Bảng 3.4. Khảo sát phƣơng tiện vận chuyển của khách du lịch khi đến đền Trần Thƣơng
Phƣơng tiện Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)
Xe máy 28 56.0
Ô tô 19 38.0
Khác 3 6.0
Tổng 50 100.0
(Nguồn: Nghiên cứu của luận văn) + Về hệ thống điện, nƣớc: Hệ thống cấp điện, cấp nƣớc của tỉnh Hà Nam, cũng nhƣ huyện Lý Nhân đã đƣợc xây dựng để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của ngƣời dân cũng nhƣ đảm bảo đáp ứng các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch.
Về hệ thống cấp điện, hiện nay, hệ thống điện cao thế của tỉnh Hà Nam vận hành với trạm biến áp 220 kV Kim Bảng ổn định; lƣới điện 110 kV, xây mới trạm biến áp Đồng Văn II, Thanh Nghị, Cầu Giát và vận hành tốt các trạm biến áp hiện có. Hệ thống điện trung thế tại các khu đô thị mới, các khu công nghiệp đƣợc thiết kế mạch vòng vận hành hở.
Về hệ thống cấp nƣớc, tỉnh đã nâng công suất các nhà máy nƣớc tại các huyện, dự kiến đến năm 2020 tổng công suất thiết kế các nhà máy nƣớc đạt khoảng 250.000 m3/ngày đêm (xem [56]). Tỉnh Hà Nam đã triển khai xây dựng đƣợc 8 dự án cấp nƣớc sạch tập trung, đạt 62% kế hoạch đề ra; sửa chữa, nâng cấp 4 công trình cấp nƣớc sạch tại thị trấn Vĩnh Trụ (huyện Lý Nhân). Đến nay, tỷ lệ dân nông thôn của Hà Nam đƣợc cung cấp nƣớc sạch đạt trên 70% (xem [10]).
Tại đền Trần Thƣơng, trong Kế hoạch điều chỉnh Quy hoạch đền Trần Thƣơng năm 2016, tỉnh Hà Nam đã điều chỉnh các hạng mục cấp nƣớc sinh hoạt, cấp điện trong sự kết nối phù hợp với hệ thống xung quanh khu vực.
+ Về hệ thống xử lý nƣớc thải, chất thải rắn:
Tại huyện Lý Nhân, Công ty Cổ phần môi trƣờng Ba An chịu trách nhiệm vận chuyển toàn bộ lƣợng rác thải sinh hoạt từ các bể thu gom tại các thôn, xóm trên địa bàn 23 xã của huyện Lý Nhân về Nhà máy xử lý rác thải của Công ty; trong đó bao gồm xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân.
Về hệ thống thoát nƣớc, đền Trần Thƣơng đã xây dựng hệ thống thoát nƣớc theo 2 hƣớng chia làm 2 lƣu vực, từ đƣờng trục chính phía Bắc và phía Đông thoát về phía hồ trƣớc cửa đền, từ đƣờng phía Nam thoát về Nam đầu nối vào tuyến cống hiện có D1000 trên đƣờng D1.
Nhìn chung hệ thống xử lý chất thải, chất rắn của huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam nói chung cũng nhƣ của đền Trần Thƣơng nói riêng bƣớc đầu đã đƣợc quan tâm, và xử lý đƣợc vấn đề nƣớc thải, rác thải trong sinh hoạt hay trong hoạt động du lịch. Tuy nhiên bên cạnh đó, công tác quản lý môi trƣờng còn bị buông lỏng, công tác quy hoạch, thu gom, xử lý rác thải rắn chƣa đƣợc thực hiện một cách đồng bộ, hiện mới chỉ thực hiện đƣợc ở công đoạn thu gom.
