấn đề an ninh, trật tự của địa phƣơng vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết để đáp ứng nhu cầu về an toàn của du khách khi đến đền Trần Thƣơng.

Trƣớc vấn đề an ninh, trật tự có nhiều bất cập, để đảm bảo an ninh trật tự, giải tỏa bớt lƣợng ngƣời tham gia lễ hội, trong những năm qua địa phƣơng đã phân bố các lực lƣợng chức năng tại các ngả vào khu vực đền chính, đồng thời ban tổ chức lễ hội đã bố trí các điểm chốt trực tại các trục đƣờng quanh khu vực đền, đảm bảo giao thông thông suốt,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu giải pháp phát triển du lịch bền vững ở di tích cấp quốc gia đặc biệt đền Trần Thương, Hà Nam (Trang 74 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)