Nguồn cung cấp thông tin đền TrầnThƣơng đối với khách du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu giải pháp phát triển du lịch bền vững ở di tích cấp quốc gia đặc biệt đền Trần Thương, Hà Nam (Trang 72)

Nguồn cung cấp thông tin Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)

Internet 36 72 Radio 3 6 Tivi 32 64 Báo chí, tạp chí 14 28 Đại lý, công ty du lịch 9 18 Bạn bè, ngƣời thân 45 90 Sách hƣớng dẫn 3 6 Tờ rơi 2 4

(Nguồn: Nghiên cứu của luận văn) Theo thống kê khảo sát ý kiến của khách du lịch về phƣơng tiện cung cấp các thông tin về đền Trần Thƣơng thì đa số với 90% du khách biết đến qua bạn bè, 72% qua internet, 64% qua tivi, 28% qua tạp chí, báo chí.18% qua các công ty du lịch, 6% qua sách hƣớng dẫn và radio, và 4% qua hội chợ du lịch và qua tờ rơi. Nhƣ vậy có thể thấy đƣợc địa phƣơng đã đầu tƣ xúc tiến, quảng bá đền Trần Thƣơng đến với du khách qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng - là một trong những phƣơng tiện tiếp cận nhanh và rộng đến cộng đồng. Tuy nhiên bên cạnh đó nhiều phƣơng thức, phƣơng tiện quảng bá nhƣ qua hội chợ du lịch hay qua các đại lý du lịch chƣa thực sự đƣợc đầu tƣ phát triển.

Đặc biệt để phát huy các giá trị văn hóa - lịch sử - tâm linh trong phát triển du lịch của đền Trần Thƣơng, địa phƣơng đã bƣớc đầu thực hiện xây dựng các sản phẩm du lịch đa dạng trong tổng thể gắn kết với các điểm du lịch khác của địa phƣơng. Dựa trên các hƣớng phát triển không gian chính của kinh tế - xã hội Hà Nam, tỉnh đã xác định, đền Trần Thƣơng nằm trên trục Đông - Tây: dọc theo đƣờng quốc lộ 21A, 21B cũng nhƣ khai thác các tuyến du lịch

sông Đáy, sông Châu, kết nối các điểm du lịch quan trọng Chùa Hƣơng, Tam Chúc, Khu du lịch Nam Cao, Đền Trần Nam Định... Tuy nhiên cho đến nay, việc khai thác phát triển du lịch tại đền Trần Thƣơng còn hạn chế, quy mô nhỏ, hoặc do đơn vị lữ hành du lịch nơi khác theo tour riêng về hoạt động ở đây. Đến nay địa phƣơng chƣa xây dựng đƣợc một tour du lịch hoàn chỉnh gắn kết đền Trần Thƣơng với các điểm du lịch khác của địa phƣơng, các công ty du lịch lữ hành mới chỉ đƣa đền Trần Thƣơng nhƣ một điểm du lịch riêng lẻ vào chƣơng trình du lịch của công ty. Chỉ có duy nhất một tour du lịch tâm linh kết nối giữa đền Trần Thƣơng và các điểm du lịch tâm linh khác do Công ty HTC Travel tổ chức. Nội dung tour bao gồm: Đến chùa Bà Đanh, sau đó tiếp tục hành trình đến với khu danh thắng Ngũ Động Thi Sơn - tham quan di tích lịch sử đền Trúc - nơi thờ anh hùng Lý Thƣờng Kiệt, thăm quan đền Trần Thƣơng, tham quan chùa Long Đọi. Tour du lịch khởi hành từ 6h tại Hà Nội sau đó đi Hà Nam, và 18h30 kết thúc chƣơng trình, đƣa khách về Hà Nội. Tour du lịch trọn gói với giá 390.000/khách.