+ Về cơ sở lƣu trú: Hiện nay, Hà Nam có 71 cơ sở lƣu trú (01 khách sạn 3 sao, 02 khách sạn 2 sao, 11 khách sạn 1 sao, 57 nhà nghỉ) với gần 1.000 buồng và 12 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa. Ngày khách lƣu trú trung bình là 1,29 ngày. Còn tại khu vực gần đền Trần Thƣơng có rất ít cơ sở lƣu trú, mới chỉ có một số cơ sở lƣu trú theo hình thức nhà nghỉ tƣ nhân chứ chƣa có khách sạn hay các nhà nghỉ lớn (xem [52]).
Theo khảo sát đánh gía của khách du lịch về chất lƣợng nhà nghỉ, nhà hàng tại khu vực đền Trần Thƣơng thì có 18% cảm thấy hài lòng, 52% cảm thấy bình thƣờng và có đến 30% cảm thấy không hài lòng với chất lƣợng dịch vụ lƣu trú tại đây. Đây là một trong những vấn đề địa phƣơng cần quan tâm để nâng cao cơ sở hạ tầng nhằm để đáp ứng hơn nữa nhu cầu của khách du lịch.
+ Về doanh nghiệp lữ hành: Đền Trần Thƣơng là một điểm du lịch văn hóa - tâm linh rất có giá trị và thu hút đƣợc nhiều khách du lịch từ mọi miền đất nƣớc đến tham quan hàng năm, do đó đây cũng là một tiềm năng lớn để các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của địa phƣơng khai thác để phát triển các hoạt động du lịch của doanh nghiệp mình.
Bảng 3.5. Khảo sát sự tham gia của các doanh nghiệp vào hoạt động du lịch tại đền Trần Thƣơng
Tham gia hoạt động du
lịch tại đền Trần Thƣơng Số lƣợng (doanh nghiệp) Tỷ lệ (%)
Có 19 76.0
Không 6 24.0
Tổng 25 100.0
Theo khảo sát 25 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, huyện Lý Nhân có 19 doanh nghiệp (76%) tham gia vào các hoạt động phát triển du lịch tại đền Trần Thƣơng, 6 doanh nghiệp (24%) không tham gia. Tuy nhiên các doanh nghiệp lữ hành ở huyện Lý Nhân mới chỉ là nhỏ lẻ do tƣ nhân tổ chức xây dựng, chƣa có doanh nghiệp lữ hành theo quy mô lớn và dƣới sự quản lý của Nhà nƣớc. Một số doanh nhân nhận hợp đồng bán và phục vụ cho doanh nghiệp lữ hành nơi khác nhƣ Hà Nội, Nam Định, Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phƣơng về Cá kho làng Vũ Đại, Chuối ngự Đại Hoàng, Bánh đa Nem làng Chều, hạt sen, long nhãn xã Nhân Đạo, rƣợu Hợp Lý, gạo nếp cái hoa vàng, gạo tám thơm… Vì thế khi khảo sát 50 khách du lịch về hình thức tổ chức đến du lịch tại đền Trần Thƣơng thì có đến 100% khách đều trả lời đi theo hình thức tự tổ chức, không có khách du lịch nào trong khảo sát đi theo các tour do các doanh nghiệp lữ hành tổ chức.
+ Các cơ sở phục vụ ăn uống, nhà hàng, vui chơi giải trí: Các cơ sở phục vụ ăn uống trên địa bàn của huyện Lý Nhân nói chung cũng nhƣ xung quanh khu vực đền Trần Thƣơng nói riêng chỉ mang tính phục vụ ăn uống đơn thuần, nhận đặt tiệc tùng tại chỗ thu lợi nhuận nhƣ cơ sở Lan ChiMak, Tiến lộc Plara. Ngoài ra có một số quán bán hàng ăn uống bình dân hằng ngày, điểm tâm sáng và tối hoặc hàng ăn chỉ phục vụ trong các kỳ lễ hội. Các khu vui chơi giải trí trên địa bàn huyện Lý Nhân chủ yếu nằm ngay tại các trung tâm thị trấn, thị tứ với tính chất của doanh nghiệp làm nhà hàng kinh doanh buôn bán, kinh doanh phục vụ ăn uống... chƣa có điểm vui chơi giải trí mang tính chuyên biệt hay sinh thái nghỉ dƣỡng, cung văn hóa, khu công viên... ở gần khu đền Trần Thƣơng. Nguyên nhân là do hoạt động du lịch tại đây chƣa thực sự phát triển, hầu hết khách du lịch đến thăm quan đền Trần Thƣơng vào dịp đầu năm, và các dịp lễ hội để cầu tài, cầu lộc, còn lại những đoàn khách đến đền Trần Thƣơng vào những dịp khác rất thƣa thớt, chủ yếu là các đoàn học sinh, sinh viên đến thăm quan và học hỏi về những giá trị văn hoá - lịch sử của dân tộc. Vì du lịch chƣa thực sự phát triển nên những ngƣời dân nơi đây chƣa đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Địa phƣơng chƣa có nhà nghỉ, nhà hàng tại chỗ, lại là vùng chiêm trũng, xa chợ, khách thƣờng đi theo đoàn đã có nhà xe bao ăn uống và dịch vụ khác, khách đi lẻ không có nhu cầu ăn uống tại chỗ hoặc lễ xong thụ lộc... nên các cơ sở phục vụ ăn uống chƣa thật sự đƣợc đầu tƣ, phát triển, chƣa khai thác, do đó chƣa thực sự hấp dẫn đối với khách du lịch.
Về các sản phẩm lƣu niệm thì tại khu vực đền Trần Thƣơng cũng nhƣ một số điểm du lịch văn hóa khác của Hà Nam vẫn còn khá hạn chế. Mặc dù một số sản phẩm thủ công truyền thống nhƣ các sản phẩm dệt, may hay thêu đan đã đƣợc bày bán nhƣng mẫu mã chƣa đa dạng, chƣa thực sự thu hút đƣợc du khách, không kể trong đó có rất nhiều hàng lƣu niệm có nguồn gốc từ Trung Quốc đƣợc bày bán tại đây. Tuy nhiên về các sản vật địa phƣơng thì Hà Nam lại nổi tiếng với rất nhiều đặc sản dân giã của địa phƣơng, nhiều sản phẩm đã đƣợc bày bán tại các cửa hàng, quầy hàng gần khu vực đền Trần Thƣơng, và đƣợc nhiều khách du lịch ƣa chuộng nhƣ Chuối ngự Đại Hoàng, Bánh đa Nem làng Chều, hạt sen, long nhãn xã Nhân Đạo… Ngoài ra còn có các sản phẩm của Nam Định cũng đƣợc bày bán tại đền Trần Thƣơng nhƣ bánh gai, bánh nhãn, kẹo sừu châu… Đây là những sản phẩm thƣờng đƣợc khách du lịch chọn mua làm quà khi đến đền Trần Thƣơng cũng nhƣ một số điểm du lịch của địa phƣơng.
Khảo sát khách du lịch về các dịch vụ ăn uống, hệ thống sản vật, hàng lƣu niệm của địa phƣơng thì chỉ có 14% khách du lịch thấy hài lòng, 58% thấy bình thƣờng, và có đến 28% khách du lịch chƣa thực sự hài lòng. Nhƣ vậy cho thấy địa phƣơng chƣa thực sự quan tâm đến vấn đề phát triển các mặt hàng lƣu niệm mang đặc trƣng riêng của địa phƣơng, chƣa đa dạng hóa, nâng cao chất lƣợng, mẫu mã để thu hút khách du lịch trong khi đó các mặt hàng này đƣợc coi là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch, tạo tính đặc trƣng cho điểm du lịch, đồng thời cũng mang lại nguồn thu nhập rất lớn từ việc kinh doanh, buôn bán các sản phẩm lƣu niệm và sản vật của địa phƣơng.