Nhƣ vậy có thể thấy rằng du lịch tại đền Trần Thƣơng chƣa thực sự phát triển, chƣa đƣợc khai thác, đầu tƣ và gắn kết với các điểm du lịch khác của địa phƣơng để tạo nên những sản phẩm du lịch đa dạng và thực sự hấp dẫn khách du lịch.

e) Chuẩn bị nhân sự, tổ chức quản lý

Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nƣớc và công tác đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch ở huyện Lý Nhân những năm gần đây đang có sự nỗ lực. Bộ máy quản lý trực thuộc UBND huyện chỉ đạo trên lĩnh vực chuyên môn và tổ chức nhân sự ngành VH&TT của huyện. Cán bộ tuy kiêm nhiệm công tác nhƣng vẫn làm hết trách nhiệm về hƣớng dẫn, tổ chức thăm quan du lịch khi có yêu cầu. Hiện nay, UBND huyện đã cho tuyển từ 01 đến 02 cán bộ công chức văn hóa vừa đảm nhiệm việc của chuyên ngành, vừa là hƣớng dẫn viên du lịch. Riêng Di tích Quốc gia đặc biệt đền Trần Thƣơng, UBND huyện thành lập Ban Quản lý di tích từ năm 2012, bao gồm các thành viên của cơ quan chuyên môn của huyện nhƣ Phòng Nội vụ, Phòng VH&TT, Phòng Tài chính Kế hoạch, Phòng Công Thƣơng; phối hợp với UBND và đoàn thể chính trị của xã Nhân Đạo với tổng số 16 ngƣời trong BQL. Trƣởng ban Quản lý là lãnh đạo UBND xã Nhân Đạo; 03 phó Trƣởng ban quản lý gồm: 01 của cơ quan Phòng VH&TT huyện; 02 thành viên của chính quyền xã. Các thành viên trong ban đều có chức năng , nhiệm vụ riêng nhƣ: An

ninh, tài chính, văn hóa, Mặt trận Tổ quốc, khối ngƣời cao tuổi, đoàn thể, Thủ từ, Thủ nhang đền từ 03 - 05 ngƣời, hƣớng dẫn viên 01 ngƣời làm công tác du lịch (xem [57]).

Hình 3.6. Sơ đồ Ban quản lý tại đền Trần Thƣơng

(Nguồn: UBND Huyện Lý Nhân, [57].

Trong nhiều năm qua, Lý Nhân đã hoạt động phối hợp với các cơ quan chức năng về công tác trên lĩnh vực văn hóa, vừa phối hợp về du lịch với sở và Trung tâm xúc tiến việc làm của tỉnh để thực hiện hiệu quả công tác quản lý, tổ chức hoạt động du lịch tại đền Trần Thƣơng. Tuy nhiên thực tế trong đội ngũ cán bộ quản lý văn hoá, du lịch của huyện có rất ít cán bộ đƣợc đào tạo chuyên về ngành du lịch, do đó công tác quản lý, hay đề xuất các ý tƣởng, cũng nhƣ thực hiện các kế hoạch, quy hoạch phát triển du lịch còn lung túng, hạn chế. Đội ngũ cán bộ du lịch của huyện còn rất mỏng, ngoài một hƣớng dẫn viên du lịch thì chƣa có một cán bộ nào chuyên trách riêng về du lịch. Nguyên nhân là do du lịch tại địa phƣơng chƣa thực sự phát triển, các cấp ủy, chính quyền chƣa quan tâm đúng mức nên vai trò của cán bộ quản lý du lịch còn bị xem nhẹ.

3.1.2.3. Thực trạng hoạt động a) Kết quả kinh doanh a) Kết quả kinh doanh

- Lượng khách du lịch: Đền Trần Thƣơng là một trong những điểm du lịch về văn hóa - lịch sử - tâm linh rất có giá trị của Hà Nam nói riêng và của cả nƣớc nói chung.