c) Đầu tư cho công tác bảo tồn, tôn tạo, phục dựng các giá trị di tích đền Trần Thương
Qua các triều đại phong kiến, công trình đã đƣợc tu sửa và tôn tạo nhiều lần. Căn cứ vào những chữ Hán khắc trên cây nóc của toà tiền đƣờng thì đền Trần Thƣơng đƣợc trùng tu lại lần cuối vào niên hiệu vua Thành Thái thứ năm (1893). Do điều kiện thiên nhiên, đặc biệt là ảnh hƣởng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đền Trần Thƣơng có thời kỳ đã bị hƣ hỏng, xuống cấp. Năm 2009, đƣợc sự quan tâm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Nam và các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện Lý Nhân, đặc biệt là sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã Nhân Đạo cùng lòng hảo tâm của quý khách thập phƣơng, những ngƣời con xa quê hƣơng
đã tiến hành tu sửa làm cho đền Trần Thƣơng trở thành khu di tích quy mô, bề thế, vẫn bảo lƣu đƣợc đƣờng nét, phong cách nghệ thuật cổ truyền của dân tộc. Đền Trần Thƣơng đã đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ tu bổ, tôn tạo toàn bộ kiến trúc chính: Cung Đệ nhất, Đệ nhị, Đệ tam, hai giải vũ, giếng, đƣờng vào đền và nghi môn với nguồn vốn trên 16 tỷ đồng. Đồng thời đầu tƣ cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng, làm đƣờng giao thông mới vào di tích.
Với hạt nhân là trung tâm văn hóa tâm linh; nhằm mục đích bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử và công trình kiến trúc cổ, quy hoạch đã xác định nhiệm vụ cụ thể: Hoàn thiện tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa: Đền Trần Thƣơng, đình Tróc, chùa Ri, đền Khu Hoàng; xây dựng chùa Đại Giác Thiền Tự; Xây dựng khu trung tâm lễ hội; Xây dựng khu du lịch sinh thái đặc trƣng vùng chiêm trũng; Xây dựng khu tổ chức các trò chơi dân gian phục vụ hội, kết hợp với khu thể thao của khu du lịch sinh thái; Xây dựng khu dịch vụ thƣơng mại hai bên trục đƣờng 491 vào tới sân lễ hội; Mở đƣờng nối sân lễ hội qua phía Nam khu du lịch sinh thái tới Khu Hoàng.. Ban quản lý di tích đã phối kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phƣơng, các ban, ngành trong tỉnh làm tốt công tác quản lý các hoạt động ở di tích. Hiện tại, di tích Đền Trần Thƣơng đang đƣợc bảo vệ và phát huy tốt giá trị di tích, là điểm đến của đông đảo du khách và nhân dân gần xa.
Tuy nhiên trong thực tiễn thực hành việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền Trần Thƣơng thƣờng tập trung nguồn lực cho việc tu bổ, tôn tạo, phần “vỏ” vật chất/không gian kiến trúc của các khu di tích là chủ yếu. Trong lĩnh vực hoạt động phát huy giá trị văn hóa và đạo đức của tín ngƣỡng thờ Đức Thánh Trần, địa phƣơng đã lƣu tâm quá mức tới mặt hoạt động tổ chức mà ít chú ý tới việc nêu cao các giá trị tâm linh của ngôi đền. Ngay cả các phƣơng tiện thông tin đại chúng khi đƣa tin về các hoạt động diễn ra tại di tích chỉ phản ánh một chiều những mặt sai lệch trong nghi thức lễ hội mà coi nhẹ việc quảng bá giá trị phi vật thể hàm chứa trong di sản cũng nhƣ biểu dƣơng mặt tích cực đang đƣợc thực hiện.
d) Công tác xúc tiến thị trường, xây dựng sản phẩm
Công tác tổ chức và quản lý hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch tại đền Trần Thƣơng nói riêng và các điểm du lịch của tỉnh Hà Nam nói chung đã đƣợc quan tâm, trong đó chủ yếu thực hiện trên phƣơng diện quảng bá về hình ảnh, khung cảnh cho các lễ hội, cho các sản phẩm đặc sản hàng hóa phục vụ công tác du lịch.