Hàng năm đặc biệt vào những dịp lễ hội tại đền đƣợc tổ chức nhƣ lễ hội đầu năm, lễ hội phát lƣơng thì có hàng ngàn lƣợt khách từ mọi miền đất nƣớc cũng nhƣ khách du lịch quốc tế đến tham gia lễ hội tại đền Trần Thƣơng. Theo báo cáo thống kê của UBND huyện Lý Nhân về số lƣợng khách du lịch, các lễ hội, danh thắng tại huyện từ năm 2006 - 2016 thì có thể thấy lƣợng khách du lịch đến đền Trần Thƣơng đông hơn hẳn so với những điểm du lịch khác tại huyện Lý Nhân. Theo thống kê thì trung bình mỗi ngày có từ 80 - 100 khách du lịch đến thăm quan đền Trần Thƣơng. Đặc biệt trong các dịp lễ hội lƣợng khách kéo đến đền thăm quan rất đông, trong đó vào dịp lễ hội phát lƣơng ƣớc tính có khoảng 45.000 - 50.000 lƣợt ngƣời, trong dịp lễ tƣởng niệm có khoảng 5.000 - 5.500 lƣợt ngƣời, số lƣợng khách quốc tế chiếm 10%, ƣớc tính trung bình có khoảng 70.000 - 75.000 khách du lịch đến đền Trần Thƣơng mỗi năm (xem [57]).

Bảng 3.7. Bảng thống kê khách du lịch về các di tích và lễ hội, các danh thắngcủa huyện Lý Nhân

(Nguồn: UBND huyện Lý Nhân, 2016). Trong đó, theo khảo sát 50 khách du lịch đến tham quan đền Trần Thƣơng thì có 16% du khách đến lần đầu, 32% lần thứ hai và có đến 52% du khách đến đền Trần Thƣơng hơn hai lần.

TT Di tích Số khách (hằng ngày) Số khách Tổng khách (B/q lƣợt ngƣời /năm) Lễ hội P.lƣơng Lễ Tƣởng niệm (ngày Giỗ) Khách QT 1 Đền Trần Thƣơng 80 - 100 45 000 – 50 000 5000 - 5500 10% 70 000 - 75 000 2 Đền Bà Vũ 20 - 30 2500 - 3000 05% 10 000- 12 000 3 KhuTN Nam Cao 30 - 45 500-800 10% 5 500 – 6 000 4 Đình Đức Bản ngoại 10-15 500-600 02% 1 500 – 2 000

Bảng 3.8. Khảo sát mục đích của khách du lịch khi đến đền Trần Thƣơng

Mục đích Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)

Tham quan 19 38

Dự lễ hội 25 50

Trải nghiệm cuộc sống nông thôn 0 0.0

Trải nghiệm văn hóa địa phƣơng 4 8.0

Mục đích khác 2 4.0

Tổng 50 100.0

(Nguồn: Nghiên cứu của luận văn) Khảo sát mục tiêu của khách du lịch khi đến đền Trần Thƣơng cho thấy 50% số khách du lịch đƣợc hỏi đều đến đền Trần Thƣơng để dự lễ hội, 38% đến để thăm quan, chỉ có 8% là muốn đƣợc trải nghiệm văn hóa địa phƣơng, và 4% với mục đích khác.

Qua các số liệu thống kê cũng nhƣ qua khảo sát khách du lịch khi đến đền Trần Thƣơng đã cho ta thấy đƣợc những giá trị về lịch sử - văn hóa - tâm linh chính là sức hút, hấp dẫn đối với du khách đến với đền Trần Thƣơng, vì thế hàng năm lƣợng khách đến đền Trần Thƣơng tham quan, cầu lễ ngày càng đông, tập trung chủ yếu vào dịp lễ hội.