Bên cạnh đó, UBND huyện Lý Nhân cũng đã chỉ đạo cho các Phòng , ban trƣợc thuộc, Phòng VH&TT huyện tăng cƣờng tổ chức và quản lý hoạt động quảng bá của các đơn vị bạn trong tỉnh, trong nƣớc về Lý Nhân quay phim, chụp ảnh làm phóng sự, làm tin bài, phóng sự ảnh cũng nhƣ quản lý các hình thức mẫu mã sản phẩm du lịch tại đền Trần Thƣơng. UBND huyện Lý Nhân cũng phối hợp với Trung tâm xúc tiến việc làm và du lịch của tỉnh trên lĩnh vực quảng bá du lịch tại đền Trần Thƣơng trong các lễ hội, hội chợ tại huyện và tỉnh. Đồng thời, UBND huyện cũng đã phối hợp với các đơn vị hay doanh nghiệp hoạt động lữ hành các tỉnh trong cả nƣớc để đƣa khách về Lý Nhân để khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu, nhất là đền Trần Thƣơng cũng nhƣ các điểm du lịch khác.
Bảng 3.6. Nguồn cung cấp thông tin đền Trần Thƣơng đối với khách du lịch Nguồn cung cấp thông tin Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Nguồn cung cấp thông tin Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)
Internet 36 72 Radio 3 6 Tivi 32 64 Báo chí, tạp chí 14 28 Đại lý, công ty du lịch 9 18 Bạn bè, ngƣời thân 45 90 Sách hƣớng dẫn 3 6 Tờ rơi 2 4
(Nguồn: Nghiên cứu của luận văn) Theo thống kê khảo sát ý kiến của khách du lịch về phƣơng tiện cung cấp các thông tin về đền Trần Thƣơng thì đa số với 90% du khách biết đến qua bạn bè, 72% qua internet, 64% qua tivi, 28% qua tạp chí, báo chí.18% qua các công ty du lịch, 6% qua sách hƣớng dẫn và radio, và 4% qua hội chợ du lịch và qua tờ rơi. Nhƣ vậy có thể thấy đƣợc địa phƣơng đã đầu tƣ xúc tiến, quảng bá đền Trần Thƣơng đến với du khách qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng - là một trong những phƣơng tiện tiếp cận nhanh và rộng đến cộng đồng. Tuy nhiên bên cạnh đó nhiều phƣơng thức, phƣơng tiện quảng bá nhƣ qua hội chợ du lịch hay qua các đại lý du lịch chƣa thực sự đƣợc đầu tƣ phát triển.
Đặc biệt để phát huy các giá trị văn hóa - lịch sử - tâm linh trong phát triển du lịch của đền Trần Thƣơng, địa phƣơng đã bƣớc đầu thực hiện xây dựng các sản phẩm du lịch đa dạng trong tổng thể gắn kết với các điểm du lịch khác của địa phƣơng. Dựa trên các hƣớng phát triển không gian chính của kinh tế - xã hội Hà Nam, tỉnh đã xác định, đền Trần Thƣơng nằm trên trục Đông - Tây: dọc theo đƣờng quốc lộ 21A, 21B cũng nhƣ khai thác các tuyến du lịch
sông Đáy, sông Châu, kết nối các điểm du lịch quan trọng Chùa Hƣơng, Tam Chúc, Khu du lịch Nam Cao, Đền Trần Nam Định... Tuy nhiên cho đến nay, việc khai thác phát triển du lịch tại đền Trần Thƣơng còn hạn chế, quy mô nhỏ, hoặc do đơn vị lữ hành du lịch nơi khác theo tour riêng về hoạt động ở đây. Đến nay địa phƣơng chƣa xây dựng đƣợc một tour du lịch hoàn chỉnh gắn kết đền Trần Thƣơng với các điểm du lịch khác của địa phƣơng, các công ty du lịch lữ hành