- Doanh thu du lịch: Hoạt động du lịch huyện Lý Nhân từ khi có Luật du lịch năm 2005 đến nay, mới chỉ mang tính khởi đầu nhằm thu hút, quảng bá hoặc kêu gọi hảo tâm, thu công đức ở một số di tích và lễ hội chỉ đảm bảo phục vụ việc trùng tu tôn tạo. Một số cơ sở cung cấp hàng hóa, sản phẩm du lịch thì tự thu chi để đảm bảo tái sản xuất. Một số nhà nghỉ nhỏ lẻ có dịch vụ thuê phòng thì nộp thuế theo luật định. Tại đền Trần Thƣơng, trong những năm qua số lƣợng khách du lịch trong nƣớc cũng nhƣ tại địa phƣơng đến thăm quan ngày càng đông, tuy nhiên do chủ yếu là các hoạt động tự phát, nên doanh nghiệp chƣa có đƣợc lợi ích cụ thể, mặc dù đã mang lại một nguồn thu lớn cho di tích cũng nhƣ đóng góp vào kinh tế của địa phƣơng.Vì thế khi khảo sát các nhà kinh doanh du lịch về lợi ích của việc phát triển du lịch tại đền Trần Thƣơng mang lại cho doanh nghiệp thì tất cả các nhà kinh doanh đều cho rằng bên cạnh việc góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của doanh nghiệp, quảng bá thƣơng hiệu của doanh nghiệp thì hoạt động du lịch tại đền Trần Thƣơng còn mang lại nguồn doanh thu lớn cho địa phƣơng.

b) Đánh giá những ảnh hưởng của du lịch trên tiêu chí phát triển bền vững

Những hoạt động phát triển du lịch tại đền Trần Thƣơng thực tế cũng đã đem lại nguồn lợi lớn cho cộng đồng ngƣời dân tại đây. Du lịch đem đến công việc trực tiếp cho rất nhiều lao động, nhân dân địa phƣơng, nhƣ kinh doanh các dịch vụ lƣu trú nhƣ cho thuê nhà nghỉ, nhà trọ, nhƣ các công việc bảo vệ, nhân viên vệ sinh, những ngƣời tạo dáng cây cảnh, chăm sóc khuôn viên sân vƣờn, lực lƣợng an ninh... Bên cạnh đó, các dịch vụ lữ hành tạo ra việc làm cho rất nhiều ngƣời thông qua các công việc vận chuyển nhƣ lái taxi, các phƣơng tiện thô sơ có xích lô, xe ôm và xe kéo... để phục vụ khách du lịch. Ngoài ra, các dịch vụ ăn uống cũng thu hút một lƣợng lớn lao động tham gia. Nhờ có du lịch, mà các dịch vụ ăn uống có điều kiện phát triển, nhiều gia đình mở quán ăn dịch vụ ăn uống. Các sản phẩm độc đáo địa phƣơng nhƣ Cá kho làng Vũ Đại, Chuối ngự Đại Hoàng, Bánh đa Nem làng Chều, hạt sen, long nhãn xã Nhân Đạo, rƣợu Hợp Lý, gạo nếp cái hoa vàng, gạo tám thơm… Để làm nên những sản phẩm du lịch nổi tiếng này ngoài cần số lƣợng lao động phổ thông phục vụ, còn cần đến những lao động có chuyên môn, những bàn tay và sự sáng tạo của các nghệ nhân, đầu bếp chuyên cần chăm chút cho từng món ăn, khẩu vị từng du khách.

Nhờ sự đóng góp từ du lịch mà đời sống kinh tế của ngƣời dân địa phƣơng đƣợc nâng cao. Từ năm 2001 – 2005 GDP bình quân đầu ngƣời của tỉnh Hà Nam chỉ đạt 5,14 triệu đồng, trong đó cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp đạt 41,3%, công nghiệp, xây dựng đạt 28,5%, dịch vụ đạt 30,5% (xem [55]). Từ năm 2005 khi có Luật du lịch, hoạt động phát triển du lịch của địa phƣơng đƣợc quan tâm và đầu tƣ hơn. Do đó từ 2005 đến nay, kinh tế - xã hội của Hà Nam đã có những bƣớc tiến vƣợt bậc và đạt đƣợc những thành tựu quan trọng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị, nông thôn đƣợc đầu tƣ phát triển; đời sống nhân dân đƣợc cải thiện, bộ mặt đô thị và nông thôn có nhiều khởi sắc. Tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4%/năm, công nghiệp và xây dựng tăng 23,4%/năm và các ngành dịch vụ tăng 18,6%/năm. Nhiều dự án đã đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho gần 20 nghìn lao động, nộp ngân sách Nhà nƣớc gần 300 tỷ đồng/năm (xem [53]). Từ năm 2012 tỉnh xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, đặc biệt từ đầu năm 2015 sau khi đền Trần Thƣơng chính thức đón nhận bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt thì tình hình phát triển du lịch của tỉnh có nhiều khởi sắc, qua đó góp phần vào thúc

đẩy tăng trƣởng kinh tế của địa phƣơng. Năm 2012 GDP bình quân đầu ngƣời đạt 26,102 triệu đồng, sang đến năm 2013 đạt 30,2 triệu đồng tăng (xem [59]), năm 2015, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm GDP bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 18,9 triệu đồng (xem [24]). Về mức đóng góp, tổng mức hàng hoá bán lẻ và dịch vụ của tỉnh năm 2012 đạt 10.708,96 tỷ đồng, năm 2013 đạt 12.186,8 tỷ (xem [59]), năm 2015 đạt 6.735 tỷ đồng (xem [24]).

Khách du lịch đến đền Trần Thƣơng đặc biệt trong những dịp lễ hội rất đông, nên các nhà hàng, quán ăn cần một số lƣợng lớn nhân viên phục vụ, điều đó góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phƣơng. Ngoài ra, còn các dịch vụ vui chơi giải trí cũng góp phần tạo ra việc làm, thu hút số lƣợng lớn nhân lực phục vụ. Khảo sát ngƣời dân địa phƣơng về lợi ích của hoạt động du lịch đền Trần Thƣơng mang lại cho ngƣời dân thì ngoài lợi ích nâng cao đời sống văn hóa thì có hơn 50% ngƣời dân cho biết du lịch đã tao công ăn việc làm, mang lại nguồn thu nhập cho các hộ dân tại địa phƣơng.

Bảng 3.9. Lợi ích của hoạt động du lịch tại đền Trần Thƣơng đối với ngƣời dân địa phƣơng dân địa phƣơng

Lợi ích Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)

Tạo công ăn việc làm 28 56.0

Mang lại nguồn thu nhập 28 56.0

Nâng cao đời sống văn hóa 31 62.0

Không mang lợi ích gì 0 0.0

(Nguồn: Nghiên cứu của luận văn) Cụ thể, trong khảo sát điều tra 50 ngƣời dân địa phƣơng thì có 8 ngƣời (16%) làm nghề vận chuyển, vận tải; 22 ngƣời (44%) bán hàng lƣu niệm; 13 ngƣời (26%) kinh doanh các dịch vụ lƣu trú, nhà hàng phục vụ khách du lịch tại đền Trần Thƣơng.

Bảng 3.10. Đóng góp của ngƣời dân địa phƣơng với các hoạt động du lịch tại đền Trần Thƣơng Đóng góp Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Làm hƣớng dẫn viên 0 0.0 Vận chuyển, vận tải 8 16.0 Bán hàng lƣu niệm 22 44.0 Các dịch vụ lƣu trú, nhà hàng 13 26.0

Đầu tƣ, xây dựng các tour du lịch 0 0.0

Không tham gia gì 7 14.0

Tổng 50 100.0

Nhƣ vậy phát triển du lịch tại đền Trần Thƣơng đã giải quyết một số lƣợng việc làm cho ngƣời lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp của địa phƣơng, qua đó mang lại nguồn thu nhập, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ngƣời dân địa phƣơng.

- Về mặt văn hóa xã hội

Trong những năm qua địa phƣơng đã thực hiện nhiều giải pháp để bảo tồn những giá trị văn hóa của đền Trần Thƣơng, khai thác một cách hiệu quả để trở thành những giá trị phát triển du lịch. Qua khảo sát về tác động của du lịch đến phát triển văn hóa tại đền Trần Thƣơng cho thấy: Đối với ngƣời dân địa phƣơng thì đa số cho rằng các hoạt động du lịch góp phần bảo tồn, phát huy rất tốt văn hóa của địa phƣơng; một số khách cho rằng du lịch có đóng góp phần nào vào bảo tồn và phát huy văn hóa địa phƣơng, tuy nhiên cũng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu giải pháp phát triển du lịch bền vững ở di tích cấp quốc gia đặc biệt đền Trần Thương, Hà Nam (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)